Hàm ý chính sách cho Việt Nam trước Hợp tác Mỹ-Đài Loan

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc phòng mỹ đài loan trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược mỹ trung hai thập kỷ đầu thế kỷ xxi (Trang 106 - 120)

CHƯƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC QUỐC PHÒNG MỸ ĐÀI LOAN

3.4. Hàm ý chính sách cho Việt Nam trước tác động của Hợp tác quốc phòng Mỹ-Đài Loan

3.4.2. Hàm ý chính sách cho Việt Nam trước Hợp tác Mỹ-Đài Loan

Dự báo trong những năm tới, nhiều khả năng Mỹ vẫn duy trì được vị thế, vai trị của mình cịn Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong cuộc tranh giành quyền lực ở khu vực. Do vậy, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những thách thức cũng như cơ hội rất lớn từ cạnh tranh và hợp tác Mỹ - Trung. Trong đường lối đối ngoại chung, từ lâu chúng ta đã lựa chọn lập trường khá rõ ràng về các vấn đề đối đầu giữa hai nước như: Đài Loan, ly khai, dân chủ, tôn giáo và nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nước khác…tuy nhiên, trước bối cảnh áp lực từ bên ngoài như vậy, để đảm bảo thực hiện đường lối đối ngoại như đó trình bày ở trên, Việt Nam cần khéo léo, chủ động lựa chọn một chiến lược phù hợp dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với các lý thuyết trong quan hệ quốc tế, cụ thể là:

Thứ nhất: Nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc gia (gồm cả sức mạnh cứng, sức mạnh

mềm và nhất là sự đoàn kết, thống nhất tồn dân tộc). Về chính trị, xây dựng mối quan hệ khăng khít và tin cậy lẫn nhau giữa các nước Đông Nam Á sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành các quan điểm chung trên các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là các vấn đề do cạnh tranh Mỹ - Trung gây ra. Về kinh tế, việc tăng cường các mối quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư trong khu vực vừa làm tăng sức hấp dẫn nội khối, vừa tạo ra sự phụ thuộc, gắn bó về lợi ích, lẫn nhau. Về an ninh, việc giải quyết tối đa các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng góp phần tạo mơi trường hịa bình, ổn định, tin cậy lẫn nhau, từ đó vừa bảo đảm củng cố an ninh quốc gia, vừa tập trung phát triển kinh tế. Chỉ có tăng cường sức mạnh quốc gia thì chúng ta mới tạo được thế, lực để chủ động thực thi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; không bị lôi kéo vào những toan tính chính trị của các nước lớn, bởi khi đó độc lập của dân tộc sẽ khó đảm bảo.

Thứ hai: Phát triển quan hệ hữu nghị, gắn bó, hợp tác tồn diện cùng có lợi với các

nước láng giềng, các nước trong khu vực, đặc biệt là với khối ASEAN. Việt Nam cần tham gia tích cực hơn nữa vào các cơ chế này nhằm tăng cường sự lớn mạnh vững chắc hơn nữa của ASEAN, lấy đó làm chỗ dựa trong việc đối phó với các hệ lụy mà cạnh tranh Mỹ - Trung tạo ra. Thúc đẩy một ASEAN đoàn kết và thống nhất; cùng với các nước ASEAN lơi kéo Mỹ và Trung Quốc dính líu hơn vào các vấn đề khu vực, quốc tế,

107

ràng buộc vào các cơ chế, các quy tắc của ASEAN, như tham gia DOC và cùng các nước ASEAN đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), như vậy khả năng gây xung đột quân sự của Trung Quốc ở Biển Đơng trong ngắn hạn và trung hạn có thể được loại trừ. Chỉ khi vận dụng hiệu quả các diễn đàn đa phương, chúng ta mới phát huy được chính nghĩa và sức mạnh của cộng đồng, đảm bảo duy trì ổn định và an ninh khu vực.

