III CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ THÂN LÀM NẢY SINH DU LỊCH
3.2 Khả năng tài chính của du khách tiềm năng
Con người khi muốn đi du lịch, không chỉ cần có thời gian rỗi mà còn phải có đủ tiền để thực hiện chuyến đi đó. Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài.
Khi đi du lịch và lưu trú ở ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch cần tiêu dùng nhiều dịch vụ, hàng hóa, phương tiện đi lại…vì vậy thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hàng tháng.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Đơn vị nghìn đồng 651,5 738,3 817,4 979,7 1068,5 1297,1 1565,3 1976,0 2159,0 2501,3
(theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=395&idmid=3&ItemID=9957)
Nhìn chung thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện có tăng so với những năm trước (năm 2009 là 2501,3 nghìn đồng/tháng cao gấp 3,84 lần thu nhập năm 2000). Thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD. Thu nhập tăng, đời sống được nâng cao, người Việt Nam đã chăm đi du lịch hơn. Tuy nhiên, so với mặt bằng trong khu vực thì Việt Nam vẫn là
26
một nước có mức thu nhập bình quân thấp. Phát biểu trong Hội thảo "Phát triển và Giảm nghèo của các nước đang phát triển thời kỳ hậu khủng hoảng" tại Hà Nội, ông James Adams, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương - Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định, với thu nhập đầu người trên 1.000 USD, Việt Nam nằm trong nhóm thu nhập thấp thấp nhất châu Á (dưới 2.000 USD) cùng với Bangladesh, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Sri Lanka,
Papua New Guinea, Nepal.
Theo tính toán của tổ chức này, thu nhập trung bình của người Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Nhiều khoản vay ODA từ Nhật Bản, WB đã dần chuyển từ dạng lãi suất ưu đãi cho quốc gia thu nhập thấp sang khoản vay kém ưu đãi hơn dành cho nước có mức thu nhập cao hơn.
3.3 Trình độ dân trí
Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của nhân dân ở một đất nước. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Mặt khác, nếu trình độ văn hóa của nhân dân nước đó cao thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách du lịch đến đó. Trình độ dân trí thể hiện bằng các hành động, cách ứng xử cụ thể với môi trường xung quanh, bằng thái độ đối với du khách của người dân địa phương, bằng cách cư xử của du khách tại nơi du lịch.
IV. KHẢ NĂNG CUNG ỨNG NHU CẦU DU LỊCH
Những điều kiện tác động đến sự phát triển của du lịch không mang tính phổ biển mà chỉ mang tính đặc trưng đối với từng quốc gia riêng. Theo đó, những
27
điều kiện khu vực chủ yếu chỉ tác động đến khả năng cung ứng nhu cầu du lịch đó là
4.1Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 4.1.1 Vị trí địa lý
Khoảng cách từ nơi du lịch đến các địa điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch. Tuy nhiên những bất lợi về khoảng cách đã dần được khắc phục bằng sự phát triển của ngành giao thông vận tải: đường bộ, đường thủy, đường hàng không.
Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho du lịch. Từ rất lâu, Việt Nam đã bị các nước nhòm ngó vì địa thế “cửa ngõ ba châu” của mình. Vị trí địa lý này rất thuận lợi cho việc đi lại giao lưu văn hóa, phát triển du lịch quốc tế.
4.1.2 Địa hình
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách. Đặc biệt khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều đồi núi, mà địa hình nước ta có đến ¾ là đồi núi. Trong các kiểu địa hình, kiểu địa hình Karst (núi và hang động) và địa hình bờ nước là những tài nguyên du lịch rất giá trị. Cả hai loại địa hình trên đều phổ biến ở nước ta. Địa hình đá vôi nước ta phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 160 trở lên với nhiều hệ thống hang động có giá trị du lịch như Phong Nha, Hương Tích, Bích Động, Thẩm Tà Toong…
28
Động Phong Nha Động Hương Tích
Đặc biệt hơn cả là kiểu địa hình karst ngập nước nhiệt đới điển hình ở Vịnh Hạ Long- địa danh đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
4.1.3 Khí hậu
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa-kiểu khí hậu khá ôn hòa thường được du khách ưa thích.
Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam từ 220C đến 270C, thích hợp với du lịch biển. Hơn nữa, du khách ở các nước hàn đới còn có nhu cầu sang Việt Nam để tránh cái rét lên tới âm độ ở nước họ.
29
Thủy văn-nước là một yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con người. Gương nước rộng lớn không những tạo ra một bầu không khí trong lành mà còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Ngoài tác dụng để tắm thông thường, gương nước còn là một phương thuốc khá hiệu nghiệm để chữa stress.
