CHƯƠNG 5 : KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
5.1. Các kiến nghị
5.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Theo kết quả phân tích hồi quy thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định lựa chọn thuốc không kê đơn. Việc đảm bảo chất lượng thuốc thể hiện đạo đức trong kinh doanh, tạo hình ảnh tốt đẹp cho cơng ty, vì chất lượng thuốc chính là điều cốt lõi mà người tiêu dùng đang cần, đó chính là đem lại một sức khỏe tốt cho họ. Chính vì vậy, các cơng ty dược phẩm cần quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều trị của người dân.
Cụ thể, cơng ty cần chọn ngun liệu đầu vào có chất lượng, cần tìm các nhà cung ứng ngun liệu có uy tín, ngun liệu phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thuốc cần kiểm sốt chặt chẽ tồn bộ quy trình sản xuất thơng qua những quy trình thao tác chuẩn, đầu tư nghiên cứu và phát triển để tìm ra cơng thức tối ưu nhằm bào chế ra thuốc có đúng hàm lượng và nồng độ, có hiệu quả cao nhất và có tác dụng phụ thấp nhất. Ngồi ra, cần kiểm sốt chất lượng ở từng khâu trong quá trình sản xuất thuốc, từ vận chuyển, bảo quản đến phân phối thuốc nhằm đảm bảo khi thuốc đến tay người tiêu dùng thì chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn như đã đăng ký trên Cục Quản Lý Dược Việt Nam.
Mặt khác, các nhà sản xuất thuốc trong và ngoài nước cần phối hợp với Cục Quản Lý Dược Việt Nam để xây dựng những quy trình kiểm sốt chất lượng thuốc phù hợp với quy định của Bộ Y Tế Việt Nam và luôn chấp hành những quy định này nhằm đảm bảo những thuốc của công ty đang lưu hành trên thị trường đều đạt chất lượng như cam kết.
5.1.2. Tăng cường những chiến dịch quảng cáo
Đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến quyết định lựa chọn thuốc OTC. Quảng cáo có vai trị đánh vào nhận thức của người tiêu dùng. Bởi vì người tiêu dùng có nhận thức tốt về thuốc thì họ mới đủ tự tin và chủ động hơn trong vấn đề chăm sóc sức
khỏe ban đầu, đồng thời, tiết kiệm được thời gian và chi phí từ việc thụ động chờ đi khám bác sĩ khi mắc phải những bệnh lý thông thường và phổ biến như ho do thời tiết, nhức đầu do căng thẳng, đau cơ, mệt mỏi, viêm mũi dị ứng do môi trường…
Từ kết quả thực trạng của quảng cáo cho thấy có 38% người tiêu dùng có được thơng tin thuốc thơng qua quảng cáo trên truyền hình, báo chí, internet,… do đó số lượng người được tiếp nhận thơng tin quảng cáo thuốc cịn khiêm tốn, chứng tỏ nhu cầu cung cấp thông tin thuốc từ người dân cần được gia tăng trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, thuốc là một sản phẩm liên quan đến đạo đức kinh doanh khá lớn nên quảng cáo cần đi đôi với sự trung thực, đúng như cam kết điều trị của thuốc và đúng với quy định của Cục Quản Lý Dược Việt Nam. Do đó, các cơng ty dược cần đẩy mạnh những chiến dịch quảng cáo lành mạnh và đa dạng hóa các hình thức quảng cáo trên nhiều phương tiện thơng tin đại chúng có uy tín như những đoạn quảng cáo thuốc khơng kê đơn trên truyền hình, báo chí,… hay những băng rơn quảng cáo trên những kệ thuốc tại các nhà thuốc tư nhân.
5.1.3. Tăng cường cung cấp thơng tin điều trị cho nhóm tham khảo
Nhóm tham khảo là yếu tố tác động mạnh thứ ba đến quyết định lựa chọn. Kết quả đánh giá thực trạng về nhóm tham khảo cho thấy có 43.2% người tiêu dùng đồng ý nhân viên bán thuốc tại những nhà thuốc tư nhân có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của họ. Do đó, các cơng ty dược cần tăng cường tổ chức những buổi giới thiệu và cập nhật thông tin điều trị của thuốc thông qua những buổi hội thảo chuyên đề về bệnh lý hay về thuốc điều trị đến những nhân viên bán thuốc tại những nhà thuốc tư nhân này, nhằm nâng cao kiến thức sản phẩm của công ty giúp cho họ sẽ tư vấn hiệu quả hơn cho người dân khi mua thuốc.