Thứ ba: Tăng cường quan hệ cùng có lợi, ràng buộc lợi ích với cả Trung Quốc và

Mỹ. Trong cặp quan hệ Mỹ - Trung, Trung Quốc vẫn luôn được coi là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam vì Trung Quốc khơng chỉ là cường quốc khu vực mà còn là láng giềng gần gũi và lâu dài, trong khi thế và lực của Việt Nam còn hạn chế, so sánh lực lượng giữa hai nước quá chênh lệch, quan hệ hai nước còn nhiều vấn đề do lịch sử để lại. Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, nó vừa mang lại cơ hội, vừa mang đến nhiều thách thức đối với Việt Nam. Do vậy Việt Nam cần tăng cường hợp tác để tận dụng mọi cơ hội đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quan hệ với Trung Quốc. Lợi ích lớn nhất của Việt Nam là duy trì và phát triển quan hệ ổn định, hữu nghị và tồn diện với Trung Quốc, cố gắng khơng để quan hệ hai nước chuyển sang đối đầu hoặc căng thẳng kéo dài, đồng thời chúng ta cần kiên trì triển khai chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa, tạo ra thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với tất cả các nước trong và ngoài khu vực Tuy nhiên cần nhận thức rõ, thực tế Trung Quốc cũng chỉ dựa trên lợi ích dân tộc để xử lý quan hệ với Việt Nam như tất cả các đối tác khác. Vì vậy, một mặt Việt Nam cần cảnh giác, không ảo tưởng, nhất là trong vấn đề biển đảo. Chúng ta luôn ghi nhớ lời dạy và những việc mà cha ông ta đã trong lịch sử qua 4 chữ "BẮC MÔN TỎA THƯỢC" (北門鎖鑰), nghĩa là: Khóa chă ̣t cửa Bắ c, với ý nghĩa sâu xa là đề phịng giặc phương Bắc. Nhưng đó khơng phải là đóng kín, thụ động mà là mềm déo, hịa hiếu, chủ động, kiên định và cảnh giác. Trong giai đoạn ngày nay, chúng ta càng phải hiểu và vận dụng 4 chữ “BẮC MÔN TỎA THƯỢC”89 sao cho linh hoạt và phù hợp nhất để đón gió lành và ngăn gió độc. Có vậy, hịa bình, độc lập và phát triển của đất nước ta mới có thể mãi vững bền.

Với Mỹ, Việt Nam cần xác định đây là siêu cường hàng đầu thế giới và nhiều khả năng còn nắm vai trị then chốt trong kinh tế, chính trị và qn sự tồn cầu trong nhiều thập kỷ nữa. Quan hệ Mỹ - Việt là mối quan hệ bất đối xứng cả về quy mô, đường lối

108

và thể chế. Vì vậy, Việt Nam sẽ có nhiều bất lợi hơn. Mỹ cịn là quốc gia thực dụng hàng đầu thế giới. Thực tế, từ sau Chiến tranh Lạnh Mỹ càng ngày càng coi trọng vai trò của Việt Nam ở khu vực, chủ động thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Tận dụng sự thực dụng đó và với chính sách đối ngoại khéo léo, Việt Nam hồn tồn có thể phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác hai bên cùng có lợi với Mỹ, giảm thiểu được các nguy cơ an ninh từ phía Mỹ. Hiện nay và trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục tranh thủ, gia tăng quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư, hợp tác về giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và từng bước hợp tác từng bước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng… Đặc biệt, hai nước có sự đồng thuận trong việc tăng cường vai trò của ASEAN trong khu vực, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh…. Theo một số nhà nghiên cứu, phân tích và bình luận quốc tế, với tham vọng chủ quyền phi lý và sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc về lãnh thổ, đặc biệt là ở biển Đông; với chiến lược tự do và rộng mở của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam ở vị thế có tầm quan trọng đặc biệt thì khả năng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới theo một lộ trình được tính tốn, cân nhắc cụ thể là phù hợp với lợi ích và địi hỏi thực tế của cả hai bên. Trong thực tế, nhiều năm qua hai bên đã thúc đẩy nhiều hoạt động để nâng cao mối quan hệ hợp tác xứng tầm với yêu cầu. Theo Giáo sư Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội – thì: “…thực chất của mối quan hệ quan trọng hơn tên gọi của hợp tác. Và tính chất chiến lược này trong mối quan hệ Việt Nam - Mỹ khơng phải là khơng có”90. Về phía Mỹ, trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tiền Phong về khả năng hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược, trong cuộc họp báo diễn ra chiều 2/7/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho rằng tên gọi của mối quan hệ quan trọng vì nó mang ý nghĩa biểu tượng, nhưng người Mỹ quan tâm hơn đến hoạt động và kết quả hợp tác thực chất giữa hai quốc gia, quan tâm hơn đến việc xây dựng lòng tin giữa hai nước, làm sao để quan hệ kinh tế thương mại song phương cân bằng, tự do và có đi có lại. Mỹ cũng quan tâm đến hợp tác quốc phòng và các ưu tiên của hai nước trên biển Đông và sông Mekong. “Chúng tôi tin rằng quan hệ Việt - Mỹ đang ở mức tốt nhất và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Sự hợp tác này sẽ ngày càng

