Tế bào trứng giai đoạn II

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành bệnh học thủy sản sự biến đổi mô học và một số chỉ tiêu sinh hóa trong quá trình phát triển tuyến sinh dục cá phèn vàng (polynemus paradiseus linnaeus, 1758) (Trang 28)

Hình 4.7: Tế bào trứng giai đoạn IV Hình 4.6: Tế bào trứng giai đoạn III Hình 4.6: Tế bào trứng giai đoạn III

4.1.2 Đặc điểm các giai đoạn phát triển của buồng tinh cá phèn vàng

Quan sát hình dạng ngồi tuyến sinh dục cá đực cho thấy buồng tinh của cá phèn vàng là hai dãy dẹp, hơi gợn sóng nằm hai bên xương sống, có màu trắng hơi đục. Đoạn cuối buồng tinh kết hợp với nhau tạo thành ống dẫn tinh thơng ra ngồi qua lỗ niệu sinh dục. Sự phân bố mạch máu ở buồng tinh ít hơn buồng trứng. Hình dạng và màu sắc của buồng tinh khơng thay đổi nhiều qua các giai đoạn phát triển, chủ yếu là sự gia tăng dần đều về k ch thước.

Đặc điểm hình dạng bên ngồi các giai đoạn phát triển của buồng tinh:

Giai đoạn I: Tinh sào rất nhỏ như hai sợ chỉ có màu trắng đục nằm sát bên xương sống.

Giai đoạn II: Tinh sào là hai dãy dẹp, k ch thước phát triển so với giai đoạn I. Tinh sào chủ yếu là tinh bào, tinh tử và một số tinh nguyên bào

Giai đoạn III: Tinh sào có màu trắng đục. K ch thước phát triển mạnh so với các giai đoạn trước. Có các túi sinh tinh tế bào sinh dục đang ở thời kỳ sinh trưởng (Hình 4.8).

Giai đoạn IV: Tinh sào có màu trắng sữa. K ch thước đạt cực đại, bên trong chứa tinh tử và tinh trùng. Cắt ngang buồng tinh thì mép cắt khơng phẳng, trên dao có dính tinh dịch (Hình 4.9).

Giai đoạn V: Cá đang sinh sản, tinh trùng chứa đầy trong ống dẫn tinh (không thu được mẫu)

Giai đoạn VI: Cá sau khi tham gia sinh sản, tinh sào mềm nhão. Ngoài tinh trùng đã ch n và bào nang trong ống dẫn tinh còn các tế bào sinh dục ở các giai đoạn trước đó

Hình 4.9: Buồng tinh giai đoạn IV Hình 4.8: Buồng tinh giai đoạn III Hình 4.8: Buồng tinh giai đoạn III

Hình 4.10: Tế bào tinh giai đoạn I

Đặc điểm mô học các giai đoạn phát triển của buồng tinh

Giai đoạn I: Tinh nguyên bào còn nằm trong các bào nang đang trong thời kỳ sinh sản, bên trong khơng có sự hiện diện của các túi sinh tinh (Hình 4.10)

Giai đoạn II: Các túi sinh tinh đã phát triển so với giai đoạn I, các tế bào sinh dục đang ở thời kỳ sinh trưởng (Hình 4.11)

Giai đoạn III: Trong các ống dẫn tinh có nhiều túi tinh nhỏ quá trình tạo tinh đã sảy ra, lúc này trong buồng tinh có tinh nguyên bào, tinh bào cấp I, tinh bào cấp II, tinh tử và tinh trùng (Hình 4.12)

Giai đoạn IV: Trong các túi sinh tinh chứa đầy tinh trùng, tinh trùng ưa kiềm bắt màu tím (Hình 4.13)

Hình 4.11: Tế bào tinh giai đoạn II

Hình 4.12 Tế bào tinh giai đoạn III

4.2 Sự biến động của một số chỉ tiêu sinh hóa trong q trình phát triển tuyến sinh dục cá phèn vàng

4.2.1 Ẩm độ

Kết quả từ hình 4.14 cho thấy giá trị ẩm độ trung bình trong gan cá cao nhất ở giai đoạn II (79,43%), giảm dần ở giai đoạn III (74,87%) và giai đoạn IV (73,42%).

