GIẢI PHÁP KINH TẾ

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp phát triển nấm mèo cho các vùng dân tộc thiểu số (Trang 33 - 41)

3.2.1. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Nấm trên thị trường nội địa hiện nay được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng nấm tươi như nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm,.... với giá bán dao động trong khoảng 30.000 - 80.000đ/kg. Một số loại nấm khác như nấm hương, nấm mèo, nấm mỡ được tiêu thụ ở dạng nấm sấy khô, nấm muối hoặc nấm đóng hộp với giá bán từ 50.000 đến 150.000đ/kg.

Nấm tươi không thể đảm bảo chất lượng trong một thời gian dài sau thu hái, do đó các cơ sở sản xuất phải đầu tư thiết bị đóng gói, bảo quản nấm tươi để kéo dài thời gian sử dụng và lưu thông trên thị trường. Chẳng hạn như công nghệ đóng gói hút chân không hoặc đóng gói và bảo quản bằng khí nitơ.

Nấm có thể được bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc bán qua đối tượng trung gian. Tuỳ theo qui mô của từng cơ sở sản xuất có thể hướng đến những hợp đồng lớn cung cấp nấm tươi hoặc xuất khẩu các sản phẩm nấm muối, nấm đóng hộp thông qua các phương tiện quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

Các cơ sở sản xuất phải chú ý đến các thị trường tiêu thụ nấm như:

• Các chợ địa phương

• Siêu thị

• Nhà hàng

• Khách sạn

Chuyên đề 1 – Lớp 11SH04 2011

Giá nấm thường thay đổi theo mùa, đặc biệt là nhu cầu sử dụng nấm vào các ngày lễ, ngày cuối tuần, ngày ăn kiêng. Do đó, người sản xuất nấm phải biết tính toán cho ra sản phẩm đúng thời điểm để thu lại lợi nhuận cao nhất.

3.2.2. Dự toán vật liệu, nhân công

Bảng 3.1 – Dự toán vật liệu, nhân công cho sản xuất nấm

Loại nấm trồng Nguyên liệu, vật tư Số lượng

Nấm mèo Mùn cưa 1.000 kg Vôi bột 10 kg Giống nấm 15 bịch Túi nilon 6 kg Bông nút 6kg Bột nhẹ 10 kg Cám gạo, cám ngô 30 – 50 kg MgSO4 1 - 1.5 kg

Năng lượng sấy

Công lao động 20 người

3.2.3. Tính toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất

Chi phí:

Chuyên đề 1 – Lớp 11SH04 2011

Bảng 3.2 – Chi phí sản xuất nấm mèo, tính trên 1 tấn nguyên liệu

Nguyên liệu, vật tư Số lượng Đơn vị tính Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Mùn cưa 1.000 kg 500 500.000 Giống nấm 20 Bịch 15.000 375.000 Túi nilon 6 kg 35.000 210.000 Bông nút 6 kg 20.000 120.000 Cám ngô, cám gạo, bột nhẹ 50 kg 7.000 350.000 Vôi bột 10 kg 2.000 20.000 MgSO4 1 kg 5.000 5.000

Công lao động 20 Người 30.000 600.000

Khấu hao nhà xưởng 200.000

Điện, nước 100.000

Cộng 2.480.000

Doanh thu:

Tính theo năng suất trung bình, tỷ lệ thu hồi sản phẩm so với nguyên liệu khoảng 70%, như vậy 1 tấn nguyên liệu sau khi trồng nấm thì thu hoạch 700kg nấm tươi hoặc 70kg

Chuyên đề 1 – Lớp 11SH04 2011

Nấm tươi: 700kg x 7.500đ/kg = 5.250.000đ

Lợi nhuận: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nấm tươi: 5.250.000 – 2.480.000 = 2.770.000đ

3.2.4. Đề xuất các giải pháp

Theo các kết quả đã đạt được trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho thấy việc tổ chức xây dựng “mô hình trình diễn” là phương pháp chính để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người đồng bào dân tộc với lý do:

 Nông hộ đồng bào dân tộc chỉ làm theo khi họ thấy được kết quả, và có lợi ích kinh tế cụ thể.

 Mô hình là nhằm để khẳng định tính phù hợp của tiến bộ kỹ thuật tại địa phương. Thông qua việc thiết lập mô hình trình diễn và các bước tổ chức thực hiện tiếp theo mang tính đồng bộ và có sự đồng thuận của địa phương là cơ sở để các nông hộ nhận thức và cùng nhau tổ chức nhân rộng mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Để làm tốt việc xây dựng mô hình trình diễn cần lưu ý một số giải pháp sau đây:

 Cần đánh giá và có sự khảo sát sự cần thiết phải xây dựng mô hình trình diễn tại địa phương.

Đó chính là phương pháp tiếp cận để làm cơ sở thống nhất trong cộng đồng và cấp chính quyền thôn buôn.

