Kho bảo quản nguyên liệu

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ : Bột tương lên men (Trang 38 - 44)

II. Công nghệ thiết bị

15. Kho bảo quản nguyên liệu

a. Mục đích

• Bảo quản nông sản giữ được chất lượng và số lượng.

• Giữ ổn định nhiệt độ cho hạt đậu nành.

• Ngăn chặn sự nảy mầm của hạt.

• Làm giảm sự hô hấp và quá trình tự bốc nóng. b. Thiết kế kho bảo quản

• Đáp ứng đủ không gian để dự trữ nguyên liệu (20 tấn nguyên liệu).

• Thiết lập kho kín hoàn toàn để ta có thể áp dụng phương pháp bảo quản kín.

• Vệ sinh kho sạch sẽ, khô thoáng trước khi đưa nguyên liệu vào.

• Nguyên liệu cần phơi ngoài nắng khoảng 5 – 6 tiếng trước khi cho vào kho.

• Dưới đáy kho nên lót một lớp tro hoặc lá chuối khô, nếu lá sầu đâu thi càng tốt.

• Lắp thêm máy điều hoà nhiệt độ để ổn định nhiệt độ làm cho nguyên liệu luôn thoáng mát.

• Kiểm tra định kì, nếu trời nắng tốt thi nên đem ra phơi.

• Phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng vào kho trước khi cho nguyên liệu vào

• Không nên đổ hạt còn nóng vào.

PHẦN III:XỬ LÝ CHẤT THẢI

1. Nước rửa nguyên liệu

Loại nước này không thuộc loại nước gây ô nhiễm nên có thể xử lý sơ bộ và đem sử dụng lại.

a. Nguyên tắc xử lý:

Dùng hệ thống chắn rác và hệ thống lắng lọc để loại bỏ những thành phần rác có kích thước lớn và bụi bẩn ra khỏi nước. Nước có thể tái sử dụng lại để rửa nguyên liệu.

b. Hệ thống xử lý nước song chắn rác 2. Nước vệ sinh thiết bị

Như rửa thùng nấu bể chứa, rửa sàn nhà, vệ sinh các đường ống vận chuyển thiết bị lên men. Loại nước này chứa nhiều chất hữu cơ, cần phải tiến hành xử lý để làm sạch môi trường và tái sử dụng lại hoặc không.

Xử lý loại nước này bằng phương pháp lọc sinh học kết hợp với hệ thống xử lý hiếu khí.

bề rửa

Công nghệ xử lý như sau: nước thải nén khí nước ra bùn hoàn bùn lưu thưa

• Bể điều hoà: Xây dựng bể điều hoà hình chữ nhật có dung tích khoảng 200 – 225 m3. Kích thước 5m x 10m x 5m.

• Bồn chứa hoá chất: Dùng để điều chỉnh pH có dung tích < 10000 lít.

• Bể lắng: Thiết kế bể lắng hình trụ có thể tích 125 m3; đường kính 7,3 m; chiều cao 30 m.

Đáy hình trụ được thiết kế hình nón ngược để dễ thụ nhân bùn.

• Bể hiếu khí: Bể này được thiết kế có hệ thống cung cấp không khí. Có dung tích khoảng 280 – 320 m 3, kích thước 5m x 14m x 5m. Hệ thống thổi khí được hoạt động liên tục với dung lượng 40 – 50 m3/ phút.

• Bể lọc sinh học: Được thiết kế hình trụ, nước thải được phân phối trên bề mặt hệ thống quay ly tâm.

Được thiết kế như sau: Đường kính 60m

Thể tích 160m3

Diện tích bề mặt trên 28m3

Lưu lượng nước 600m3/ngày Vận tốc khoảng 2000kg/m3

™ Vận hành công nghệ:

Nước thải được đưa vào bể điều hoà để điều chỉnh pH và điều chỉnh dòng chảy. Ở bể điều hoà, ta lắp đặt hệ thống khuấy để điều chỉnh pH và tăng nhanh một phần quá trình khử các chất hữu cơ, sau đó đưa qua bể lắng 1. Bùn thải được lấy ra định kỳ, nước được đưa sang bể lọc sinh học tải lượng cao với

bểđiều hồ hệ thống lọc sinh học bể hiếu khí bể lắng 2 bể lắng 1

hệ vật liệu lọc làm bằng plastic. Ở đây, các chất dinh dưỡng được các loại sinh vật bám trên vật liệu lọc tiến hành các quá trình oxy hoá và làm giảm hàm lượng các chất hưu cơ.

Sau khi nước qua hệ thống lọc sinh học, nước được đưa đến bể hiếu khí. Tại đây, tiến hành thổi khí liên tục với lưu lượng trên 3m3/ phút. Nước thải được lưu lại trong bể khoảng 5 giờ

Sau khi được xử lý ở bể hiếu khí, nước thải sẽ được chuyển sang bể lắng 2. Tại đây các chất lắng sẽ lắng xuống, một phần bùn lắng sẽ được hoàn lưu lại ở bể hiếu khí để tăng quá trình phân giải, bùn thưa được tháo vào hệ thống chung rồi cho ra ngoài.

