Vệ tinh LANDSAT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành quản lý đất đai sử dụng kỹ thuật viễn thám và gis xây dựng, theo dõi và dự báo sự thay đổi hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản tỉnh an giang (Trang 28 - 30)

1 .Đặc điểm vùng nghiên cứu

1.2 .1Định nghĩa về viễn thám

1.7 Vệ tinh LANDSAT

Vệ tinh LANDSAT là vệ tinh viễn thám tài nguyên đầu tiên được phóng lên quỹ đạo

năm 1972, cho đến nay đã có 7 thế hệ vệ tinh LANDSAT đã được phóng lên quỹ đạo

và dữ liệu đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay, ảnh vệ tinh LANDSAT được cung cấp từ 15 trạm thu nhằm phục vụ quản lý tài nguyên và giám sát môi trường (Lê Văn Trung, 2005).

LANDSAT được NASA thiết kế đầu tiên là thực nghiệm kiểm tra đánh giá khả thi

việc sử dụng bộ cảm biến đa phổ trong thu thập dữ liệu thám sát mặt đất. Sự thành công của LANDSAT nhờ vào việc kết hợp nhiều kênh phổ để quan sát mặt đất, ảnh có

độ phân giải khơng gian tốt và phủ một vùng khá rộng với chu kỳ lặp ngắn.

Vệ tinh LANDSAT được thiết kế có bề rộng tuyến chụp là 185km và có thời điểm bay

qua xích đạo là 9:39 sáng. Dữ liệu cung cấp bởi hai bộ cảm biến TM và MSS phủ một

vùng trên mặt đất 185 x 170km được đánh số theo hệ quy chiếu toàn cầu gồm số liệu của tuyến và hàng. Các giá trị của pixel được mã hóa 8 bit, tức là cấp độ xám ở trong khoảng 0-255. Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh LANDSAT được thể hiện các thông số ở Bảng 1.2.

Bảng 1.2 Các đặc trưng của ảnh LANDSAT

Các đặc trưng kĩ thuật Thông số

Độ cao bay 915km(landsat 1-3)

705km(landsat 4,5,7)

Quỹ đạo Đồng bộ mặt trời

Chu kỳ lặp 18 ngày (landsat 1-3)

16 ngày (landsat 4,5,7)

Thời gian hoàn tất chu kỳ quỹ đạo Khoảng 103 phút (landsat 1-3) Khoảng 99 phút (landsat 4,5,7)

Năm phóng vào quỹ đạo

1972 (landsat 1) 1975 (landsat 2) 1978 (landsat 3) 1982 (landsat 4) 1984 (landsat 5) 1999 (landsat 7)

(Nguồn: Giáo trình kỹ thuật viễn thám ,Võ Quang Minh năm 2010)

Ảnh Landsat có nhiều thế hệ với số lượng kênh phổ và độ phân giải khác nhau. Tuy

nhiên, thế hệ ảnh Landsat TM được thu từ vệ tinh Landsat-4 và -5 và ảnh Landsat ETM+ được thu từ vệ tinh Landsat-7 được sử dụng phổ biến nhất. Ảnh Landsat TM

gồm 6 kênh phổ nằm trên dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại với độ phân giải khơng gian 30mx30m và một giải phổ hồng ngoại nhiệt ở kênh 6, độ phân giải 120mx120m

để đo nhiệt độ bề mặt. Ảnh Landsat ETM+ ghi phổ trên 8 kênh ở các bước sóng giống như của ảnh Landsat TM, điều khác biệt là ở Landsat ETM+, kênh hồng ngoại nhiệt (Thermal) có độ phân giải cao hơn (60mx60m) và có thêm kênh tồn sắc (Pan) với độ

Bảng 1.3 Các thông số của ảnh LANDSAT ETM+ Kênh Bước sóng ( m) Tên gọi phổ Độ phân giải khơng gian (m) Lưu trữ (bit) TM1 0,45 – 0,52 Xanh lam 30 8 TM2 0,52 – 0,60 Xanh lục 30 8 TM3 0,63 – 0,69 Đỏ 30 8 TM4 0,76 – 0,90 Cận hồng ngoại 30 8 TM5 1,55 – 1,75 Hồng ngoại sóng ngắn 30 8 TM6 10,4 – 12,5 Hồng ngoại nhiệt 120 8 TM7 2,08 – 2,35 Hồng ngoại sóng ngắn 30 8

(Nguồn: Giáo trình kỹ thuật viễn thám ,Võ Quang Minh năm 2010)

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành quản lý đất đai sử dụng kỹ thuật viễn thám và gis xây dựng, theo dõi và dự báo sự thay đổi hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản tỉnh an giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)