Chuyển theo kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM-THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC TRƯNG.doc (Trang 27 - 50)

Thời kỳ 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Song Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi.

Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần.

Tháng 6 năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ VII, tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đó là "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Cương lĩnh này sau đó liên tục được bổ sung và điều chỉnh trong các kỳ họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Đại hội Đại biểu toàn quốc tiếp theo. Cương lĩnh này và các văn kiện có tính chất sửa đổi nó tuyên bố rằng nhiệm vụ trung tâm của xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện”. Các văn kiện này nêu phương hướng: "thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" và "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Thời kỳ 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm

phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 1998-1999. Tuy bắt đầu tăng tốc dần từ năm 2000, nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình trạng giảm phát và thiểu phát. Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 2 chữ số.

Thập niên 1990 và 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh

tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và hiệp định đối tác kinh tế song phương với Nhật Bản.

Giai đoạn từ năm 2002 – 2006

Trong giai đoạn này cơ chế điều hành lãi suất được đổi mới theo hướng tiến tới tự do hoá. Tháng 6/2002 thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận đối với cho vay VNĐ, tạo quyền chủ động của các tổ chức tín dụng.

Công cụ tỷ giá được điều hành linh hoạt, bám sát cung cầu vốn trên thị trường.

Từ tháng 6/2003 NHNNVN đã được sửa đổi, bổ sung quy chế dự trữ bắt buộc theo hướng mở rộng.

Ngày 11/01/2006 VN đã chính thức gia nhập WTO. Chính sách sẽ phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế và phải tuân theo quy định của WTO.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát CPI năm 2006 tăng 6.6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8.4% của cung kỳ năm 2005, lạm phát CPI và lạm phát nhóm hàng Lương thực thực phẩm (LTTP nằm trong nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống) đều giảm so với năm trước (8.4% so với 9.5% vả 10.8% so với 15.6%) còn ngược lại lạm phát giữa các nhóm hàng phi LTTP và lạm phát bình quân lại tăng thì bước sang năm 2006, cả 4 chỉ tiêu lạm phát CPI, LTTP, phi LTTP và lạm phát bình quân đều giảm so với năm ngoái.

Bảng 1: Diễn biến giá một số mặt hàng trên thế giới 2003 – 2006 (% so với đầu năm)

2003 2004 2005 2006

1.Dầu thô 4.2 33.8 36.8 17.1↓

2.Giá gạo XKTL 8.8 10.3 20.7 5.3↓

3.Đường 19.8 -4.5 41.2 17.9↓

4.Clinke 5.7 25.2 7.0↓

5.Giấy sợi dài 13.8 25.9 6.2↓

6.Nhựa 53.3 -23.0 6.19↑

7.Phân ure 45.9 27.7 -11.6 1.7↑

8.Thép 34.1 18.3 -9.1 2.6↑

(Nguồn: website của Bộ Thương mại, Reuters)

Trong nước giá cả nhiều mặt hàng đều có mức tăng thấp hơn năm 2005 (Chú thích: *: đơn vị 1000đ)

Cụ thể, giá thực phẩm và giá xăng dầu đều có mức tăng thấp hơn cùng kỳ cùng với giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như điện, nước, giá vé xe buýt, vé hàng không...ổn định (trừ mặt hàng than) khiến mức tăng của các nhóm Pương tiện đi lại bưu điện, Nhà ở vật liệu xây dựng giảm so với năm 2005. Điều này đã tác động trực tiếp làm lạm phát CPI giảm hơn so với năm ngoái, mặt khác cũng gián tiếp tác động làm giảm lạm phát CPI thông qua việc góp phần làm giảm chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, riêng giá lương thực lại có mức tăng cao hơn năm ngoái (14.1% so với 7.8%) nhưng do mức giảm của giá thực phẩm mạnh hơn (5.5% so với 12%) nên nhóm LTTP vẫn có mức tăng thấp hơn năm ngoái.

Như vậy, nếu như năm 2005 lạm phát gia tăng là do tác động từ cả cơn sốc về cung và sức ép bên cầu, thể hiện ở việc xăng dầu có mức tăng cao hơn cung kỳ và GDP tăng 8.4%, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; thì năm 2006 lạm phát giảm là do cả hai nhân tố từ bên cầu và cung đều giảm, xuất phát từ giá LTTP, xăng dầu và GDP đều có mức tăng thấp hơn cùng kỳ.

* Từ năm 2007 tới nay

* Lạm phát

Năm 2007 bối cảnh chính trị thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Giá dầu nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức cao cắt giảm sản lượng mặc dù tăng

trưởng kinh tế năm 2007 sẽ giảm. Lạm phát có xu hướng giảm do giá dầu có mức tăng thấp hơn cùng kỳ. Lãi suất của FED giảm mạnh sau 17 lần tăng liên tục từ năm 2004. Đồng USD tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt.

