CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Các yếu tố quyết định khả năng thanh khoản của ngân hàng đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và đã được tác giả giới thiệu trong chương 2. Trong số đó có nghiên cứu của Rafik, 2013; Vodova, 2011 và Mohamed Aymen Ben Moussa, 2015 sử dụng phương pháp hồi quy GMM để nghiên cứu vấn đề thanh khoản trong bối cảnh của nước cộng hoà Tunisia. Từ bài nghiên cứu này tác giả muốn dùng làm cơ sở cho các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của mình áp dụng tại Việt Nam.
Bài nghiên cứu của tác giả sử dụng dữ liệu dạng bảng, nên tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với các phương pháp hồi quy dành cho dữ liệu bảng. Các mơ hình nghiên cứu phù hợp được tác giả sử dụng bao gồm: mơ hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), mơ hình hồi quy theo phương pháp tác động cố định (FEM) và mơ hình hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM). Tuy nhiên, các mơ hình hồi quy OLS, FEM và REM vẫn còn tồn tại các khuyết tật như hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, sự tự tương quan và các vấn đề liên quan đến nội sinh. Các khuyết tật này sẽ làm cho kết quả của mơ hình quy khơng cịn chính xác và sẽ dẫn tới mơ hình nghiên cứu khơng thể ứng dụng vào thực tế. Để tránh các khuyết tật mà các mơ hình hồi quy theo phương pháp OLS, FEM và REM khơng thể khắc phục được hồn tồn, tác giả lựa chọn mơ hình hồi quy Moment tổng qt (GMM) làm mơ hình chính của bài nghiên cứu. Mơ hình hồi quy GMM khơng những khắc phục được các khuyết tật của mơ hình hồi quy OLS, FEM và REM mà mơ hình này còn giải quyết được các vấn đề liên quan đến hiện tượng nội sinh.
Việc sử dụng nhiều mơ hình nghiên cứu khác nhau sẽ giúp cho tác giả đánh giá được mức độ phù hợp cũng như tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Đồng thời cũng giúp cho tác giả thấy được những ưu và nhược điểm của mơ hình này nhằm
đưa ra lựa chọn đúng đắn cho các biến nghiên cứu mà tác giả đã lựa để đưa vào mơ hình.
Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả được thực hiện dựa theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất cuối năm của 27 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2007 đến 2017. Các ngân hàng này bao gồm:
Ngân hàng TMCP An Bình, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Công Thương, ngân hàng TMCP Đông Á, ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, ngân hàng TMCP Ngoại Thương, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, ngân hàng TMCP Tiên Phong, ngân hàng TMCP Phương Đông, ngân hàng TMCP Kiên Long, ngân hàng TMCP Nam Á, ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng TMCP Việt Á, ngân hàng TMCP Hàng Hải, ngân hàng TMCP Quân Đội, ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM, ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, ngân hàng TMCP Kĩ Thương, ngân hàng TMCP Quốc Dân, ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương, ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, ngân hàng TMCP Bản Việt.
Trong số các ngân hàng tác giả chọn làm mẫu để nghiên cứu không bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần 100% vốn nhà nước, ngân hàng TMCP nước ngồi có chi nhánh tại Việt Nam và ngân hàng liên doanh nước. Bởi vì các ngân hàng 100% vốn nhà nước thì chính sách hoạt động khơng giống với ngân hàng thương mại cổ phần và không bị tác động bởi các ý kiến của cổ đông hiện hữu khi biểu quyết về các chính sách mới của ngân hàng. Cịn các ngân hàng nước ngồi có chi nhánh tại Việt Nam thì cịn bị hạn chế rất nhiều về lĩnh vực hoạt động so với ngân hàng bản địa mặc dù NHNN đã nới rộng phạm vi hoạt động của các ngân hàng này và bên cạnh đó, chính sách hoạt động của các ngân hàng này còn bị chi phối rất nhiều bởi các ngân hàng mẹ ở nước ngồi, do đó, vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập.
Riêng các ngân hàng liên doanh nước ngồi hiện tại số liệu hoạt động cịn rất ít nên khó thu thập và vẫn có những bất cập giống như ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Từ những lý do đó, tác giả chỉ giới hạn mẫu nghiên cứu ở số lượng 27 ngân hàng và số liệu thu thập được từ các ngân hàng này tương đối đầy đủ và đáp ứng được điều kiện của mơ hình nghiên cứu.
Nguồn thu thập số liệu
Các số liệu nội tại của ngân hàng dùng trong bài nghiên cứu, được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thơng qua 2 nguồn chính là Bankscope và Obis bank focus.
Đối với các số liệu vĩ mô của bài nghiên cứu, tác giả thu thập chủ yếu từ các nguồn như: website của ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổng cục thống kê của Việt Nam và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Chương tiếp theo của bài nghiên cứu, tác giả sẽ đi sâu hơn về phần mơ hình nghiên cứu thực nghiệm và diễn giải một cách chi tiết hơn các biến nghiên cứu được sử dụng trong mơ hình.