.1 Cronbach Alpha của các biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lại hàng trực tuyến của khách hàng nữ tại TP hồ chí minh trường hợp mua lẻ hàng thời trang , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

Biến quan sát

Trung bình của thang đo nếu loại

biến

Phương sai của thang đo nếu loại

biến

Hệ số tương quan biến - tổng hiệu

chỉnh

Cronbach Alpha nếu loại biến Giá trị cảm nhận: Cronbach Alpha=0.566

GT1 11.96 3.575 0.077 0.677 GT2 12.35 2.126 0.524 0.322 GT3 12.15 2.737 0.402 0.454 GT4 12.16 2.598 0.429 0.428 Cảm nhận tính dễ sử dụng: Cronbach Alpha=0.774 SD1 12.37 2.695 0.569 0.725 SD2 12.45 2.864 0.641 0.691 SD3 12.59 2.909 0.590 0.714 SD4 12.37 2.790 0.523 0.751

Niềm tin: Cronbach Alpha=0.643

NT1 11.80 2.637 0.415 0.582

NT2 11.81 2.557 0.667 0.417

NT3 11.86 2.375 0.471 0.541

NT4 12.27 3.582 0.192 0.704

Chức năng: Cronbach Alpha=0.814

CN1 16.69 5.249 0.577 0.788 CN2 16.61 4.965 0.584 0.784 CN3 16.62 4.776 0.663 0.761 CN4 16.50 4.601 0.649 0.764 CN5 16.68 4.322 0.582 0.793

Kinh nghiệm mua hàng trực tuyến: Cronbach Alpha=0.825

KN1 7.66 1.653 0.553 0.882 KN2 7.64 1.386 0.789 0.645 KN3 7.67 1.478 0.713 0.726

Ý định mua lại: Cronbach Alpha=0.445

ML1 7.40 0.977 0.455 -.024a

ML2 7.49 0.995 0.399 0.087

ML3 7.94 1.663 0.019 0.723

4.2.1.1 Phân tích hệ số Cronbach Alpha các biến độc lập

Giá trị cảm nhận: Giá trị cảm nhận có Cronbach Alpha khá thấp (0.566). Hệ số

tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát điều đạt yêu cầu (≥0.3) và Cronbach Alpha khi loại bỏ biến cũng nhỏ hơn Cronbach Alpha ban đầu. Tuy nhiên biến quan sát GT1 có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh bằng 0.077 nhỏ hơn mức độ yêu cầu là 0.3 (Nunnally & Bernstein 1994) và Cronbach Alpha khi loại biến này sẽ là 0.677. Do đó tác giả tiến hành xem xét lại giá trị nội dung của biến thành phần này (GT1):

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính một lần nữa thông qua sự hội ý của một số đối tượng tham gia phỏng vấn. Kết quả cho thấy các đối tượng đều hiểu rõ nội dung của biến thành phần này, do đó tác giả nghĩ đến nguyên nhân sau:

Việc mua sắm trực tuyến chỉ mới xuất hiện ở vài năm gần đây, việc thực hiện mua hàng trực tuyến chỉ có thể thơng qua cơng cụ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thế hệ mới và hầu hết các công cụ này không phải giới trẻ nào cũng được trang bị và mang theo bên mình thường xuyên. Do đó việc thực hiện mua sắm ở bất cứ lúc nào và nơi đâu có thể khơng thực hiện được.

Vì vậy tác giả sẽ bỏ biến GT1 và đưa các biến còn lại vào phân tích EFA.

Cảm nhận tính dễ sử dụng: Cảm nhận tính dễ sử dụng có Cronbach Alpha bằng

0.774 đạt yêu cầu (≥0.6, theo Nunnally & Bernstein 1994). Các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát điều đạt yêu cầu (≥0.3) và Cronbach Alpha khi loại bỏ biến cũng nhỏ hơn Cronbach Alpha ban đầu, do đó 4 biến thành phần của Cảm nhận tính dễ sử dụng đều được đưa vào phân tích EFA.

