Bảng 4: Tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Dư nợ 2004 2005 So sánh 2004/2005 2005 2006 So sánh 2005/2006 +/- % +/- % Bằng VND 487,000 564,000 + 15.81 564,000 836,000 + 48.23 Bằng USD 170,096 185,856 + 9.26 185,856 277,664 + 49.39 Bằng vàng 26,415 32,931 - 24.66 32,931 48,069 + 45.97 Tổng cộng 683,511 782,787 + 14.52 782,787 1,161,733 + 48.41
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính năm Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn)
Có thể nói, tổng dư nợ cho vay của toàn Chi nhánh trong thời gian vừa qua tăng khá ấn tượng, điều này phù hợp với tình hình tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là trước tình hình Việt Nam gia nhập WTO. Tổng dư nợ cho vay của năm 2005 so với năm 2004 tăng 14.52%, tương ứng tăng 99 tỷ đồng. Tổng dư nợ của năm 2006 so với năm 2005 tăng 48.41%, tương ứng tăng 378 tỷ đồng. So sánh tình hình dư nợ cho vay của Chi nhánh những năm qua, ta thấy trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay tính bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ dư nợ cho vay. Năm 2006, dư nợ cho vay tính bằng VND chiếm tỷ trọng 71.9% trong tổng dư nợ và tăng 48.23% so với năm 2005. Dư nợ cho vay bằng USD tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ, nhưng năm 2006, dư nợ cho vay bằng USD tăng 49.97% so với cùng kỳ, trong khi tốc độ tăng trưởng này ở năm 2005 là 9.26%. Đây là tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng khi so sánh vị thế cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn.
Biểu đồ 4: Tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền
300,000 450,000 600,000 750,000 900,000 VND USD Vàng
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính năm Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn) b. Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn cho vay:
Bảng 5: Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn cho vay
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Dư nợ 2004 2005 So sánh 2004/2005 2005 2006 So sánh 2005/2006 +/- % +/- % Ngắn hạn 412,296 515,352 + 24.99 515,352 771,280 + 49.66 Trung & dài hạn 271,215 267,425 - 1.40 267,425 390,453 + 46.00
Tổng cộng 683,511 782,787 + 14.52 782,787 1,161,733 + 48.41
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính năm Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn)
Dư nợ trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay qua các năm. Năm 2006, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 771,280 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66.39% tổng dư nợ cho vay, tăng
49.66% so với cùng kỳ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 390,453 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 33.61% trong tổng dư nợ cho vay, tăng 46% so với cùng kỳ. Trong khi năm 2005, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay là 65.84% và dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 34.16% trong tổng dư nợ cho vay. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh có xu hướng tăng lên, điều này luôn phù hợp với tình hình kinh tế Việt
và dài hạn cho việc đầu tư dài hạn để hiện đại hóa các cơ sở sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ.
Biểu đồ 5: Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn cho vay
0 200,000 400,000 600,000 800,000 2004 2005 2006 Ngắn hạn Trung dài hạn
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính năm Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn) c. Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế:
Bảng 6: Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Dư nợ 2004 2005 So sánh 2004/2005 2005 2006 So sánh 2005/2006 +/- % +/- % Doanh nghiệp 479,028 572,659 + 19.55 572,659 724,829 + 26.57 Cá thể/Hộ gia đình 194,483 210,128 + 8.04 210,128 336,904 + 60.33 Tổng cộng 683,511 782,787 + 14.52 782,787 1,161,733 + 48.41
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính năm Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn)
Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trọng tổng dư nợ cho vay của toàn Chi nhánh. Năm 2006, dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp là 724,829 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62.39% trong tổng dư nợ cho vay, đạt tỷ lệ tăng 26.57% so với cùng kỳ; Dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng
vay, đạt tỷ lệ tăng 60.33% so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay cá thể và hộ gia đình tuy không chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay nhưng đây lại là nguồn thu có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều hòa lãi suất toàn Chi nhánh, do đây thường là các khoản vay nhỏ với lãi suất cao, thời gian đáo hạn nhanh.
Biểu đồ 6: Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
0 200,000 400,000 600,000 800,000 2004 2005 2006 Doanh nghiệp Cá thể/Hộ gia đình
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính năm Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn)
Nhìn chung, hoạt động cho vay của toàn Chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định. Tổng dư nợ toàn Chi nhánh năm 2006 đạt 1,161,733 triệu đồng, tăng
378,946 triệu đồng so với cùng kỳ, tương ứng với tỷ lệ tăng 48.41%. Riêng trong quý I năm nay, Chi nhánh lại thể hiện tốc độ tăng trưởng đáng kể khi tổng dư nợ của riêng hoạt động cho vay Sản xuất – kinh doanh tăng 200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó đối tượng cho vay chiếm tỷ lệ dư nợ cao là khách hàng Doanh nghiệp. Đây là tốc độ tăng trưởng đáng kể nếu so sánh với các Chi nhánh khác đang hoạt động trong cùng hệ thống Sacombank nói riêng và các Ngân hàng bạn đang hoạt động trên cùng địa bàn nói chung. Tất cả những số liệu trên chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngày càng được nâng cao và có uy tín, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến thực hiện giao dịch với Ngân hàng. Đạt được kết quả trên là cả một sự nỗ lực của toàn Chi nhánh trong việc cải tiến sản phẩm, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ, đa
dạng hóa các loại hình sản phẩm nhằm có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng.
d. Tình hình nợ quá hạn:
Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh những năm gần đây đã có những diễn biến hết sức tích cực. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Chi nhánh luôn được duy trì ở mức dưới 3% trong 3 năm gần đây. Dư nợ quá hạn của toàn Chi nhánh năm 2006 xấp xỉ 19 tỷ, chiếm tỷ lệ 1.2% trong tổng dư nợ.