Trong tài nguyên nước, các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh. Theo các nhà địa thủy chất văn Việt Nam, ở nước ta có trên 400 điểm nước khoáng có giá trị như Kim Bôi, Quang Hanh, Hội Vân…
Bể tắm nước khoáng Kim Bôi-Hòa Bình
4.1.5 Thế giới động, thực vật
Thế giới động, thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và tính đặc hữu. Ngay nay con người có xu hướng quay trở về với thiên nhiên, vì vậy thế giới động thực vật hoang dã ngày càng thu hút con người và trở thành một hoạt động du lịch sôi nổi.
Ở Việt Nam có một số địa điểm du lịch thỏa mãn ý thích khám phá những nơi rừng rậm nhiệt đới, nhiều cây leo…của du khách nước ngoài như vườn Quốc gia Cúc Phương, Bên En, Tam Đảo…
30
Vườn Quốc gia Cúc Phương Gia đình ông cố vấn trưởng dự án bảo
tồn Vườn quốc gia Tam Đảo Herberb Christ tham gia ’’Ngày đa dạng sinh học
Việt Nam’’
4.2 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điêm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.
Các thành tựu về kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến xem như hội chợ triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm…Ở đó thấy được kết quả của công việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thông tin. Ví dụ tham gia triển lãm và Hội thảo quốc tế chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ (Viet Transport) năm 2010 có trên 30 công ty đến từ 10 quốc gia trên thế giới trưng bày các sản phẩm và dịch vụ , tập trung vào nhóm đường bộ và đường cao tốc, đường sắt, hệ thống giao thông thông minh và công nghệ thông tin truyền thông.
31
Hơn nữa, Việt Nam là một nước có lịch sử lâu đời và các tài nguyên văn hóa có giá trị như ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, hát quan họ, kỹ thuật làm đồ gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ…đã thu hút rất nhiều khách du lịch cũng như các chuyên gia nghiên cứu
4.3 Một số tình hình và sự kiện đặc biệt
Các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch. Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc tọa đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thi đấu thể thao, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị…Các hình thức này tuy chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du lịch.
32 Cúp bóng đá AFF cup 2010
Hội nghị thượng định Asean lần thứ 17 tại Hà Nội 2010
Bên cạnh đó, Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế và tham gia các tổ chức lớn như tổ chức thương mại thế giới WTO( tham gia năm 2006), hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc UN (2007)…
Ở Việt Nam, chưa có nhiều những sự kiện lớn mang tầm quốc tế, hay những lễ hội tôn giáo hay tín ngưỡng đặc biệt thu hút du khách bởi điều kiện kinh tế và
33
năng lực tổ chức chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Nhưng với tốc độ phát triển của kinh tế, văn hóa, giáo dục…ta có thể hy vọng ở một tương lai không xa. Chúng ta tự hào chỉ trong một thời gian ngắn, nước ta đã tổ chức thành công rực rỡ kỳ Seagame 22-đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á và hội nghị APEC 14, Hoa hậu Trái đất 2010 điều này cho thấy sự trưởng thành của đất nước trên nhiều lĩnh vực. Qua những sự kiện lớn này Việt Nam đã đón tiếp hàng chục nghìn du khách nước ngoài đến từ nhiều nơi trên thế giới mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho kinh tế Việt Nam.
4.4 Sự sẵn sàng đón tiếp du khách
Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch thể hiện ở ba nhóm điều kiện chính: các điều kiện về tổ chức, về kỹ thuật và điều kiện về kinh tế.
4.4.1 Điều kiện về tổ chức:
Để có thể sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, các tổ chức và xí nghiệp du lịch chuyên trách trước hết phải thực hiện tốt khâu tổ chức. Ở Việt Nam hiện nay, khâu tổ chức còn nhiều yếu kém về cả mặt kỹ năng và cơ sở vật chất. Trước hết Việt Nam cần có chương trình nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ tổ chức sự kiện, và đầu tư hơn nữa vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tổ chức du lịch.
4.4.2Điều kiện kỹ thuật.
Những điều kiện kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là các vấn đề về trang bị tiện nghi ở nơi du lịch, việc xây dựng và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết. Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch và cơ sở hạ tầng.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch, cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch thì cơ sở lưu trú ngày càng tăng lên về cả chất lượng và số lượng.