Luồng vốn vào Việt Nam gia tăng mạnh do đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tăng cao, thể hiện ở đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ xuất phát từ các nguyên nhân:

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO

Mỹ thông qua qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam từ tháng 12 năm 2006

- Từ tháng 7/2006, Luật đầu tư chung và Luật doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực tạo sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư

- Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC và các cam kết tài trợ của tổ chức quốc tế. Việc đầu tư nước ngoài tăng cao khiến luồng ngoại tệ vào nhiều, góp phần làm cán cân thanh toán gia tăng, tuy nhiên lại tạo áp lực điều hành tỷ giá và lạm phát.

Xuất khẩu gia tăng do Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, tuy nhiên nhập khẩu cũng nhiều khả năng gia tăng do sức ép cạnh tranh từ các nước khác.

*Tình hình kinh tế năm 2007:

Theo số liệu công bố sáng nay của Tổng cục Thống kê, năm 2007, cả nước đã sản xuất và cung ứng một khối lượng hàng hóa, dịch vụ đạt giá trị 1.143.442 tỷ đồng, tương đương 71,4 tỷ USD. Nếu tính theo giá so sánh của năm 1994 (kỳ gốc để tính toán số liệu), GDP ước đạt 461.189 tỷ đồng.

Xuất phát từ triển vọng tình hình kinh tế chính trị như trên, năm 2007 GDP tăng khoảng 8%, lạm phát tăng trên 6.8%, cao hơn mức tăng 6.6% của năm 2006 chưa tính đến các tác động của những biến động bất thường nên cần phải kết hợp với các phân tích định tính về diễn biến các sự kiên (ví dụ

như WTO, APEC, Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an liên hiệp quốc…) cùng với việc thay đổi các chính sách.

*Giai đoạn năm 2008:

Kinh tế Việt Nam có nhiều điểm nhấn rất nhiều cái nhất, so với thời kỳ 15-16 năm gần đây (cả những cái nhất về tiêu cực và cái nhất về tích cực).

Biểu hiện tiêu cực thứ nhất là chỉ số lạm phát cao nhất, dù cơn sốt tăng

giá đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong những tháng gần đây.

Biểu hiện tiêu cực thứ hai là nhập siêu cũng cao nhất, trong đó có một

số khuynh hướng chúng tôi cho là rất đáng báo động mà chúng ta ít để ý, đó là nhập siêu cả những mặt hàng đáng lẽ chúng ta phải xuất khẩu. Ví dụ, sẽ nhập (hay là đang nhập) nguyên liệu thủy sản trị giá gần 2 tỷ USD hàng năm để chế biến xuất khẩu lại, hay là nguy cơ nhập than, nhập muối, nhập gạo, nhập gà, lợn, nhập gỗ... Tức là những cái chúng ta tưởng là thế mạnh, thì nay lại trở thành xu hướng nhập.

Biểu hiện tiêu cực thứ ba là những cơn sốt rất nguy hiểm, không hoàn

toàn bắt nguồn từ thực trạng nền kinh tế, mà nhiều hơn là từ chất lượng quản lý kinh tế. Ví dụ, cơn sốt giá gạo.

Biểu hiện tiêu cực thứ tư là lượng người nghèo tăng gấp đôi năm trước.

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2008 có một điểm nhấn tích cực rất căn bản, đó là ý thức phê phán hiệu quả đầu tư công rất mạnh và FDI đang có những dấu hiệu rất tốt, đặc biệt kết quả thu hút FDI đạt mức kỷ lục chưa từng có trong lịch sử đất nước. Dòng đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng có dấu hiệu gia tăng trở lại, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (tỷ trọng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng đang chiếm khoảng 20% thị phần TTCK Việt Nam). Hơn nữa, cần nhấn mạnh rằng, thực tế cho thấy đang và sẽ xuất hiện ngày càng

nhiều dự án FDI siêu lớn, tới hàng chục tỷ USD, cũng như sẽ có sự gia tăng các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, tạo sự thay đổi về chất trong quá trình mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Tháng 5/2008, CPI một tháng tăng gần 4%, đó là thời điểm tăng đột biến của giá lương thực (CPI lương thực tăng 22.19%). Trước đó tháng 3/2008 lạm phát cũng tăng 3.56% so với tháng trước. Tính trung bình 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát lên tới 2.86% cho mỗi tháng.

Các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, các biện pháp kìm chế lạm phát của chính phủ đồng thời từ tháng 9/2008 khủng hoảng tài chính từ Mỹ bắt đầu lan rộng ra toàn cầu làm giá cả nhiều mặt hàng giảm mạnh, nhờ đó lạm phát kể từ tháng 9 đã giảm mạnh so với những tháng trước đó. Liên tiếp 3 tháng 10, 11 và 12/2008 CPI tăng trưởng âm.

*Giai đoạn năm 2009:

Những tháng đầu năm 2009 lạm phát không còn là một vấn đề đáng lo ngại. Trung bình 7 tháng đầu năm lạm phát chỉ tăng 0.45%/tháng, so với tháng 12/2008 đến tháng 7/2009 lạm phát chỉ tăng 3.22%, trong đó lương thực thực phẩm giảm 0.33%.