90 GS. Phạm Quang Minh, “25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ: Thực chất mối quan hệ

quan trọng hơn tên gọi”. Báo Thanh niên, 11/7/2020 trên https://thanhnien.vn/thoi-su/25-nam-thiet-lap-

quan-he-ngoai-giao-viet-my-thuc-chat-moi-quan-he-quan-trong-hon-ten-goi-1250051.html. Truy cập

109

mạnh mẽ hơn nữa bất kể chúng ta gọi tên mối quan hệ đó là gì”, Đại sứ Kritenbrink nói91. Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Phó tổng thống, tại buổi làm việc với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngày 25/8/2021 bà Kamala Harris cũng đã chính thức đề xuất ý tưởng nâng cấp quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam từ Đối tác toàn diện lên thành Đối tác chiến lược. Bà nói: “Chúng ta cần xem xét xem hai bên có thể làm những gì nhằm nâng cấp mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ Đối tác toàn diện lên thành Đối tác chiến lược”92. Việt Nam chưa có câu trả lời chính thức cho vấn đề này. Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang đánh đu trong mối quan hệ với hai nước lớn. Điều đó khơng đúng, bởi có những lý do khiến Việt Nam tiếp tục cân nhắc, lựa chọn để chủ động quyết định một vấn đề hết sức quan trọng này: Một là, giữa Việt Nam và Mỹ đang có những cách hiểu khác nhau về nội hàm của “đối tác chiến lược”. Ngoài vấn đề kinh tế là thứ yếu thì Mỹ đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng do vai trò đặc biệt quan trọng của Việt Nam trong khu vực. Với Mỹ, nhu cầu thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam xuất phát từ lợi ích song trùng gia tăng trong bối cảnh xuất hiện nhiều thách thức an ninh trong khu vực, nhất là trên Biển Đơng. Trong khi đó, đối với Việt Nam, thuật ngữ “đối tác chiến lược” là một khái niệm chính trị dùng để định danh những quốc gia mà Việt Nam nhìn nhận có vai trị đặc biệt quan trọng đối với lợi ích của mình trên tất cả các phương diện chính trị - ngoại giao, khoa học - công nghệ, an ninh - quốc phịng, vv... Hai là, rào cản mang tính quân sự, lâu nay 80% vũ khí của Việt Nam là của Liên Xơ, Nga93. Điều này đặt ra vấn đề tương thích vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất vào hệ thống hiện có. Cịn phải kể thêm vấn đề pháp lý liên quan đến Đạo luật Chống lại đối thủ của Mỹ thông qua việc trừng phạt (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act, CAATSA) những nước mua vũ khí Nga. Ba là, mức độ tin cậy vào Mỹ, mà có thể thấy qua sự kiện Afghanistan gần đây, nơi quân đội Mỹ can thiệp sâu rộng và rút lui. Điều này xảy ra trong bối cảnh địa - chính trị trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang rất bất ổn, có thể dẫn tới xung đột và sự ổn định

91 Bình Giang, “Việt - Mỹ nói về khả năng nâng cấp quan hệ song phương”. Báo Tiền phong, 02/07/2020

https://tienphong.vn/viet-my-noi-ve-kha-nang-nang-cap-quan-he-song-phuong-post1253253.tpo. Truy

cập 10h25 ngày 14/9/2021

92 Bình Giang, “Việt – Mỹ nói về nâng cấp quan hệ song phương”, Báo Tiền phong, 02/07/2020

https://tienphong.vn/viet-my-noi-ve-kha-nang-nang-cap-quan-he-song-phuong-post1253253.tpo. Truy cập 10h35

ngày 14/9/2021.