34
tính đến năm 2007 thì ở Việt Nam có 25 khách sạn 5 sao, 64 khách sạn 4 sao, 135 khách sạn 3 sao, còn lại là khách sạn 1 hoặc 2 sao. Trong đó, số phòng khách sạn tiêu chuẩn 3-5 sao trên cả nước đạt khoảng gần 5.000 phòng. Việt Nam đã có một số khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó Sofitel Legend Metropole Hà Nội, Caravelle Thành phố Hồ Chí Minh, Park Hyatt Sài Gòn và Hilton Hanoi Opera đã là 4 trong tổng số 500 khách sạn hàng đầu quốc tế do tạp chí Travel & Leisure (Mỹ) số tháng 1/2011 bình chọn. Tuy nhiên số lượng khách sạn trên sẽ không đáp ứng được lượng du khách trong tương lai. Vì vậy Việt Nam cần thu hút hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.
Về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông: đường xá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt của Việt Nam đã có nhiều phát triển vượt bậc với các công trình tu sửa và xây mới thuận tiện cho việc đi lại và làm đẹp cảnh quan môi trường như , công trình xây dựng hầm đèo Hải Vân, công trình sửa chữa cầu Thăng Long năm 2009…Tuy nhiên tình trạng giao thông ở nước ta vẫn là một vấn đề đáng lo ngại đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và với phát triển du lịch nói riêng. Nhiều du khách đã chia sẻ nỗi lo về an toàn tính mạng khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Hi vọng rằng trong tương lai không xa, giao thông và ý thức của người tham gia giao thông ở Việt Nam sẽ được nâng cao hơn.
4.4.3 Điều kiện cung ứng vật tư hàng hóa, lương thực thực phẩm
Việc cung ứng vật tư hàng hóa, lương thực thực phẩm cho ngành du lịch phải thường xuyên, đều đặn và đầy đủ. Ngoải ra, cung ứng cần phải đảm bảo chất lượng và giá cả hàng hóa vật tư để tổ chức du lịch có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
35
Những nhân tố trên tác động trực tiếp đến ngành du lịch, dẫn đến việc hình thành Xu thế phát triển của ngành Du lịch trong tương lai như sau: Du lịch vẫn là một ngành thương mại lớn. Tuy nhiên, du lịch đại trà sẽ phát triển. Du lịch theo nhóm được đặt trước sẽ ngày càng giảm, các kỳ nghỉ cá nhân, được đặt ngẫu nhiên sẽ ngày càng tăng. Các yếu tố văn hóa truyền thống sẽ được pha trộn với các dịch vụ hiện đại, theo yêu cầu. Bên cạnh đó, con người ngày càng mong muốn hiểu biết hơn về cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, con người đi du lịch xuất hiện từ nhu cầu các mối liên hệ cá nhân hay nhu cầu được nghỉ ngơi cùng với gia đình và bạn bè. Những người độc thân đi du lịch vì muốn gặp gỡ, hẹn hò và tìm bạn lứa đôi. Ngoài ra, cuộc sống năng động trong tương lai sẽ khiến con người phải di chuyển thường xuyên từ nơi này đến nơi khác, vì thế chúng ta trông đợi những kỳ nghỉ có thể giúp chúng ta cân bằng, bình ổn trở lại. Ngày càng nhiều người đi du lịch, đặc biệt là người già. Do sự phát triển của khoa học công nghệ nên khách du lịch đòi hỏi những dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi, đơn giản. Khách du lịch muốn đến các điểm du lịch một cách nhanh nhất và
dễ dàng nhất.
Vào năm 2020, sẽ không có những kỳ nghỉ vui chơi thuần tuý. Các kỳ nghỉ sẽ được pha trộn với những hoạt động khác như các khách sạn sẽ được sát nhập với bệnh viện, trường học, viện bảo tàng, các câu lạc bộ dành cho các kỳ nghỉ sẽ hoạt động như các cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ, các toà tháp bị bao quanh bởi những khu nghỉ ngơi, các tàu du lịch sẽ tạo cơ hội cho những việc làm tạm thời. Khi đó, gần như không một nơi nào là con người không biết đến. Thế giới đã được khám phá. Do đó, thay vì muốn những cảm giác hưng phấn, khám phá, con người có vẻ như muốn tìm một sự yên tĩnh tương đối, và những trải nghiệm tinh thần. Con người đã cảm thấy kiệt sức với cuộc sống xã hội phức tạp, do vậy cơ hội được nghỉ ngơi sẽ trở nên quan trọng hơn
36
Khi xã hội ngày càng trở nên phức tạp, con người bắt đầu thể hiện sự hứng thú với những nền văn hoá khác. Con người phát triển nhân cách thông qua việc khám phá các nền văn hóa bên ngoài và các loại hình nghệ thuật. Do vậy, du lịch là một cách thức hữu hiệu giúp con người tìm hiểu, giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài.Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng, sự hỗ trợ của các phương tiện giao thông mới, thu nhập tăng khiến du lịch trở thành
một hiện tượng phổ biến trong xã hội.