Hình 4.14 : Hàm lượng ẩm độ ua các giai đoạn phát triển của buồng trứng

(Giá trị tính tốn dựa trên % khối lượng tươi)

Trong cơ, ẩm độ cũng giảm dần từ giai đoạn II (78,61%) đến giai đoạn IV (75,21%). Buồng trứng là cơ quan có giá trị độ ẩm giảm mạnh nhất khi cá chuyển từ giai đoạn III (56,77%) sang giai đoạn IV (49,09%). Như vậy ẩm độ có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn phát triển của buồng trứng.

4.2.2 Protein

Kết quả phân tích cho thấy ở gan giai đoạn II đạt 17,3% sang giai đoạn III tăng lên 18,2% và giá trị này giảm xuống 17,5% ở giai đoạn IV. Tương tự như gan ở cơ hàm lượng protein cao nhất là giai đoạn III (20,7%) và giai đoạn IV thì thấp hơn (20,2%) (Hình 4.15). Protein trong buồng trứng tăng lên theo giai đoạn thành thục và đạt cao nhất ở giai đoạn IV (19,2%).

73,42 74,87 79,43 75,21 76,71 78,61 49,09 56,77 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV

m độ ( % ) Gan Cơ Buồng trứng

4.15: Hàm lượng protein ua các giai đoạn phát triển của tu ến sinh dục

(Giá trị tính tốn dựa trên % khối lượng tươi)

4.2.3 Lipid

Kết quả phân tích hàm lượng lipid được trình bày ở hình 4.16 cho thấy hàm lượng lipid trong gan và cơ cá có cùng quy luật biến đổi là tăng dần trong quá trình phát triển của tuyến sinh dục từ giai đoạn II đến giai đoạn III sau đó giảm xuống ở giai đoạn IV. Trong gan giai đoạn II hàm lượng lipid chiếm 0,67%, và tăng nhanh khi tuyến sinh dục phát triển sang giai đoạn III (1,87%). Tuy nhiên sang giai đoạn IV tỉ lệ này lại giảm một cách đột (0,12%).

Hình 4.16: Hàm lượng lipid ua các giai đoạn triển của buồng trứng

(Giá trị tính tốn dựa trên % khối lượng tươi)

17,5 18,2 17,3 20,2 20,7 20,6 19,2 18,6 0 5 10 15 20 25

Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV

P r ot e in (% ) Gan Cơ Buồng trứng 3,29 6,22 5,98 0,67 1,87 0,12 20,4 29,5 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV

Li pi d ( % ) Gan Cơ Buồng trứng

Sự biến đổi hàm lượng lipid trong cơ cá phèn vàng cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trên cá trắm cỏ của Nguyễn Duy Hoan (1996) là hàm lượng lipid trong cơ tăng khi buồng trứng phát triển từ giai đoạn II sang giai đoạn III và giảm khi đến giai đoạn IV (trích dẫn bởi Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Đối với buồng trứng hàm lượng lipid tăng lên rất nhanh từ giai đoạn III (20,4%) sang giai đoạn IV (29,5%). Theo kết quả trên có thể trong những giai đoạn đầu (giai đoạn II, III) của quá trình phát triển tuyến sinh dục các tế bào trứng được cung cấp lipid từ thức ăn. Đến giai đoạn sau (giai đoạn IV) quá trình t ch lũy dinh dưỡng của trứng diễn ra mạnh mẽ hơn thể hiện ở sự gia tăng của hàm lựong lipid trong trứng. Trong thời giai này lượng lipid trong thức ăn không cung cấp đủ cho sự phát triển của buồng trứng vì vậy một phần lipid đã được chuyển hóa từ nội tại cơ thể để cung cấp cho buồng trứng.

4.2.4 Khống

Kết quả từ đồ thị (Hình 4.17) cho thấy trong gan hàm lượng khoáng đạt giá trị cao nhất ở giai đoạn IV (1,58%) và thấp nhất là giai đoạn II (1,37%). Tương tự trong cơ thì giá trị này tương ứng là 1,17% và 1,11%. Như vậy hàm lượng khoáng trong gan và cơ cá phèn vàng tăng dần theo các giai đoạn phát triển của buồng trứng từ giai đoạn II đến giai đoạn IV.

Hình 4.17: Hàm lượng khống ua các giai đoạn phát triển của buồng trứng

(Giá trị tính tốn dựa trên % khối lượng tươi)

Tuy nhiên ngược lại hàm lượng khoáng trong trứng lại giảm khi buồng trứng phát triển từ giai đoạn III (1,45%) sang giai đoạn IV (1,38%). Có thể trong trứng khi tuyến sinh dục phát triển thì protein và lipid là thành phần được tích lũy chủ yếu nên hàm lượng khoáng giảm.

