.14 Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công việt nam khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 78)

Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ

Môi trường quốc tế 0.513 37.4%

Môi trường giáo dục nghề nghiệp 0.576 42%

Môi trường kinh tế 0.153 11.15%

Mơi trường chính trị 0.130 9.45%

Tổng 1.372 100%

Mơi trường quốc tế đóng góp 37.4%; Mơi trường kinh tế đóng góp 11.15%; Mơi trường giáo dục nghề nghiệp đóng góp 42%; Mơi trường chính trị đóng góp 9.45% trong việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng

quốc tế. Như vậy, thứ tự các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế như sau: (1) Môi trường giáo dục nghề nghiệp, (2) Môi trường quốc tế, (3) Môi trường kinh tế, (4) Mơi trường chính trị.

4.2. Bàn luận

Các nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán KVC Việt Nam theo hướng chuyển đổi CSKT dồn tích trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn công quốc tế theo thứ tự như sau:

1. Môi trường giáo dục - nghề nghiệp (bao gồm các nhân tố: Chính sách Đào tạo và tuyển dụng; Các tổ chức nghề nghiệp; Trình độ chun mơn của chuyên gia, chuyên viên kế toán).

2. Môi trường quốc tế (bao gồm các nhân tố: Sự hỗ trợ tài chính quốc tế; Áp lực thực hiện các cam kết khi gia nhập các tổ chức quốc tế và Sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia quốc tế).

3. Môi trường kinh tế (bao gồm các nhân tố: Các áp lực về tài chính khu vực cơng; Các vụ bê bối tài chính trong khu vực cơng, Kinh phí tổ chức thực hiện chuyển đổi CSKT)

4. Mơi trường chính trị (bao gồm các nhân tố: Vai trò giám sát của Quốc Hội, Sự dân chủ; Sự hỗ trợ chính trị của cơ quan hành pháp và lập pháp).

Như vậy, so với giả thuyết ban đầu có bảy nhân tố tác động tới việc chuyển đổi CSKT dồn tích khu vực cơng thì sau khi kiểm định tại mơi trường Việt Nam chỉ cịn lại bốn nhân tố tác động. Kết quả này cũng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, khi mà với xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, điều này bắt buột thơng tin kế tốn cung cấp phải minh bạch và được sự thừa nhận của quốc tế. Bên cạnh đó, những áp lực, căng thẳng tài chính như thị trường vốn trong nước chưa phát triển, tình hình nợ cơng trở thành mối quan ngại của tồn xã hội. Theo số liệu của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính (2013) nếu như năm 2001 nợ cơng từ mức 26.6% GDP thì năm 2013 là 54.2% GDP; hay những vụ bê bối tham nhũng tài chính như Vinashin, tập đồn dầu khí Việt Nam… địi hỏi phải cải cách kế toán KVC theo hướng chuyển đổi CSKT dồn tích nhằm cung cấp thơng tin kế tốn được minh bạch và giải trình rõ ràng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi CSKT dồn tích là khơng dễ dàng mà phải đòi hỏi sự giám sát tài chính chặt chẽ của

Quốc hội, tăng cường vai trị của cơng dân trong việc giám sát và ra quyết định KVC cũng như tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan hành pháp và lập pháp, tăng cường sự ủng hộ của thế giới thông qua tài trợ tài chính và hỗ trợ về chun mơn. Bên cạnh đó chính bản thân kế tốn viên cần chuẩn bị sẵn sàng cho sự đổi mới khi không ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ thơng qua đào tạo và tuyển dụng… Tất cả những vấn đề này sẽ tác động cũng như thúc đẩy việc chuyển đổi cơ sở kế tốn dồn tích cho các đơn vị kế tốn trong khu vực cơng Việt Nam.