Niềm tin: Niềm tin có Cronbach Alpha bằng 0.643 đạt yêu cầu (≥0.6, theo

Nunnally & Bernstein 1994). Tuy nhiên biến quan sát NT4 có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh bằng 0.192 nhỏ hơn mức độ yêu cầu là 0.3 (Nunnally & Bernstein 1994) và Cronbach Alpha khi loại biến này sẽ là 0.704. Do đó tác giả tiến hành xem xét lại giá trị nội dung của biến thành phần này (NT4):

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính một lần nữa thông qua sự hội ý của một số đối tượng tham gia phỏng vấn. Kết quả cho thấy các đối tượng đều hiểu rõ nội dung của biến thành phần này, do đó tác giả nghĩ đến một số nguyên nhân sau: +Thứ nhất thang đo thành phần này xuất phát từ các nghiên cứu nước ngoài, việc mua hàng trực tuyến đã có từ lâu đời, thêm vào đó đời sống của họ cao hơn ở Việt Nam. Cho nên khi nói đến chất lượng sản phẩm thường liên quan đến giá trị của sản phẩm, và giá trị này thường lớn hơn nhiều so với đời sống ở Việt Nam.

+Thứ hai, khảo sát này chỉ nhắm đến đối tượng khách hàng ở độ tuổi 14-25 tuổi là nhóm tuổi thuộc nhóm học sinh, sinh viên là nhiều và có thu nhập chưa cao, do đó khi mua sản phẩm thường sẽ chọn nhóm sản phẩm có giá thành phù hợp. Cho nên vấn đề chất lượng sản phẩm dường như không được quan tâm lắm.

Vì vậy để thực chạy EFA tiếp theo sau, tác giả quyết định loại bỏ biến NT4, chỉ đưa 3 biến cịn lại vào.

Chức năng: Chức năng có Cronbach Alpha bằng 0.814 đạt yêu cầu (≥0.6, theo

Nunnally & Bernstein 1994). Các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát điều đạt yêu cầu (≥0.3) và Cronbach Alpha khi loại bỏ biến cũng nhỏ hơn Cronbach Alpha ban đầu, do đó 5 biến thành phần của Chức năng đều được đưa vào phân tích EFA.

Kinh nghiệm mua hàng: Kinh nghiệm mua hàng có Cronbach Alpha khá tốt

(0.825). Các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát điều đạt yêu cầu (≥0.3). Tuy biến quan sát KN1 khi loại bỏ sẽ làm Cronbach Alpha tăng lên 0.882 nhưng hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh của nó đạt u cầu. Do đó tác giả khơng loại bỏ mà vẫn đưa KN1 vào chạy EFA. Như vậy đối với biến kinh nghiệm mua hàng tác giả đưa 3 biến quan sát vào chạy EFA.

4.2.1.2 Phân tích hệ số Cronbach Alpha biến phụ thuộc

Ý định mua lại có Cronbach Alpha bằng 0.445 khơng đạt yêu cầu (<0.6, theo Nunnally & Bernstein 1994). Tuy nhiên khi loại bỏ biến ML3 Cronbach Alpha sẽ là 0.723 do đó tác giả tiến hành đánh giá lại nội dung biến ML3:

Thực hiện nghiên cứu định tính với một số đối tượng cho thấy tất cả đều hiểu rõ nội dung của câu hỏi, do đó nguyên nhân mà tác giả nghĩ đến có thể là do việc theo dõi hàng thường xuyên tại một trang web chưa hẳn đã phản ánh ý định mua hàng của người ta. Ở Việt Nam có nhiều người có thói quen xem hàng tại các cửa hàng chứ khơng mua. Tương tự như vậy khi thường xuyên xem hàng tại trang web X chưa hẳn người ta có ý định quay lại đây mua hàng.

Do đó tác giả loại biến ML3 và đưa các biến còn lại vào phân tích EFA.

4.2.1.3 Kết luận về Cronbach Alpha

Cronbach Alpha của các biến đều khá tuy nhiên có một số biến không đạt yêu cầu hoặc khi loại bỏ bớt biến quan sát sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo vì vậy tác giả đã có những điều chỉnh nhất định để đưa các biến vào phân tích EFA, cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lại hàng trực tuyến của khách hàng nữ tại TP hồ chí minh trường hợp mua lẻ hàng thời trang , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)