Thị trường IPO tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức độ định dưới giá IPO trong ngắn hạn nghiên cứu thực nghiệm tại hose , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 35)

Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào

vận hành Trung tâm giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và

thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ,

chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ

đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.Từ đó cho đến

2005, thị trường luôn ở trong trạng thái ảm đảm, loại trừ cơn sốt vào năm 2001 (chỉ số VN index cao nhất đạt 571,04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng

chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới

70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ cịn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001) thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất

các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư

trong nước, trong khi room cho các nhà đầu tư nước ngồi thì hết. Nhưng bước sang năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng), thị trường dần chuyển sắc. Thị trường chứng khoán Việt Nam nóng lên từ 7/2006, thị trường chứng khoán tăng 67% trong năm 2006, nhà nước kêu gọi các công ty tiến hành IPO doanh nghiệp, tình hình khá sơi động, hàng loạt cơng ty tiến hành IPO, lượng cung cổ phần ra thị trường vô cùng lớn. IPO của các doanh nghiệp diễn ra rất thuận lợi, khi đó hầu hết các doanh nghiệp tiến hành IPO đều thành công. Các doanh nghiệp khi IPO chỉ chú trọng đến việc làm thế nào

để bán được với giá cao nhất, còn nhà đầu tư chỉ cần mua là có lợi nhuận. Tình

trạng IPO hàng loạt tiếp diễn trong năm 2007. Với xu hướng của năm 2007, năm 2008 có thể đánh giá là một năm của IPO với rất nhiều kế hoạch IPO lớn đã được vạch sẵn từ năm 2007 như: tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco), tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Mobifone, Vinafone, Agribank, BIDV.... Dự tính thì nhiều nhưng diễn biến bất ngờ từ cuộc khủng hoảng

tài chính thế giới đã tác động đáng kể đến Việt Nam, các chỉ số chứng khoán giảm

sút tới mức những chuyên gia lạc quan nhất cũng trở nên “hoảng loạn”, và thậm chí

có những ý kiến yêu cầu “tạm ngưng giao dịch” để ngăn làn sóng rớt giá của thị

trường chứng khốn, kéo theo đó các nhà đầu tư cũng dần trở nên thờ ơ với các

hàng hóa IPO, các dự tính khơng thành, dù chất lượng của các đợt IPO này được

đánh giá là tốt. Năm 2009, thị trường chứng khoán khởi sắc nhưng các hoạt động

IPO vẫn trong tình cảnh ảm đạm. Cả hai Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí

Minh và Hà Nội thực hiện IPO cho 29 doanh nghiệp, nhưng lượng cổ phần đấu giá

thành công khá khiêm tốn, có doanh nghiệp phải hủy đấu giá vì có ít, thậm chí

khơng có nhà đầu tư tham gia. Một thực tế, các đợt IPO trong giai đoạn này thiếu

vắng các doanh nghiệp lớn, các thương hiệu mạnh để thu hút nhà đầu tư. Trong tình

hình nhà đầu tư rất dè dặt mua cổ phiếu niêm yết trên sàn thì quyết định mua cổ

phiếu IPO càng được cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Có nhiều cơng ty thực hiện IPO xong nhưng mãi vẫn không lên sàn. Năm 2010 là năm triển vọng nền kinh tế hồi phục.

nhiều doanh nghiệp có kế hoạch IPO từ năm 2009 nhưng đã hoãn lại đến năm 2010 với hy vọng nền kinh tế hồi phục có thể giúp cho hoạt động IPO của doanh nghiệp

đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên một số yếu tố vĩ mô bất lợi khiến thị trường chứng

khốn lình xình trong suốt tám tháng đầu năm và bất ngờ sụt giảm mạnh trong

những tháng cuối năm cũng làm cho các thương vụ IPO tiếp theo của các doanh nghiệp trong năm không được thành công. Những năm tiếp theo 2011, 2012, tình hình IPO vẫn khơng khả quan.

Hình 2.4 - Giá trị vốn hóa Thị trường chứng khốn Việt Nam (2000-2012)

Nguồn: dữ liệu theo cophieu68.vn

Như các thị trường mới nổi khác, thị trường chứng khoán Việt Nam áp dụng biên độ

giao dịch từ năm 2000. Tính đến đầu năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam

đã trải qua 10 lần thay đổi biên độ giao dịch, đặc biệt là có 4 lần được thực hiện

trong năm 2008. Kể từ ngày 15/1/2013, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức áp dụng biên độ mới: +/-7% đối với HOSE và +/-10% đối với HNX. Mục đích

của việc áp dụng biên độ giao dịch này là nhằm bảo vệ thị trường chứng khốn và

tính đầu cơ được gây ra bởi môi trường dễ bị tổn thương ở các thị trường mới nổi. Quy định được áp dụng cho tất cả các cổ phiếu kể từ ngày giao dịch đầu tiên của nó.