93 Laurent Gédéon (trường Sư phạm Lyon – Pháp). “Nâng quan hệ Mỹ-Việt lên Đối tác chiến lược: Lợi ích và trở ngại” Đài PT quốc tế Pháp, 20/09/2021. https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p- ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20210920-viet-nam-my-doi-tac-chien- luoc. Truy cập 8h45 ngày 27/9/2021

110

chiến lược địa - chính trị của Đài Loan hiện nay, gây ra hiệu ứng domino từ một cuộc khủng hoảng ở Đài Loan đến Biển Đông cũng như ở một số nơi khác trong khu vực. Nếu thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ, có thể Việt Nam sẽ có lợi về mặt an ninh quân sự, nhưng cũng có nguy cơ bị mất quyền tự chủ chiến lược. Và cuối cùng là, Trung Quốc chắc chắn sẽ là yếu tố cản trở bằng mọi cách việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược giữa Việt Nam với Mỹ. Từ những lý do đó, Việt Nam có sự thận trọng trong kiểu thỏa thuận này và diễn biến trong thực tế giai đoạn tới sẽ có quyết định cần thiết, phù hợp theo lộ trình, đảm bảo lợi ích quốc gia.

Xử lý ổn thỏa mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc là yêu cầu hết sức cần thiết để xây dựng chính sách phù hợp của nền đối ngoại Việt Nam. Bên cạnh việc thúc đẩy quan hệ với cả hai cường quốc như đã nêu trên, vấn đề quan trọng là điều phối quan hệ sao cho cả hai không nảy sinh nghi ngờ Việt Nam đi với nước này chống nước kia. Hiện nay, có thể nói vấn đề lớn nhất trong quan hệ Việt – Trung, Việt – Mỹ là vấn đề lịng tin. Trung Quốc cho rằng Việt Nam lơi kéo Mỹ vào khu vực và Biển Đông để chống Trung Quốc; ngược lại, Mỹ cho rằng Việt Nam vẫn bị Trung Quốc ràng buộc nên không dám thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Vì vậy, làm sao để xóa bỏ mọi sự nghi ngờ, tạo dựng lòng tin với cả hai nước này. Trong mối quan hệ với hai nước, một vấn đề nữa cũng cần nhận thức cho đúng là sự cân bằng. Cân bằng khơng có nghĩa tuyệt đối 50 - 50, mà trên thực tế cần điều phối sao cho quan hệ với đối tác này không ảnh hưởng tiêu cực và sự nghi ngờ với đối tác kia, đảm bảo các mối quan hệ đều phù hợp với lợi ích an ninh và phát triển của Việt Nam.

Thứ tư: Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược thực chất với các cường quốc

khác. Việc phát triển quan hệ hữu nghị, gắn bó về lợi ích với tất cả các nước lớn sẽ giúp Việt Nam gia tăng vị thế. Mặc dù Việt Nam kiên trì ngun tắc khơng liên minh với nước này để chống nước khác, khơng dùng quan hệ nước này làm địn bẩy với nước kia, song việc có quan hệ song phương tốt đẹp, đi vào chiều sâu, tạo ràng buộc lợi ích với tất cả các nước lớn sẽ giúp phần gia tăng vị thế của đất nước trong quan hệ với các đối tác. Chiến lược này sẽ tạo ra một cục diện cân bằng động và linh hoạt, trong đó Việt Nam có thể gia tăng được cả thế và lực hiệu quả nhất, từ đó có khả năng bảo đảm được thế đứng tốt nhất trong một Châu Á – Thái Bình Dương.

Về Hợp tác quốc phịng Mỹ - Đài Loan, thực tế không tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, chúng ta có quan hệ ngoại giao khơng chính thức với Đài Loan thơng

111

qua Văn phịng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, Hiệp hội phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài - Việt. Trong đó hai bên tăng cường mối quan hệ tốt đẹp trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, môi

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc phòng mỹ đài loan trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược mỹ trung hai thập kỷ đầu thế kỷ xxi (Trang 106 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)