Kết luận chương 4

Nội dung chương trình bày kết quả nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn chuyên gia và định lượng thơng qua cơng cụ phân tích nhân tố khám phá EFA cũng như những kết luận sơ bộ của tác giả về kết quả có được khi phân tích dữ liệu. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với cỡ mẫu là 140 và phỏng vấn 04 chuyên gia. Mơ hình nghiên cứu giả định ban đầu có 1 biến phụ thuộc là Chuyển đổi cơ sở kế toán và 7 biến độc lập tác động tới việc chuyển đổi là môi trường pháp lý, mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị, mơi trường văn hóa, mơi trường giáo dục – nghề nghiệp, môi trường quốc tế và điều kiện tổ chức. Như vậy, tất cả có 8 thang đo với 28 biến quan sát.

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả thu được 1 biến phụ thuộc với 3 biến quan sát và 7 biến độc lập với 22 biến quan sát. Sau khi phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả cuối cùng cịn lại 4 nhân tố tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế theo thứ tự lần lượt là môi trường giáo dục nghề nghiệp, môi trường quốc tế, môi trường kinh tế và mơi trường chính trị. Dựa trên kết quả này, tác giả sẽ đưa ra các kiến nghị trong chương 5 nhằm tác động đến các nhân tố, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu

Trong q trình tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngồi nước, tác giả đi đến kết luận việc chuyển đổi CSKT dồn tích khu vực cơng là vấn đề tất yếu và mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả thiết lập mơ hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc “Chuyển đổi CSKT” và 7 biến độc lập tác động tới việc chuyển đổi CSKT dồn tích khu vực cơng Việt Nam bao gồm: mơi trường chính trị, mơi trường kinh tế, mơi trường pháp lý, mơi trường văn hóa, mơi trường giáo dục nghề nghiệp, môi trường quốc tế và điều kiện tổ chức. Tác giả sử dụng cơng cụ phân tích nhân tố khám phá EFA để phân tích dữ liệu.

Kết quả kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá đã loại 5 biến KT4: “Quy mô, số lượng các đơn vị thuộc KVC” trong nhân tố Môi trường kinh tế, Biến CT2: “Sự cạnh tranh chính trị” trong nhân tố Mơi trường chính trị, biến ĐK1:“Tư vấn và điều phối”, biến ĐK2: “Chính sách truyền thơng” của nhân tố Điều kiện tổ chức và biến PL2: “Sự tác động của Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế” thuộc Mơi trường pháp lý. Điều này có nghĩa là theo kết quả thống kê thì 5 biến trên khơng có tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Theo nhận định của tác giả, việc này cũng phù hợp với bối cảnh kinh tế chính trị theo định hướng XHCN tại Việt Nam, vai trị quản lý, giám sát và cơng bố thơng tin tài chính cơng tập trung vào Quốc hội và Chính phủ, nên sự cạnh tranh chính trị giữa các cơ quan cung cấp thông tin hầu như khơng cao. Cũng bởi vì vai trị quyết định thuộc về Chính phủ và Quốc hội nên quy mô khu vực công dù lớn hay nhỏ như thế nào đi chăng nữa, nếu đã có quyết định cải cách thì chắc chắn phải thực hiện. Do đó, yếu tố quy mơ này khơng tác động tới việc chuyển đổi. Các quy định áp dụng cho lĩnh vực kế tốn cơng hiện nay khá phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn khơng ổn định, thậm chí chồng chéo nên chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị cơng. Một khi đã chưa có sự thống nhất trong các quy định thì tư vấn và điều phối, truyền thơng khơng có ý nghĩa. Hơn nữa, chuyển đổi CSKT công theo hướng vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế thì hiển nhiên chịu sự tác động của chuẩn mực này nên biến quan sát sự tác động của Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế là không cần thiết.

Sau khi phân tích hồi quy thì kết quả nghiên cứu chỉ cịn lại 4 nhân tố tác động tới việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC: mơi trường quốc tế, mơi trường giáo dục nghề

nghiệp, môi trường kinh tế và mơi trường chính trị với mơ hình hồi quy tuyến tính như sau:

CĐCSKT = -0,085 + 0,447F1 + 0,332F2 + 0,127F3 + 0,121F5 Trong đó:

- CĐCSKT: chuyển đổi CSKT dồn tích KVC trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế.

