6. Phương pháp nghiên cứu
2.5. Ưu điểm và nhược điểm phương pháp giả thế
2.5.1. Ưu điểm
- Phương pháp giả thế là phương pháp để gửi phương trình Schrödinger cho các tinh thể không xác định được chính xác dạng thế của điện tử trong mạng.
- Từ phương trình này ta có thể tính được cấu trúc vùng năng lượng một cách khá chính xác với một phương trình đơn giản hơn.
- Không những cho kết quả chính xác đáng ngạc nhiên mà còn tiết kiệm được thời gian và công sức nghiên cứu.
2.5.2. Nhược điểm
- Vẫn có tương tác ở lõi nên năng lượng tính được không hoàn toàn chính xác. - Giả thế đúng nhất cho các nguyên tử cá nhân nhỏ và sâu, và không chính xác với các nguyên tử có nhân nông.
KẾT LUẬN
Phương pháp giả thế thực nghiệm tuy không phải là phương pháp tính cấu trúc vùng năng lượng tối ưu nhất nhưng phương pháp này có những thế mạnh riêng. Phương pháp này áp dụng hiệu quả nhất cho bán dẫn. Mục tiêu ban đầu của đề tài có ý muốn nêu thêm cách ứng dụng phương pháp giả thế vào bán dẫn nhưng do hạn chế về mặt thời gian nên không nêu trong bào tiểu luận này. Vậy qua quá trình nghiên cứu đề tài “Phương pháp giả thế thực nghiệm”. Tôi đã thu được các kết quả về lý thuyết, có thể tóm tắt như sau:
- Nêu được cơ sở của phương pháp giả thế thực nghiệm để hiểu rõ hơn phương pháp giả thế thực nghiệm.
- Nêu được khái niệm, cách hình thành giả thế và điều kiện hình thành giả thế.
- Nêu được các phương pháp giả thế từ phương pháp ban đầu đến các phương pháp phát triển về sau: giả thế nhân trống, giả thế ion, giả thế bảo toàn chuẩn, giả thế siêu mềm, phép biến đổi Kleinman-Bylander.
- Đã rút ra được một số ưu và nhược điểm của phương pháp.
Tuy đã rất cố gắng nghiên cứu và đọc tài liệu tiếng anh để hoàn thành bài tiểu luận nhưng do còn thiếu kinh nghiệm nên không tránh khỏi sai sót. Vì vậy tôi kính mong Cô giáo và các bạn góp ý để bài tiểu luận được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh:
[1] Richard-Martin, “Electronic-Structure”, Cambridge University Press, 2004, 205 - 224.
[2] David J. Singh và Lars Nordstrom, “Singh, Planewaves, Pseudopotentials and LAPW Method”, Springer, 2006, 23- 36.
[3] Uichiro Mizutani, “Introduction to the Electron Theory of Metals”, Cambridge University Press, 2001, 202- 207.
[4] Axel GorB, “Theoretical Solid State Physics”, The Technical University Munich, 2003, 41- 43.
[5] Charles Kittel, “Introduction to Solid State Physics”, John Wiley & Sons, Inc, 2004, 239- 242.
[6] Micheal P.Marder, “Condensed Matter Physics”, John Wiley & Sons, Inc, 2000, 230- 235.
[7] Peter E. Blochl, Johannes Kastner, and Clemens J. Forst, “Electronic structure methods: Augmented Waves, Pseudopotentials and the Projector Augmented Wave Method”, arXiv:cond-mat. 0407205v1, 2008, 7- 12.
Tiếng Việt:
[8] Đào Trần Cao, Cơ sở vật lý chất rắn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội (2007).
[9] Trần Thị Thanh Thúy, “Ứng dụng phương pháp giả thế thực nghiệm để tính cấu trúc vùng năng lượng của Si”, khóa luận tốt nghiệp ĐHSP huế, 2010. [10] Nguyễn Văn Ninh, “Ứng dụng phương pháp giả thế thực nghiệm để tính cấu trúc vùng năng lượng của chất bán dẫn GaP”, khóa luận tốt nghiệp ĐHSP huế, 2010.
[11] Nguyễn Tiến Quang, “ Sử dụng phương pháp phiếm hàm mật độ với gói chương trình Dacapo để khảo sát một vài tính chất Perovskite”, Luận văn thạc sỹ ĐHKHTN Hà Nội, 2006.