Ví dụ, giá cổ phiếu được niêm yết có thể dao động giữa +/-5%. Khi giá một cổ

phiếu chạm tới mức trần +/-5%, giá cổ phiếu được cố định cho tới khi lượng cầu và giá cổ phiếu giảm xuống +5% hoặc lượng cung và giá cổ phiếu tăng lên trên -5%

trong cùng ngày. Tuy nhiên, đối với cổ phiếu mới niêm yết, trong ngày giao dịch

đầu tiên, giá giao dịch được biến động trong phạm vi +/-20% so với giá giao dịch

dự kiến. Sự thay đổi này nhằm mục đích cho phép thị trường đánh giá khách quan giá của cổ phiếu được niêm yết, điều này có thể ảnh hưởng đặc biệt tới mức độ dưới giá đối với ngày giao dịch đầu tiên.

Ở Việt Nam, theo quy định của Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị

trường chứng khốn, thơng tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định

48/1998/NĐ-CP, Luật chứng khoán 2006 và Luật chứng khoán sử đổi năm 2010, tổ

chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện: Mức

vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ Việt Nam đồng; hoạt động kinh doanh có lãi trong 2

năm gần nhất; thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh; có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ

đợt phát hành cổ phiếu; số cổ đông tối thiểu là 100 người, và 100 người này phải

nắm giữ tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành, trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành; cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc

đợt phát hành; cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì

phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

Để được niêm yết trên thị trường chính thức (HOSE), các cơng ty phải có vốn điều

lệ tại thời điểm đăng ký là 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị sổ sách từ

năm 2006 – 2012 và 120 tỷ đồng từ ngày 15 tháng 9 năm 2012, hoạt động kinh

đăng ký niêm yết, khơng có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng, tối thiểu

20% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cơng ty do ít nhất 100 cổ đơng nắm giữ.

Một số quy định này có sự thay đổi đáng kể qua thời gian theo từng Luật, Nghị

định, Thông tư được tổng hợp tại Bảng 2.1. Hiện tại, văn bản hướng dẫn mới nhất là

Nghị định 58/2012/ NĐ-CP ngày 20/7/2012. Do có sự cách biệt khá lớn về mức vốn

điều lệ từ khi IPO đến khi niêm yết cũng như các điều kiện khắt khe hơn nên trong

số 208 đợt IPO chỉ có 49 công ty tiến hành niêm yết trên HOSE.

Bảng 2.1 - Các điều kiện để được IPO và niêm yết trên sàn HOSE.

Các điều kiện IPO Niêm yết trên HOSE

Tài liệu (1) Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998;

(2) Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 (3) Thông tư 60/2004/TT-BTC ngày ngày 18 tháng 6 năm 2004; (4) Luật chứng khoán 2006 ngày 29/6/2006;

(5) Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007; (6) Nghị định 84/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010; (7) Luật chứng khoán sửa đổi 2010 ngày 24/11/2010;

(8) Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012. Mức vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ Việt Nam đồng (1) 05 tỷ Việt Nam đồng (2) 10 tỷ Việt Nam đồng (4) 05 tỷ đồng Việt Nam (2) 80 tỷ đồng Việt Nam (5) 120 tỷ đồng Việt Nam (8) Kết quả kinh doanh

Lãi trong 2 năm liền trước (1)

Lãi năm liền trước (2)

Lãi năm liền trước,không lỗ lũy kế (3)

Lãi 02 năm liền trước (2) Lãi 02 năm liền trước, khơng có lỗ lũy kế (5)

Cổ đông sáng

lập, Ban quản lý

Nắm giữ ít nhất 20% trong tối thiểu 3 năm (1) Không quy định (2) Cam kết giữ ít nhất 50% số cổ phần đang có trong 1 năm (2) Cam kết giữ 100% số cổ phần đang có trong 6 tháng, 50% trong 6 tháng tiếp theo (5)

Nợ quá hạn - Khơng có nợ quá hạn phải

lập dự phịng (5)

Khơng có nợ quá hạn phải trả trên 1 năm (8)

Cổ đông nhỏ Tối thiếu 20% được nắm giữ bởi 100

cổ đông. (nếu phát hành trên 100 tỷ

đồng thì tỷ lệ tối thiểu là 15%) (1)