 Tổ chức Ban chỉ đạo kỹ thuật và nhóm nông hộ cùng sở thích

Đây là điều kiện để tiến hành việc triển khai các tiến bộ kỹ thuật thông qua các nhóm nông hộ và có chương trình tư vấn hỗ trợ cụ thể vào những thời điểm trọng yếu của các giải pháp kỹ thuật và tổ chức họp nhóm, để nêu điển hình và cùng thống nhất các kế

Chuyên đề 1 – Lớp 11SH04 2011

hoạch tổ chức thực hiện. Nếu cần thiết có thể xây dựng quy chế để tranh thủ sự thống nhất và đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền thôn buôn…

 Chọn hộ địa điểm và nông hộ xây dựng mô hình

Đây cũng được xem là một bước khá quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Với sự tham gia của cán bộ chuyển giao, cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nông… để xác lập địa điểm và lựa chọn hộ tham gia mô hình theo một số tiêu chí nhất định như: Tinh thần tự nguyện áp dụng tiến bộ kỹ thuật, có điều kiện đất đai, lao động, sẳn sàng chia sẽ kinh nghiệm với các hộ khác trong cộng đồng, cam kết thực hiện tốt các quy định của dự án, chương trình, đồng ý việc ký kết hợp đồng trách nhiệm và lợi ích trong việc thực hiện mô hình trình diễn.

 Xây dựng nội dung và các kế hoạch hoạt động

Cần thống nhất về nội dung và tiến trình thực hiện với sự cam kết của Tổ kỹ thuật và các hộ tham gia mô hình. Đây cũng được xem là một bước cơ bản để giúp nông hộ từng bước biết cách lập kế hoạch cho công việc tổ chức sản xuất của gia đình mình.

 Tổ chức thực hiện và định kỹ giám sát mô hình

Cán bộ kỹ thuật của cơ quan chuyển giao, cùng các cộng tác viên và nông hộ tham gia mô hình triển khai kế hoạch, tập huấn kỹ thuật cho nông hộ và cùng nông hộ định kỹ theo dõi đánh giá và xem xét việc thực hiện có đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đề ra không. Rà soát lại các vấn đề như: Lao động, nguồn vốn đầu tư có đảm bảo không, tiến độ công việc có đúng quy trình không, các biện pháp kỹ thuật có khả thi và bền vững không, các mặt còn hạn chế... Có làm được như vậy, thì nông hộ mới thấy được vai trò của mình trong việc tổ chức thành công các mô hình trình diễn.

Chuyên đề 1 – Lớp 11SH04 2011

Cơ quan chuyển giao, các cấp chính quyền thôn buôn, các kỹ thuật viên cơ sở cùng các nông hộ đánh giá trên cơ sở kết quả đạt được ngoài thực tế sản xuất. Tổ chức Hội thảo đầu bờ để tuyên truyền hiệu quả của mô hình trên các mặt: nguồn lợi thu được, tính khả thi của giải pháp kỹ thuật, tính ổn định về các mặt xã hội, môi trường, bền vững... để cư dân trong vùng và các nông hộ quan tâm nhận thấy đó là những lợi ích mà cùng nhau tổ chức và nhân rộng kết quả ra sản xuất trong vùng.

Chuyên đề 1 – Lớp 11SH04 2011

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

Xây dựng mô hình trồng nấm cho đồng bào dân tộc thiểu số chỉ thành công khi có sự hợp tác thống nhất giữa dân và chính quyền địa phương, cũng như về chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước.

4.2. KIẾN NGHỊ

Vì hạn chế về thời gian cũng như chưa có kinh nghiệm thực tiễn, nên đề tài của chúng tôi chỉ dừng lại ở mức xây dựng mô hình nuôi trồng nấm cho đồng bào dân tộc thiểu số và đưa ra giải pháp tiển tốt nhất mà chưa áp dụng thử nghiệm thực tế. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện đề tài và để nhanh chóng áp dụng được mô hình này chúng tôi có nột số kiến nghị như sau:

 Tiếp tục nghiên cứu và phổ biến kiến thức cho bà con dân tộc thiểu số.

 Áp dụng những quy trình công nghệ đơn giản và hướng dẫn bà con cách sử dụng.

Chuyên đề 1 – Lớp 11SH04 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt:

1. Nguyễn Lân Dũng (2001). Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1 và 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

2. Nguyễn Hữu Đống (2003). Nuôi trồng chế biến nấm ăn và nấm làm thuốc chữa bệnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Khang (2006). Giáo trình Công nghệ nuôi trồng nấm.

4. Trịnh Tam Kiệt (1981). Nấm lớn ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà

5. Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (1996). Sổ tay hướng dẫn trồng nấm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

6. Hồ Thị Kim Thạch, Hướng dẫn thực hành kỹ thuật trồng nấm, Đại học Tôn Đức Thắng (2008).

Tài liệu từ Internet:

7. http://muivi.com/muivi/index.php? option=com_content&task=view&id=2188&Itemid=431 8. http://www.google.com.vn/images? q=Agaricales&hl=vi&gbv=2&tbs=isch:1,simg:CAESEgl-0XnJZHVT0CG8joKIdm6 EGg&iact=hc&vpx=1079&vpy=191&dur=8942&hovh=228&hovw=221&tx=57&ty =317&ei=xBc3TdaDK8aycIODtYgC&oei=whc3Tfy8JdCOceXbscYB&esq=2&pag e=29&tbnh=166&tbnw=161&ved=1t:722,r:23,s:766&biw=1440&bih=773 9. http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201021/20100519102330.aspx

Chuyên đề 1 – Lớp 11SH04 2011

11. http://xinhxinh.com.vn/Dong-y/19967/cong-dung-chua-benh-doc-dao-cua-moc-nhi-

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp phát triển nấm mèo cho các vùng dân tộc thiểu số (Trang 33 - 41)