KINH NGHIỆM TRỒNG RONG SỤN Ở KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản lạnh đông thịt (Trang 36 - 40)

2.3.1 Vận chuyển rong giống:

Dùng sọt tre hay bao để đựng rong giống (không nên nén chặt rong với nhau). Nếu vận chuyển lượng lớn, phải đi xa nên dùng xe tải có máy lạnh, nhớ định giờ để tưới nước biển giữ độ ẩm cho rong.

2.3.2 Mùa vụ trồng rong sụn (Áp dụng cho các tỉnh Trung và Nam Trung bộ):

Mùa chính: Thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn ở các tỉnh Nam bộ

thường từ tháng 6 đến tháng 3 năm sau. • Mùa phụ: Từ tháng 4 đến tháng 6.

2.3.3 Thời gian trồng và cách sơ chế :

Kể từ ngày ra giống, với trọng lượng giống ban đầu 80 - 100g/bụi, đến trọng lượng đạt từ 1kg trở lên và thu hoạch. Kinh nghiệm cho thấy, nếu trồng rong sụn ở các vùng nước cạn, dòng chảy và sự lưu chuyển của nước yếu, vào mùa nhiệt độ cao... thì sau 2 - 2,5 tháng mới cho thu hoạch. Nếu ở những vùng nước sâu, biển hở, sóng gió và sự lưu chuyển của nước tốt có thể sau 45 - 50 ngày là thu hoạch được.

Phơi vài ngày nắng (tùy thuộc vào mức độ) cho đến khi rong khô và xuất hiện lớp muối trắng trên bề mặt rong là được. Gỡ bỏ rác, dây buộc còn sót, giũ sạch cát muối rồi cho vào bao, cất giữ nơi thoáng mát, tránh ẩm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu.

2.3.4. Bệnh rong và biện pháp phòng ngừa:

Bệnh trắng lũn thân là một bệnh chủ yếu và phổ biến nhất đối với rong sụn, nó gây thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau về sản lượng cũng như chất lượng...

Trồng rong ở những vùng có dòng nước chảy, không kín sóng gió, xa nguồn nước ngọt, tránh vùng nước quá cạn và quá kín sóng gió. Sự lưu chuyển tốt của nước luôn là nhân tố quan trọng nhất trong nghề trồng rong sụn.

Các giàn trồng rong cần có kích thước nhỏ đến vừa, mỗi giàn chỉ nên có kích thước tối đa 2000 - 3000m2 để dễ dàng trong việc điều chỉnh độ sâu của giàn cũng như thuận lợi cho việc xử lý khi bệnh rong xuất hiện.

2.3.5. Biện pháp xử lý bệnh xảy ra:

 Bệnh xuất hiện phát triển nhanh và lây lan. Khi rong bệnh cần phải xử lý bằng cách:

• Thu và cắt bỏ các phần bị bệnh rồi buộc giống trở lại. • Hạ giàn rong xuống sâu 0,6 - 0,8m cách mặt nước.

• Di chuyển giàn trồng đến vùng dòng nước chảy tốt, thường xuyên có gió và sóng.

HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hình ảnh rong sụn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TRẦN QUYẾT THẮNG; LÊ PHAN THÙY HẠNH – BÀI GIẢNG CÔNG

NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢNTừ trang web: 1. http://vi.wikipedia.org/wiki/Giò_lụa#Nguy.C3.AAn_li.E1.BB.87u 2. http://longdinh.com/default.asp?act=list&catID=5 3. http://www.anova.com.vn/news_details.asp?newsID=NEW 4. http://tuoitre.vn/Kinh-te/47799/Ky-rongdoi-doi.html 5. http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/thuysankhac/rongsun.htm 6. http://tintuc.xalo.vn/00-1994141208/trien_vong_tu_rong_nho_bien.html

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản lạnh đông thịt (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w