Tiền kim loại mệnh giá 500 đồng (làm từ Nikel).

(Nguồn: TCTK)

Sau khi công bố CPI của tháng 12 tăng ở mức 1,38% so với tháng trước, Tổng cục Thống kê đã công bố CPI cả nước nước năm 2009 tăng 6,88%. Đây là con số khả quan khi Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2009 dưới 7%. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lo ngại bởi xu hướng tăng giá nhanh của một số mặt hàng.

Theo quy luật, giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường tăng giá trước Tết nguyên đán. Mức tăng này đã đẩy chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng 12 tăng 6,88 % so với tháng trước và tăng 4,57% so với năm 2008. Mặt hàng thực phẩm so với tháng trước không tăng mạnh nhưng so với năm 2008 lại có mức tăng cao 8,39%. Sức tăng của 2 mặt hàng này đã đưa chỉ số giá

nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng 12 tăng mạnh ở mức 2,06%. So với năm ngoái mức tăng này chênh cao 8,71%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tháng 12 cũng tăng ở mức 1,4%. So với năm 2008, mức tăng này thấp hơn so với một số nhóm hàng khác. Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,97%, nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,81%. Một số nhóm khác có mức tăng không cao, đạt ở mức từ 0,07 đến 0,25% như nhóm văn hoá, giải trí, thiết bị và đồ dùng gia đình.

Trong 11 nhóm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, trong tháng 12 và cả năm 2009 nhóm Bưu chính viễn thông lại giảm 0,11%.

Riêng chỉ số giá vàng trong tháng qua đã tăng cao 10,49%, đưa cả năm tăng 19,16% so với năm

2008. Chỉ số đô la Mỹ tháng 12 tăng 3,19% đưa con số cả năm 2009 lên 9,17% so với năm 2008. Mức tăng này cũng đã được các chuyên gia dự báo ngay từ đầu năm. Tuy nhiên với những chính sách bình ổn hiện nay, dự

báo chỉ số giá vàng sẽ nằm trong vòng ổn định hơn trong những tháng tới. Một số chuyên gia nhận định, chỉ số giá năm 2009 đang nằm trong mức như mong đợi, tuy nhiên vẫn còn một số lo ngại bởi, so với cùng kỳ năm ngoái một số mặt hàng thiết yếu vẫn đang có xu hướng tăng cao, từ 8,53 đến 9,56%.

(Nguồn: IFM và VietstoctFinance)

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 đạt 5.32%, vượt mục tiêu điều chỉnh 0.2%. Việt Nam trở thành nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực và là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới.

Tăng trưởng GDP đã được cải thiện dần một cách đáng kể vào những quý cuối năm. GDP từ mức chỉ tăng trưởng 3.1% trong quý 1, trong quý 3 và quý 4 lần lượt tăng lên 6.04% và 6.9%. Nếu đà tăng trưởng này được duy trì thì mức tăng trưởng GDP khoảng 6.5% vào năm 2010 là hoàn toàn có thể đạt được.

Có thể con số này rất đáng khích lệ, nhưng phân tích chi tiết hơn thì vẫn còn nhiều điều đáng phải suy ngẫm.

Thứ nhất: Tăng trưởng GDP cao một phần là do những chính sách kích cầu của chính phủ được thực hiện một cách khá mạnh.. Điều này đã góp phần rất lớn trong việc chống suy giảm kinh tế; tuy vậy nó có thể để lại những hệ lụy cho nền kinh tế, chủ đề mà chúng ta sẽ phải quan tâm trong năm 2010.

Thứ hai: Tăng trưởng GDP có được nhờ tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế ở mức cao. Con số sơ bộ cho thấy tổng số vốn đầu tư khoảng 42.8% GDP, đưa mức ICOR năm 2009 lên đến 8.04 lần (nếu tính theo tiêu chuẩn của WB thì với mức đầu tư 43.1% GDP năm 2008, tăng trưởng GDP 5.32% năm 2009, ICOR cũng lên đến 8.1). Đây là mức rất cao so với thời kỳ thông thường và so với mức trung bình của các nước trên thế giới. Đầu tư của khu vực nhà nước tăng lên rất mạnh (40.5%), trong khi đó khu vực vốn đầu tư nước ngoài lại giảm 5.8%, khu vực ngoài nhà nước chỉ tăng 13.9%.

Những con số trên cho thấy mặc dù con số tăng trưởng GDP đáng khích lệ, song chất lượng còn thấp và tồn tại những yếu tố kém bền vững.

*Lạm phát năm 2010 có thể cao hơn dự báo

- Nhiều yếu tố có thể đẩy lạm phát năm 2010 lên cao hơn mức dự báo. Thậm chí, nếu các nguồn gây lạm phát không được quản lý và điều hành tốt, lạm phát năm tới có thể lên hai con số.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM-THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC TRƯNG.doc (Trang 27 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w