1,58 1,45 1,37 1,17 1,16 1,11 1,38 1,45 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8

Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV

K ho á ng ( % ) Gan Cơ Buồng trứng

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XẤT 5.1 Kết luận

 Cá phèn vàng là loài phân biệt đực cái riêng biệt. Buồng trứng dạng ống dài có màu trắng hồng đến vàng nhạt, đoạn cuối buồng trứng phình to hơn so với đoạn đầu. Buồng tinh khơng phân thùy, là hai dãi dẹp màu trắng đục.

 Kết quả phân tích ẩm độ ở cả 3 cơ quan là gan, cơ và trứng cho thấy ẩm độ giảm dần từ giai đoạn II đến giai đoạn IV.

 Hàm lượng protein, lipid trong cơ và gan cá cùng giảm, ngược lại trong trứng hàm lượng protein và lipid tăng khi buồng trứng chuyển từ giai đoạn III sang giai đoạn IV.

 Trong gan và cơ hàm lượng khoáng tăng dần từ giai đoạn II đến giai đoạn IV. Tuy nhiên hàm lượng khống trong trứng thì giảm

5.2 Đề xuất

 Khảo sát sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh hóa trong cơ, gan và trứng cá phèn vàng ở hai vùng nước ngọt và lợ-mặn riêng biệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Mỹ Án, 2011. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hòa áp xuất thẩm thấu và tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1882). Luận văn cao học. Trường Đại học Cần Thơ. 70 trang.

2. Donald, B.M, 2007. Fish Histolory Female Reproductive Sytem. Department of biology the University of western Ontario London, Ontario Canada. 598p.

3. Gupta, M.V, 1967. Observations on the fecundity of Polynemus paradiseus Linn from the Hooghly estuarine system. Central Inland

fisheries research institute barrackpore. p330-345.

4. Hồ Văn Bình, 2010. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá đối (Liza subviridis). Luận án cao học. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 61 trang.

5. Jones, S and P.M.G.Menon, 1953. Notes on the breeding habits and developmental stages of some estuarine fishes, J. Zool. Soc. India: p.255-267

6. Lê Thị Mai Xuân, 2008. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá linh ống (Cirrhinus jullieni) và linh rìa (Labiobarbus lineatus). Luận văn cao học. Đại học Cần Thơ. 85 trang.

7. Lê Thị Rằng, 2010. Đặc điểm hình thái đá tai của họ cá Chét (Polynemidae) và sự phát triển của tuyến sinh dục của cá phèn vàng (Polynemus longipectoralis) phân bố ở Sóc Trăng. Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 72 trang.

8. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại cá nước ngọt ở Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 350 trang.

9. Motomura, H. 2004. Threadfins of the world (family Polynemidae) an annotated and illustrated catalogue of Polynemidae spieces know to date. Australian Museum Sydney Australia. 131p.

10. Nguyễn Khắc Hường, 1993. Cá biển tập II, quyển 3. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 133 trang.

11. Nguyễn Văn Kháng, 2010. Đặc điểm hình thái đá tai của họ cá Chét (Polynemidae) và sự phát triển tuyến sinh dục của cá Phèn vàng

(Polynemus longipectoralis) phân bố ở Bạc Liêu. Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 65 trang.

12. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở Khoa học và Kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nơng nghiệp. Tp Hồ Chí Minh. 215 trang.

13. Phạm Thanh Liêm và Trần Bắc Định, 2004. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh học cá, Đại học Cần Thơ. 81 trang.

14. Phạm Trần Nguyên Thảo, Lê Quốc Việt, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Hương Thùy và Lý Văn Khánh, 2006. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá đối (Liza subviridis). Tạp chí Khoa học số đặc biệt, chuyên đề Thủy sản, quyển 1: p.215-222.

15. Pravdin, I.F, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu tiếng việt do Phạm Thị Minh Giang dịch. 275 trang.

16. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ. 361 trang.

17. Văng Minh Triết, 2011. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá đối (Liza subviridis). Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 35 trang.

18. Xakun, O.F và N. A.Buskia, 1968. Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục cá. Bản dịch từ tiếng Nga của Lê Thành Lựu và Trần Mai Thiên. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1982. 48 trang

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành bệnh học thủy sản sự biến đổi mô học và một số chỉ tiêu sinh hóa trong quá trình phát triển tuyến sinh dục cá phèn vàng (polynemus paradiseus linnaeus, 1758) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)