Mục tiêu giải quyết việc làm của huyện năm 2005

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm ở huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh (Trang 27 - 35)

Thực hiện chương trình giải quyết việc làm là yêu cầu cấp bách để giải

quyết các vấn đề kinh tế xã hội, cũng là chủ trương Chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước với mục tiêu”Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm nhằm nâng cao mọi mặt đời sống và tinh thần cho nhân dân tạo điệu kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ người nghèo sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Năm 2005, chỉ tiêu giải quyết việc làm của huyện Hòa Thành là phấn đấu tạo việc làm mới ổn định cho 2000 lao động, kéo giảm hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung Ương còn dưới 0,7%.

Để đạt được chỉ tiêu này thì phải thực hiện đồng bộ các chỉ tiêu xã hội khác:

+ Hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện + Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% trở lên

+ Hoàn thành công tác chuẩn quốc gia về y tế cơ sở trên địa bàn huyện + Tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng còn dưới 22%

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn dưới 1,18%

Và thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng để giải quyết việc làm.

II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN HÒA THÀNH:

1:Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội tạo việc làm mới. Giải quyết việc làm là một vấn đề xã hội chịu sự chi phối của nhiều nhân tố và giải quyết việc làm chỉ có thể đạt được hiệu quả bền vững phải dựa vào tình hình phát triển kinh tế xã hội cụ thể.

Đây là giải pháp quan trọng nhất, quyết định việc tăng hay giảm chế độ làm việc đối với người lao động.Do vậy, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, để đẩy mạnh kinh tế phát triển mạnh hơn Huyện phải biết khai thác hợp lý tiềm năng của mình đồng

thời phát huy nội lựcvà tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài.Vấn đề đặt ra là quy hoạch phát triển của Huyện phải đặt trong sự phát triển chung của toàn tỉnh và các huyện lân cận.

 Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kinh tế hộ gia đình sẽ là nơi thu hút nhiều lao động,tạo việc làm mới nhiều nhất cho xã hội, do đó cần phải chú trọng đến kinh tế hộ, tạo điều kiện cho hình thành, phát triển kinh tế hộ gia đình với mọi hình thức và quy mô.

Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp,hình thành vườn cây ăn trái có giá trị xuất khẩu.Đối với những người dân sống ở nông thôn nhưng không có đất sản xuất hoặc ít đất thì phải có chính sách hỗ trợ về vốn để tạo việc làm.

 Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên phát triển những

ngành có tiềm năng và thế mạnh tại Huyện, nhất là công nghiệp chế biến như cây mía,mì…,những ngành sử dụng nhiều lao động và sản xuất hàng xuất khẩu.

 Mặc khác, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời khai thác hiệu quả nguồn vốn trong dân và kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư liên kết xây dựng cơ sở chế biến các loại hàng nông sản, thực phẩm nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm,tăng năng suất và giải quyết thêm việc làm cho người lao động.

 Thương mại- Dịch vụ ở huyện Hòa Thành trong những năm gần đây

đã phát triển mạnh đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong đó trung tâm thương mại Long Hoa là trung tâm thương mại thị xã Tây Ninh- Hòa Thành, là đầu mối các trung tâm thương mại huyện.Đây là trung tâm vừa bán lẻ, vừa thu hút, phân phối nguồn hàng hóa trong và ngoài Tỉnh.

Bên cạnh đó cần khuyến khích và tạo điệu kiện phát triển mạng lưới dịch vụ từ thu mua sản phẩm đến phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

Trong năm qua, công tác cho vay vốn từ nguồn vốn Quốc gia hỗ trợ việc làm và các nguồn vốn khác do các hội, đoàn thể đóng góp đã thực hiện tốt,góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, cần đẩy mạnh cho vay vốn đối với các dự án chăn nuôi, phát triển kinh tế trang trại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, các loại hình dịch vụ nhỏ để góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn và các cơ sở sử dụng lao động vay vốn để duy trì việc làm ổn định cho người lao động, nhất là cơ sở sử dụng nhiều lao động nữ.