Khơng quy định (2)

Tối thiểu 20% do ít nhất 50 cổ đông (vốn cổ phần từ

100 tỷ đồng Việt Nam trở

lên thì tỷ lệ tối thiểu là 15%) (2)

Tối thiếu 20% được nắm

giữ bởi 100 cổ đông (5)

Tối thiếu 20% được nắm

giữ bởi 300 cổ đông (8)

Khác Công ty đại chúng chào bán chứng

khoán ra công chúng phải cam kết

đưa chứng khoán vào giao dịch trên

thị trường trong thời hạn một năm (7)

Bổ sung áp dụng quy định trên đối

với các trường hợp IPO để thành lập mới doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, tổ chức tín dụng cổ phần (8) Có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức cơng ty cổ phần. (8) Tỷ lệ ROE năm gần nhất tối thiểu là 5% (8)

Khi quyết định thực hiện IPO, công ty phát hành phải lựa chọn nhà bảo lãnh. Nhà

bảo lãnh thường là một ngân hàng hay một cơng ty chứng khốn được thực hiện

nghiệp vụ bảo lãnh. Đợt phát hành nhỏ chỉ cần một nhà bảo lãnh chính, nhưng nếu

đợt phát hành lớn thì cần đến một vài nhà bảo lãnh chính để đảm bảo uy tín và sự

thành công cho đợt phát hành (các nhà bảo lãnh sẽ lập thành một tổ hợp bảo lãnh). Công ty phát hành và nhà bảo lãnh phát hành thỏa thuận với nhau một mức giá nhất

định cho một lượng cổ phiếu xác định, sau đó nhà bảo lãnh phải bán lại số cổ phiếu đó cho người mua. Tổ chức bảo lãnh sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký phát hành nộp lên Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước chờ xét duyệt. Vì đây là các cơng ty lần đầu phát

hành ra công chúng nên thông tin liên quan đến công ty hầu như không được nhiều

người biết đến, cần có một buổi gặp gỡ giữa cơng ty phát hành, các nhà bảo lãnh và các nhà đầu tư tiềm năng để thuyết trình về cơng ty cũng như những kế hoạch kinh doanh của công ty.

Sau khi được Ủy ban Chứng khốn Nhà nước thơng qua và cấp giấy phép phát

hành, công ty phát hành phải thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời cơng bố ra cơng chúng bản cáo bạch chính thức, bản các bạch phải bao gồm các thông tin kế tốn tài chính lịch sử chi tiết về cơng ty cùng với chi tiết

về lịch sử hoạt động của công ty, đội ngũ quản lý, triển vọng, rủi ro, việc sử dụng

các khoản tiền mới do phát hành, các cổ đơng nắm quyền kiểm sốt và các cơng ty con. Công ty phát hành phải thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một thời

gian nhất định kể từ ngày được cấp giấy phép. Cơ chế phân bổ số cổ phần IPO ở

Việt Nam là thông qua đấu giá, xác định kết quả đấu giá theo nguyên tắc lựa chọn

giá đặt mua từ cao xuống thấp đến khi đủ số lượng cổ phần chào bán. Sau khi tổ

chức đấu giá, sẽ tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm quy chế đấu giá và xử lý

đối với số cổ phần không bán hết trong đấu giá (nếu có). Nếu số cổ phần nhà đầu tư

từ chối mua nhỏ hơn 30% tổng số cổ phần chào bán thì ban chỉ đạo cổ phần hóa

thực hiện bán tiếp cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá theo phương thức thỏa

Tuy nhiên, hiện nay cơ chế đấu giá cổ phần đang bộc lộ một số khuyết điểm như

một số người tham gia đấu giá có thể bóp méo giá bằng cách đặt mua với khối

lượng nhỏ nhưng giá rất cao, sau đó khơng mua cổ phần nên giá cao nhất có khi là

giá ảo. Do vậy, các nhà làm chính sách cần thay đổi một số quy định, nhằm giảm

mức dưới giá và thiệt hại do đầu cơ như nâng mức tiền đặt cọc khi các nhà đầu tư tham gia đấu giá, hiện nay theo Quyết định 895/QĐ-UBCK ngày 29 tháng 10 năm

2012 đang quy định mức đặt cọc là 10% giá trị tổng số cổ phần đăng ký mua tính

theo giá khởi điểm. Hoặc như xem xét một cơ chế xác lập giá IPO khác như hình thức đăng ký ghi sổ, một trong những cơ chế đang được áp dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức độ định dưới giá IPO trong ngắn hạn nghiên cứu thực nghiệm tại hose , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)