Đối với nhóm tham khảo là cộng đồng (như người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người tiêu dùng) thì những nhà sản xuất dược cần tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề về chăm sóc sức khỏe cộng đồng để phổ biến và tư vấn những kiến thức hữu ích đến với từng người dân.
5.1.4. Tăng cường khuyến mãi
Khuyến mãi là yếu tố có ảnh hưởng thứ tư đến quyết định lựa chọn. Khuyến mãi ở đây có thể hiểu là những quà tặng đi kèm, sự ảnh hưởng của khuyến mãi thuốc chưa phải là yếu tố hàng đầu trong ngành dược phẩm. Bởi vì, nhu cầu trị khỏi bệnh mới là vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, người dân ln thích nhận được nhiều giá trị từ một sản phẩm nhất định và thuốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Do đó, để nâng cao tính cạnh tranh thì các cơng ty dược có thể thực hiện nhiều đợt khuyến mãi hơn như tặng kèm ví cầm tay, khăn hút ẩm, mẫu nước súc miệng,… nhằm thu hút khách hàng chọn lựa sản phẩm công ty nhiều hơn.
5.1.5. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu mạnh
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy thương hiệu là yếu tố có ảnh hưởng thứ năm đến quyết định lựa chọn thuốc OTC của người dân Việt Nam, đặc biệt vấn đề uy tín của cơng ty được người tiêu dùng đánh giá cao nhất. Do đó, các cơng ty dược khơng ngừng đầu tư xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp từ chất lượng sản phẩm, cơ sở hạ tầng công ty, xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà phân phối thuốc… đến con người của công ty nhằm tạo ra một thương hiệu mạnh trong lịng người tiêu dùng thuốc.
Ngồi ra, các nhà sản xuất thuốc cần chú ý thực hiện cam kết điều trị đúng như nghiên cứu đã công bố, quảng cáo trung thực và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm xã hội với cộng đồng, luôn chủ động thông báo thu hồi nhanh chóng những thuốc có sự cố về chất lượng ngay khi vừa mới xảy ra, sau đó tìm hiểu ngun nhân rõ ràng rồi giải thích với cộng đồng nhằm tạo niềm tin ở người tiêu dùng.
Suy cho cùng, khách hàng có tin tưởng thì mới có sự trung thành đối với công ty. Cụ thể, công ty thường xuyên thực hiện những hoạt động nhằm đưa hình ảnh của cơng ty đến với cộng đồng nhiều hơn, tạo sự gần gũi ở khách hàng như tổ chức những buổi giáo dục sức khỏe cộng đồng tại các bệnh viện tuyến Sở, Quận, Huyện, những buổi tọa đàm trên truyền hình, radio, tham gia tài trợ thuốc cho những Hội từ thiện Việt Nam...
5.1.6. Xây dựng một chính sách giá hợp lý
Có thể khẳng định giá luôn đi đôi với chất lượng sản phẩm, và trong nhiều năm qua thị trường dược phẩm tương đối độc quyền về giá thuốc, tuy nhiên để cạnh tranh trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, các cơng ty dược cần quan tâm xây dựng chính sách giá hợp lý với từng phân khúc thị trường, cụ thể là giá phù hợp với túi tiền của từng nhóm khách hàng mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng điều trị, vì kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra rằng giá hợp lý có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn thuốc OTC.
Để có được giá cạnh tranh thì các cơng ty dược cần rà sốt lại và chuẩn hóa những khâu hay quy trình trong cơng ty nhằm giảm chi phí khơng cần thiết, từ đó sẽ đưa ra một mức giá hợp lý đồng hành với chất lượng tốt, đảm bảo sao cho tổng chi phí của một đợt điều trị của người dân là tiết kiệm nhất. Ngoài ra, các nhà sản xuất thuốc cần hưởng ứng chính sách bình ổn giá thuốc của Bộ Y tế năm 2013 và áp dụng chính sách giá thống nhất ở từng vùng miền của từng phân khúc nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân cao nhất.