Các cơ quan có thẩm quyền,các Hội có trách nhiệm bảo lãnh cho các cá nhân,cơ sở được vay vổn giải quyết việc làm.Đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các đối tượng vay vốn, tránh trường hợp vay vốn rồi không thực hiện theo đúng dự án đề ra dẫn tới không có khả năng thanh toán vốn vay.

Bên cạnh nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Huyện, cần thành lập ở mỗi xã một Qũy giải quyết việc làm.Nguồn vốn này có được do một phần ngân sách của Huyện phân bổ và mỗi xã cần có biện pháp tự tạo vốn bằng cách huy động sự đóng góp của cá nhân, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài,…và mỗi xã cần phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân có năng lực nắm giữ để tiến hành cho người dân vay vốn tự tạo việc làm theo hình thức xoay vòng.

Đồng thời để đảm bảo hiểu quả và công bằng trong vay vốn, cần tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy trình vay vốn để bảm bảo đúng các quy định và cho vay đúng đối tượng.

3. Giải pháp đào tạo nghề.

Ngày nay khi sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thì ưu thế về lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công lao động rẻ không còn là ưu thế nữa mà cùng với số lượng cần coi chất lượng lao động là nhân tố quyết định. Hơn nữa khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện hội

nhập quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nguồn lao động nước ta nói chung và nguồn lao động ở huyện Hòa Thành bộc lộ nhiều nhược điểm.Do đó, hiện nay vấn đề đào tạo nghề cho lực lượng lao động là hết sức cần thiết.

Để làm tốt công tác đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp sau đây:

+ Xác định ngành nghề đào tạo.

Hiện nay, công tác đào tạo nghế trên địa bàn huyện Hòa Thành chất lượng còn thấp, ngành nghề chủ yếu là sữa chữa Honda, Điện tử…trong thời gian ngắn, chưa phong phú và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Huyện. Do đó cần phải dựa vào chiếm lược phát triển kinh tế- xã hội cuả Huyện trong từng giai đoạn để đào tạo nghề phù hợp theo hướng cân đối cơ cấu giữa các nhóm nguồn nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, tránh trường hợp vừa thừa lại vừa thiếu lực lượng lao động trong các ngàng kinh tế.Giảm dần tỷ lệ lao động không qua đào tạo, tăng nhanh tỷ trọng lao động sơ cấp và công nhân kỹ thuật.

Trong tương lai, khi hai khu công nghiệp Trường Hòa và Bến Kéo sẽ đi vào hoạt động do đó lực lượng sơ cấp đòi hỏi nhu cầu rất lớn, thời gian đào tạo ngắn; vì vậy, nhanh chóng đào tạo công nhân sơ cấp ở thời kỳ đầu nhằm đáp ứng sự phát triển của các ngành công nghiệp ở hai khu công nghiệp này.Để làm được điều này cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các khu công nghiệp và các cơ sở dạy nghề để lựa chọn ngành nghề đào tạo, đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu vào làm việc trong các khu công nghiệp.

+Biện pháp thông tin , tuyên truyền.

Đây là biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân ý thức được lao động vừa là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ cho mọi người trong quá trình

độ chuyên môn để người lao động tham gia vào học nghề, tự đào tạo nghề để có cơ hội làm việc nuôi sống bản thân và gia đình.

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các Trung tâm dạy nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng các cơ sở dạy nghề và phải nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên ở các trung tâm dạy nghề.

+ Giảm học phí cho con em hộ gia đình chính sách,hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ

Đào tạo nghề để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là vấn đề mang tính chiến lược và lâu dài, do vậy đòi hỏi sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm và các ngành, các cấp, nhân dân.