3. Xử lý vỏ:

Vỏ chiếm 8% khối lượng hạt đậu nành nên khi ta sản xuất một mẻ 4,5 tấn thì khối lượng vỏ chất thải là 360kg. Đây là con số không phải là lớn, nhưng đối với quy trình sản xuất lâu dài thì đây là vấn đề môi trường đáng kể. Vì thế, chúng ta cần phải có cách xử lý vỏ đậu nành.

Thành phần của vỏ so với khối lượng của hạt đậu nành:

• Protein 8,8%

• Dầu 1 %

• Tro 4,3 %

• Hydrocacbon 86 %

Vì thành phần hydrocacbon trong vỏ đậu nành là rất lớn, nên ta có thể dùng để làm:

• Vỏ đậu nành được nghiền mịn để làm phân bón cho cây trồng.

• Vỏ đậu nành được bóc ra sau khi rang đã được làm chín và có thể tiêu hoá được.Vỏ sẽ được đưa vào may nghiền mịn và bổ sung vào thức ăn gia súc.

KẾT LUẬN:

Trên đây, là tất cả nội dung Đồ Án 2: Công nghệ thiết bị của nhóm đã thực hiện. Qua việc tìm hiểu tài liệu và xem xét thực tế thì quy trình sản xuất mà đồ án 1 đưa ra là không chính xác, do đó đã có một vài chỉnh sửa ở phần bài đồ án này. Vì là một đồ án mang đậm tính lý thuyết và tư duy, nên tất cả số liệu trong đồ án này đều mang tính chất tham khảo, và là những con số đề nghị. Thế nên, tính chính xác của chúng không được đảm bảo, để đưa ra sản xuất thực tế thì cần phải khảo sát và tính toán lại một cách kỹ lưỡng và khoa học hơn.

Mặc dù, đã rất cố gắng và nỗ lực để hoàn thành khối lượng đồ án trong thời gian là 3 tuần, nhưng chắc chắn rằng nó không thể đầy đủ và như ý được vì những lý do khách quan và chủ quan khác nhau. Rất mong, nhận được sự quan tâm và góp ý tận tình của quý thầy cô phụ trách, để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn, và hơn nữa là giúp chúng em nhận ra được những vấn đề còn thiếu sót để kịp thời sửa chữa, nâng cao hơn tầm hiểu biết của mình.

TAØI LIỆU THAM KHẢO:

1. GS.TSKH Nguyễn Bin; Các Quá Trình Thiết Bị-Tập 4: phân riêng dưới tác dụng của nhiệt; NXB Khoa Học Kỹ Thuật.

2. GS.TSKH Nguyễn Bin; Các Quá Trình Thiết Bị-Tập 2: phân riêng hệ không đồng nhất khuấy, trộn, đập,nghiền, sàng; NXB Khoa Học Kỹ Thuật.

3. Nguyễn Văn May; Kỹ Thuất Sấy Nông Sản Thực Phẩm; NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật.

4. PGS.TS Lê Văn Tán; Giáo trình Công Nghệ Sau Thu Hoạch.

5. Lê Bạch Tuyết và Đồng sự; Các Quá Trình Công Nghệ Cơ Bản Trong Sản Xuất Thực Phẩm; Nhà xuất Bản Giáo Dục.

6. Tống Thị Anh Đào; Kỹ Thuất Bao Bì; NXB Đại Học Quốc Gia. 7. www.tailieuhoc.tl

8. www.backim.com.vn

9. www.maymochoathanh.com

10.www.thuviengiaotrinh.maychebienthucpham.vn.

11.www.thuviengiaotrinh.cacthietbitrongcongnghesinhhoc.vn

MC LC

Lời nói đầu...1

Phần 1: Lựa chọn công suất của nhà máy và quy trình sản xuất 1. Công suất của nhà máy...2

2. Quy trình sản xuất...2

Phần 2: Mô tả quy trình công nghệ sản xuất...4

I. Mô phỏng thiết bị nhà máy ...4

II. Công nghệ thiết bị 1. Thiết bị băng chuyền ...5

2. Quá trình phân ly từ tính ...7

3. Máy rửa đậu nành...9

4. Thiết bị rang...11

5. Thiết bị bóc vỏ ...15

6. Thiết bị hấp...18

7. Máy bơm ...19

8. Thiết bị lên men...21

9. Thiết bị xay ...23

10.Thiết bị ép, định dạng viên...24

11.Thiết bị sấy thùng quay...25

12.Thiết bị nghiền...30

13.Thiết bị định lượng đóng goi...32

14.Phòng nuôi giống ...35

15.Kho bảo quản nguyên liệu...35

Phần 3: Xử lý chất thải 1. Nước rửa nguyên liệu ...36

2. Nước vệ sinh thiết bị...36

3. Xử lý vỏ ...38

Kết luận...39

Tài liệu tham khảo ...40

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ : Bột tương lên men (Trang 38 - 44)