- F1: Môi trường quốc tế

- F2: Môi trường giáo dục nghề nghiệp - F3: Môi trường kinh tế

- F5: Mơi trường chính trị

Như vậy, các kiến nghị mà tác giả đưa ra để thúc đẩy chuyển đổi CSKT dồn tích KVC trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế sẽ xoay quanh đến việc tác động tới 4 nhân tố trên.

5.2. Kiến nghị

5.1.1. Kiến nghị định hướng

Các kiến nghị định hướng cho việc chuyển đổi CSKT dồn tích trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế tại Việt Nam như sau:

Phù hợp với yêu cầu quản lý khu vực công

Việc chuyển đổi CSKT dồn tích cho KVC phải phù hợp với yêu cầu quản lý của KVC. Trong yêu cầu quản lý này, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị công là quan trọng. Tuy quan trọng như vậy nhưng các đơn vị cơng chỉ có thể đáp ứng được một phần thơng tin về hiệu quả hoạt động. Chẳng hạn như tình hình tài chính, cụ thể là tình hình tài sản và nguồn vốn của các đơn vị công là một trong những thông tin quan trọng cần phải quản lý; tuy nhiên đối với các đơn vị HCSN, vốn là cốt lõi của đơn vị công, mặc dù mong muốn được lập Bảng cân đối kế tốn để thể hiện tình hình tài chính của mình và để tổng hợp Bảng cân đối kế tốn của tồn bộ KVC, thể hiện tình hình tài chính quốc gia nhưng khơng có đơn vị nào trong các đơn vị HCSN có thể lập được báo cáo này. Để lập được đòi hỏi các đơn vị HCSN phải áp dụng cơ sở dồn tích hồn tồn trong q trình ghi nhận, xử lý và lập BCTC.

Tiếp cận Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế

Trong xu thế tồn cầu hóa mọi mặt trong nền kinh tế, Việt Nam khơng thể tự tách mình ra, xem mình là một chủ thể riêng biệt. Chính phủ Việt Nam sẽ phải có những giao dịch với chính phủ các quốc gia khác. Khi đó, việc cung cấp thơng tin kế tốn giữa các chính phủ sẽ đóng vai trị quan trọng trong các giao dịch. Để chính phủ các quốc gia

hiểu được các báo cáo kế toán của KVC Việt Nam, việc xây dựng CSKT phải tiếp cận với Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Mặt khác, hệ thống Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế, nhất là phần chuẩn mực kế toán theo cơ sở dồn tích đã được chứng minh là làm tăng tính hiệu quả của quản lý KVC, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị. Từ đó, làm giảm lãng phí, tham nhũng, tăng thặng dư và phúc lợi xã hội. Áp dụng các chuẩn mực này vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam sẽ tạo ra các hiệu quả xã hội tích cực.

Tăng cường tính hữu ích của thơng tin

Việc áp dụng CSKT cho KVC phải tăng cường tính hữu ích của thơng tin kế tốn. Tính hữu ích được nêu ra khơng có nghĩa là thơng tin càng chi tiết, càng đầy đủ càng tốt mà tính hữu ích có nghĩa là thơng tin kế tốn phải đảm bảo cân bằng giữa lợi ích và chi phí. Kế tốn theo cơ sở dồn tích ln địi hỏi các yếu tố liên quan phải có cấp độ cao hơn (hệ thống luật pháp và các văn bản dưới luật chặt chẽ hơn, trình độ của nhân sự kế tốn phải cao hơn, phần mềm máy tính phức tạp hơn, phần cứng máy tính mạnh hơn…) Cũng chính vì lý do này mà nhiều nước trên thế giới không thể áp dụng cơ sở dồn tích đầy đủ cho tồn bộ KVC. Việt Nam khơng phải là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực kế tốn, cũng khơng phải là quốc gia có năng lực quản lý sự thay đổi, nên việc áp dụng cơ sở dồn tích đầy đủ ban đầu nên được thực hiện ở các đơn vị HCSN, vốn là các đơn vị có đủ khả năng thay đổi hệ thống kế toán và các hệ thống liên quan của mình, đồng thời việc thay đổi tại các đơn vị này đem lại thông tin hữu ích hơn cho việc quản lý KVC. Bên cạnh các đơn vị HCSN, các cơ quan phường xã chỉ là những đơn vị sử dụng ngân sách đơn thuần với ít nghiệp vụ và ít nhu cầu thơng tin; các đơn vị này cũng nên vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế nhưng áp dụng theo cơ sở tiền. Điều này sẽ đảm bảo nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích và chi phí trong việc chuyển đổi và vận hành hệ thống.

