Nghiên cứu ứng dụng VEP trong nhược thị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm các sóng của điện thế kích thích thị giác ở trẻ em bình thường và trẻ nhược thị (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Ứng dụng ghi điện thế kích thích thị giác trong nhược thị

1.3.3. Nghiên cứu ứng dụng VEP trong nhược thị

Trên thế giới đã có rất nhiều các tác giả ứng dụng kỹ thuật ghi VEP trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh nhược thị.

Năm 2011, nghiên cứu của J Heravian và cộng sự sử dụng ghi điện thế kích thích thị giác bằng phương pháp PVEP nghiên cứu trên 3 nhóm trẻ: nhóm trẻ bình thường, nhóm trẻ nhược thị do lác và nhóm trẻ nhược thị do tật khúc xạ cho thấy, thời gian tiềm tàng và điện thế liên đỉnh của nhóm trẻ bình thường tương ứng là 99,9 ± 3,2 ms và 18,6 ± 7,1 µV. Thời gian tiềm tàng kéo dài ở cả hai nhóm nhóm trẻ nhược thị do lác và nhóm trẻ nhược thị do tật khúc xạ. Tuy nhiên, biên độ điện thế chỉ giảm ở nhóm trẻ nhược thị do tật khúc xạ [24].

Năm 2011, nghiên cứu của Chang bing, Fang Hou và cộng sự cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về thời gian tiềm tàng và biên độ các sóng trong VEP giữa hai mắt trong nhóm bệnh nhân bị tật khúc xạ [64].

Năm 1998, Minzhong Yu và cộng sự nghiên cứu ứng dụng ghi Multifocal VEP trên hai nhóm bệnh nhân nhược thị do tật triết quang khơng đều và nhược thị cơ năng cho thấy: Thời gian tiềm tàng kéo dài và biên độ điện thế giảm ở vùng trung tâm của nhóm trẻ có chiết quang khơng đều. Và

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự kéo dài thời gian tiềm tàng và sự giảm biên độ của hai nhóm nghiên cứu [51].

Năm 1995, Zuzana và cộng sự ứng dụng VEP với các cách kích thích khác nhau, nghiên cứu trên 37 trẻ nhược thị (20 trẻ nhược thị do tật khúc xạ, 7 trẻ nhược thị do lác và 10 trẻ nhược thị do phối hợp cả hai nguyên nhân trên) kết quả cho thấy: Thời gian tiềm tàng của mắt không nhược thị là: 105,5 ± 5,4 ms, thời gian tiềm tàngcủa mắt nhược thị là: 117,7 ± 8,8 ms [65].

Năm 2011, Xiang – Yun Liu và cộng sự nghiên cứu ứng dụng VEP trên bệnh nhân nhược thị đang trong thời gian dùng thuốc giảm đau. Kết quả cho thấy có sự biến đổi kết quả VEP trước và sau dùng thuốc [42].

Tại Việt Nam, chúng tơi chưa thấy có nghiên cứu nào về ứng dụng VEP trong chẩn đốn bệnh nhược thị. Vì vậy việc xác định các chỉ số VEP và đánh giá sự thay đổi VEP trên bệnh nhân nhược thị theo nguyên nhân tổn thương là rất quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm các sóng của điện thế kích thích thị giác ở trẻ em bình thường và trẻ nhược thị (Trang 41 - 43)