Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt gà an toàn của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2. Một số kiến nghị

5.2.1. Đối với nhà sản xuất, phân phối

5.2.1.1. Các kiến nghị liên quan đến yếu tố cá nhân người tiêu dùng

Như phân tích ở chương 4, các yếu tố cá nhân, một phần trong “hộp đen” của người mua, có ảnh hưởng đến quyết định mua thịt gà an toàn. Tác giả hy vọng rằng những kết quả này giúp cho các nhà sản xuất, phân phối có định hướng tốt hơn nhằm đưa sản phẩm thịt gà an toàn tiếp cận nhiều hơn với các đối tượng khách hàng. Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu này, nhóm khách hàng là nữ giới trong độ tuổi từ 26 đến 46 có trình độ cao đẳng trở lên và thu nhập dưới 20 triệu chọn mua thịt gà an tồn cao hơn các nhóm khác. Do vậy, phân khúc thị trường nên tập trung vào nhóm đối tượng này. Các chiến lược Marketing tập trung vào đúng nhóm khách hàng mục tiêu sẽ hiệu quả hơn và giúp tăng doanh số của thịt gà an toàn. Bên cạnh đó, một trong những lý do mà những người thu nhập cao khơng mặn mà với thịt gà an tồn như phân tích ở trên là thịt gà an tồn khơng ngon bằng thịt gà “ta” do không dai, chắc, khơng có vị ngọt. Đây là yếu tố thuộc quá trình chăn ni, cách thức ni và loại thức ăn cho gà bởi hiện nay thịt gà an toàn chủ yếu là gà công nghiệp trong khi tâm lý của người Việt vẫn ưa chuộng gà “ta”. Họ chỉ mua thịt gà cơng nghiệp khi cần chế biến nhanh hoặc khơng có nhu cầu mua gà giết mổ nguyên con. Do vậy, các nhà sản xuất cần nghiên cứu về hình thức chăn ni để có được sản phẩm thịt gà đáp ứng thị hiếu chung của người Việt Nam hiện nay, tiếp cận được nhiều hơn tới nhóm khách hàng có thu nhập cao, mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

5.2.1.2. Kiến nghị liên quan đến các yếu tố phân phối và thuộc tính của thịt gà an tồn

Hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất, giết mổ và hệ thống phân phối, phát triển rộng rãi các điểm bán thịt gà an toàn tại các vị trí thuận lợi cho người mua nhằm đa dạng hóa hệ thống phân phối, góp phần thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ rộng khắp. Ngồi việc đảm bảo ln có mặt đầy đủ tại các siêu thị thì việc đưa

hàng hóa phân phối tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các cửa hàng thực phẩm nhỏ lẻ cần được đẩy mạnh nhằm đảm bảo tính sẵn có của sản phẩm vì đây là một yếu tố có tác động mạnh tới quyết định mua của người tiêu dùng. Ngồi ra, có thể mở thêm các cửa hàng thực phẩm gần các khu dân cư nhằm thu hút nhiều người tiêu dùng hơn. Việc hoàn thiện kênh phân phối cũng là một cách nhằm giảm thiểu các chi phí trung gian để từ đó giảm giá thành của thịt gà an toàn, giúp nhiều đối tượng có thể tiếp cận được sản phẩm. Về chất lượng, các nhà sản xuất và phân phối

nên kết hợp xây dựng thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu cho sản phẩm

nhằm làm tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Theo nhận định của tác giả thì hiện nay chưa có thương hiệu thịt gà an toàn nào được người tiêu dùng ưa chuộng và tìm mua như cơn sốt đối với các loại gà địa phương như gà đồi Yên Thế, gà Đông Tảo như dịp tết nguyên đán 2013 vừa qua. Gắn chất lượng với thương hiệu có thể giúp nâng cao vị trí của thịt gà an toàn trong mắt người tiêu dùng hiện nay và từ đó làm tăng nhu cầu về thịt gà an toàn trong thực đơn hàng ngày cũng như các dịp đặc biệt của gia đình. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thịt gà an toàn cần được các nhà sản xuất và phân phối chú trọng đầu tư. Ngoài ra, cần lưu ý tới một số thơng tin trên bao bì sản phẩm mà như khảo sát người tiêu dùng cần biết thêm là nơi chăn nuôi và cơ quan chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Các chứng chỉ quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm mà nhà cung cấp đạt được chính là một thế mạnh mà nhà cung cấp cần khai thác để đưa thông tin về sản phẩm nhiều hơn tới người tiêu dùng.

5.2.1.3. Kiến nghị liên quan đến các yếu tố cảm nhận về rủi ro và lợi ích của người tiêu dùng.

Do các yếu tố này đều có quan hệ dương với quyết định của người tiêu dùng nên tăng các yếu tố này đều làm tăng khả năng mua thịt gà an toàn. Như vậy, cần giúp khách hàng nhận thức và hiểu được tác hại cũng như các rủi ro đi kèm của việc tiêu dùng sản phẩm không đảm bảo vệ sinh. Để thực hiện nhiệm vụ này, các nhà phân phối cần phối hợp với cơ quan chức năng để tuyên truyền, quảng cáo làm tăng nhận thức của người tiêu dùng.

5.2.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng quản lý nhà nước

Tăng cường công tác quản lý thị trường cung ứng thực phẩm tại thành phố, kiểm soát chặt chẽ các đầu mối cung cấp, tích cực kiểm tra các cơ sở giết mổ trên địa bàn.

Một cảm nhận rất đáng lưu ý của người tiêu dùng rằng họ chưa tin tưởng vào chứng nhận kiểm dịch trên sản phẩm. Người viết cho rằng sở dĩ như vậy là do việc kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng còn khá lỏng lẻo, thường chỉ phát hiện khi vụ việc xảy ra được đông đảo người biết, chính vì thế nên mới để xảy ra tình trạng hơn 40 tấn thịt chưa qua kiểm dịch mỗi ngày được tiêu thụ tại TP. HCM như đã đề cập ở phần giới thiệu đề tài này. Cải thiện được vấn đề này, chúng ta sẽ lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng, đồng thời các nhà sản xuất, phân phối cũng sẽ có thêm lợi ích kinh tế do 43 % người tiêu dùng sẵn lòng trả thêm từ 6- 10% so với mức giá thông thường nếu như được đảm bảo về chất lượng, theo như kết quả khảo sát thu được.

Có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vận chuyển, lưu thông

thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an tồn, trước hết là khơng có chứng nhận kiểm dịch và nguồn gốc rõ ràng.

Tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức trong việc tiêu thụ thực

phẩm cho bữa ăn hàng ngày, hạn chế sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc và chưa qua kiểm tra chất lượng của cơ quan chức năng, cảnh báo về các nguy hại của thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh đối với sức khỏe con người. Các nguy cơ về cúm gia cầm hoặc ngộ độc thực phẩm có thể đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường hoặc các buổi sinh hoạt tổ dân phố. Đối với các tiểu thương kinh doanh mặt hàng thịt gà tại các chợ truyền thống, cần tổ chức các buổi họp mặt với tiểu thương, phát tờ rơi tới từng gian hàng để từng bước nâng cao nhận thức và đạo đức trong kinh doanh, cụ thể là trong việc mua bán thịt gà khơng rõ nguồn gốc hoặc khơng có chứng nhận kiểm dịch. Đối với các đơn vị chăn nuôi, cần cung cấp thông

tin về những nguy hại của việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng trong chăn nuôi tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt gà an toàn của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 75)