5.1.2. Các kiến nghị cụ thể

Các kiến nghị cụ thể được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán KVC sang cơ sở dồn tích.

Kiến nghị hồn thiện vấn đề thuộc về mơi trường giáo dục nghề nghiệp

- Nâng cao trình độ chun mơn của nhân sự làm kế tốn KVC và tăng cường chính sách đào tạo, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao về chuyên môn.

Vấn đề giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu. Cải cách kế toán KVC Việt Nam theo hướng chuyển đổi CSKT dồn tích địi hỏi một lực lượng nhân sự có tài. Những người này phải am hiểu về kế toán, nắm được bản chất của KVC Việt Nam và

có ngoại ngữ tốt. Để làm được điều này, Việt Nam cần đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn của chuyên gia, chuyên viên kế tốn KVC. Việc nâng cao trình độ khơng chỉ là về bằng cấp mà còn là kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc, bốn yếu tố này chính là điều kiện cần và đủ của một kế toán viên, một chun gia trong hệ thống kế tốn cơng mới, góp phần giúp hệ thống kế tốn cơng theo Chuẩn mực kế tốn công quốc tế vận dụng thành công trong thực tế. Bên cạnh việc nâng cao trình độ của lực lượng nhân sự cũ, các đơn vị công cũng nên tuyển dụng các nhân sự mới được đào tạo từ chính chun ngành kế tốn cơng hay kế tốn HCSN của các trường từ trung cấp đến đại học. Việc này cũng dẫn đến các tổ chức đào tạo phải mở thêm lớp và chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu đào tạo. Có thể nói việc nâng cao trình độ chun mơn của nhân sự làm kế tốn KVC và tăng cường chính sách đào tạo, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao hiện nay sẽ dẫn đến việc gia tăng nhu cầu học tập và giảng dạy trong xã hội. Do đó nhà nước cần phải có những biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện để các trường có thể mở chuyên ngành kế tốn cơng. Đồng thời các trường nên tiếp cận dần với Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế và giảng dạy theo hệ thống mới để lực lượng nhân sự mới có thể thay thế lực lượng nhân sự cũ thực hiện tốt cơng việc kế tốn.

- Tạo điều kiện để phát triển hội nghề nghiệp lớn mạnh, độc lập, khách quan.

Với những gì Việt Nam đang nỗ lực để cải cách kế toán KVC theo hướng chuyển đổi CSKT dồn tích trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế thì vai trị của các Hội nghề nghiệp về kế tốn, đặc biệt là kế tốn cơng sẽ ngày càng gia tăng và đi kèm theo đó là trách nhiệm lớn lao, thách thức vô vàn trên vai những người đang quản lý, vận hành hay hỗ trợ hoạt động của Hội nghề nghiệp. Để chuyển đổi CSKT dồn tích KVC theo hướng vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế thành cơng, địi hỏi Hội nghề nghiệp phải thật sự mạnh về tài chính, chun mơn, uy tín, độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước và Hội nghề nghiệp phải giữ vai trị chủ đạo về mặt chun mơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công việt nam khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)