4. Giải pháp xuất khẩu lao động.

Ngoài những biện pháp khuyến khích đầu tư tạo việc làm trong nước những năm trước mắt vẫn cần đưa người lao động ra nước ngoài, biện pháp này vừa giảm sức ép về lao động, việc làm, vừa tạo thêm thu nhập cho người lao động, thu nhập tệ về nguồn vốn đầu tư trong nước; đồng thời góp phần đào tạo được đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới.

Trước hết, cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm cần liên hệ với các công ty xuất khẩu lao động hoặc các trung tâm dịch vụ việc làm trong và ngoài huyện để giới thiệu người lao động đi xuất khẩu lao động.

Các trung tâm dịch vụ việc làm phải niêm yếu các thông tin liên quan đến thị trường lao động, yêu cầu tuyển lao động ,đào tạolao động…để người lao động dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình.Đồng thời xây dưng kế hoạch đào tạo nghề để xuất khẩu lao động khá lớn nên cần có sự hỗ trợ về vốn để người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động vay.

Hiên nay, có hiện tượng người lao động nước ta bị người sử dụng lao động nước ngoài vi phạm quyền lợi của họ, do đó để bảo vệ quyền lợi cho

người lao động làm việc ở nước khác đòi hỏi cơ quan chức năng phải phối hợp với các cơ quan quản lý lao động ở nước ngoài để đảm bảo lợi ích cho người lao động.

5. Giải pháp khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống.

Hòa Thành có nhiều ngành nghề truyền thống như: mây tre,nhang, bánh tráng… đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động có trình độ chuyên môn thấp,những người không đủ sức khỏe làm những công việc nặng nhọc và tăng thêm thời gian làm việc ở nông thôn.

Huyện cần phải đề xuất với Tỉnh để xây dựng và hoàn chỉnh các chính sách:thuế,tài chính, đất đai, kêu gọi, thu hút đầu tư,phát triển công nghệ mới vào các làng nghề, tìm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

6. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác lao động,việc làm.

Con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển, do vậy nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức là việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý về nhà nước về lao động, việc làm nói riêng. Đặc biệt là cấp sở, trong hệ thống hành chính Nhà nước chính quyền cấp cơ sở là cấp trực tiếp chuyển tải chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân.Nếu cấp này yếu thì các cấp hành chính ở trên dẫu có mạnh cũng không thể có hiệu quả.

Do vậy, cần phải có chính sách ưu đãi, đãi ngộ thích hợp để sinh viên mới ra trường về làm việc ở cấp cơ sở.

Đồng thời phải làm tốt công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ công chức có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác được giao.Vì quản lý tốt về giải quyết tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý các lĩnh vực xã hội khác.

Để giảm bớt sức ép cho công tác giải quyết việc làm thì công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình cũng phải thực hiện tốt.

Bên cạnh đó,tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện nhằm tạo điều kiện cho người dân đầu tư sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trên đây là một số giải pháp để công tác giải quyết việc làm ở huyện Hòa Thành đạt hiệu quả cao hơn và cần thực hiện đồng bộ các giái pháp để có hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN:

Việc làm cho người lao động và thất nghiệp là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu,là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia,trong đó có nước ta.Trên phạm vi cả nước nói chung và của huyện Hòa Thành nói riêng, giải quyết việc làm đang là vấn đề cơ bản lâu dài, vừa mang tính trước mắt, đồng thời cũng rất khó khăn.

Trong những năm qua, với sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền,các ngành các cấp và nhân dân huyện Hòa Thành đã đạt được những kểt quả đáng kể trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động.Song thực trạng lao động,việc làm và yêu cầu mới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.

Trước tình hình đó, công tác giải quyết việc làm ở huyện Hòa Thành cần tăng cường hơn nữa.Phát triển kinh tế để tạo việc mới; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, cho vay vốn để giải quyết việc làm… là một số giải pháp vừa mang tính trước mắt, có ý nghĩa lâu dài giải quyết việc làm ở huyện Hòa Thành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm ở huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)