Biểu đồ 7: Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm Sacombank-Chi nhánh Chợ Lớn) e. Các loại cho vay ngắn hạn tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn
Chi nhánh Chợ Lớn chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay trả góp dưới 12 tháng, cho vay cá nhân cải thiện đời sống như cho vay tiêu dùng, cho vay thanh toán mở L/C để thanh toán hàng nhập khẩu, cho vay ngăn hạn dưới dạng chiết khấu các giấy tờ có giá như thương phiếu, hối phiếu. Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng trong việc cho vay vốn mà khách hàng có thể lựa cho phương thức đi vay cho phù hợp. Một số phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu được áp dụng tại Chi nhánh:
• Cho vay từng lần (cho vay theo món): khi khách hàng có nhu cầu vốn thì khách hàng sẽ tiến hành làm các thủ tục vay vốn theo quy định tại Ngân hàng, cứ mỗi lần đi vay như vậy thì cán bộ tín dụng sẽ tiến hành đi thẩm định khách hàng và lập tờ trình gửi lên Trưởng phòng tín dụng xét duyệt cho vay. Đây là cách cho vay phổ biến tại Chi nhánh đối với khách hàng vay vốn ít, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
• Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và khách hàng thỏa thuận xác định một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời kỳ nhất định hoặc theo một chu kỳ sản xuất kinh doanh được ghi trong hợp đồng tín dụng. Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng phải chứng minh mục đích sử dụng vốn và lập giấy nhận nợ (không cần phải đi thẩm định và lập tờ trình). Phương thức cho vay này được áp dụng đối với khách hàng có uy tín, quen thuộc với Ngân hàng. Khi áp dụng phương thức này thì khách hàng phải chịu thêm một khoản phí trên hạn mức tín dụng đã thỏa thuận, dù khách hàng có sử dụng hết hạn mức đó hay không.
• Cho vay hợp vốn: Trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng (tính tới thời điểm 31/12/2006, vốn tự có của Sacombank là 2515 tỷ đồng), khách hàng có thể được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín làm đầu mối (chủ trì) trong việc tiến hành các thủ tục cho vay hợp vốn với một hoặc nhiều tổ chức tín dụng khác.
• Cho vay trả góp: đối với khách hàng là cá nhân có thu nhập thấp nhưng ổn định và có nhu cầu vay vốn với số lượng ít, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có thể thỏa thuận cho vay vốn theo phương thức trả góp, theo đó Ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận xác định mức cho vay, thời hạn, lãi suất … và mức tiền lãi phải trả cộng với nợ gốc được chia ra làm nhiều kỳ hạn để trả nợ được ấn định trong hợp đồng tín dụng.
2.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH CHỢ LỚN NGẮN HẠN TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH CHỢ LỚN
2.3.1. Thuận lợi:
- Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây có nhiều khởi sắc gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức độ hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Năm qua, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng 8.17% so với năm 2005. Cơ cấu nền kinh tế cũng đang chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư nước ngoài tăng đột biến, đạt trên 10,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam gần 4,5 tỷ USD trong năm 2007. Về cán cân thương mại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 đạt mức cao kỷ lục, xấp xỉ 40 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2005 và vượt mức 2 tỷ USD so với kế hoạch.
- Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO có ý nghĩa trọng đại, mở ra một bước ngoặc mới cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam có cơ hội thu hút nhiều hơn nguồn đầu tư từ nước ngoài, tiếp cận công nghệ quản lý hiện đại của các nền kinh tế đã phát triển trên thế giới.
- Việt Nam liên tiếp tổ chức thành công các diễn đàn kinh kế lớn trên thế giới như ASEM, APEC,… Từ đó nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
2.3.1. Khó khăn
- Việc Việt Nam gia nhập WTO một mặt mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, mặt khác cũng mang tới không ít thách thức cho ngành Ngân hàng Tài chính Việt Nam trong thời gian tới. Việc cam kết mở cửa thị trường tiền tệ sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc các đại gia tài chính – ngân hàng trên thế giới xâm nhập thị trường vốn Việt Nam. Với tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và công nghệ quản lý, chắc chắn các đại gia này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh số một với các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện vẫn còn yếu cả về vốn lẫn công nghệ.
- Thông tin trên thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa thật sự minh bạch, rõ ràng, nền kinh tế vẫn còn mang tính nông nghiệp, lạc hậu gây khó khăn cho các Ngân hàng trong việc nắm và thẩm định thông tín khách hàng.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, chỉ số VNIndex thời gian qua tăng liên tục, Thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một kênh thú hút vốn ngày càng mạnh, và làm cho việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư của các Tổ chức tín dụng gặp một số hạn chế.
- Môi trường trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ lại thiếu tính đồng bộ nên phần nào hạn chế hoạt động, thể hiện qua các mặt sau:
Chưa có luật về sở hữu và những văn bản dưới luật về lĩnh vực này, do đó thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng còn nhiều khó khăn và phức tạp. Các vấn đề như: giao quyền sử dụng đất, chế độ thu phí giao đất, sự thay đổi về quy hoạch các dân cư, đô thị đã làm nhiều ngân hàng điêu đứng và lúng túng trong việc giải quyết cho vay hoặc xử lý cho vay quá hạn. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng như: chính quyền sở tại, cơ quan bảo vệ pháp luật,… trong việc thực thi giám sát hay khi cần thiết phải phát mãi nhiều tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay còn gặp nhiều khó khăn.
Hiệu lực của cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mãi tài sản thế chấp. Hiện nay chưa có qui định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể và hướng dẫn quy trình phát mãi tài sản, đấu giá tài sản. Thường thì Ngân hàng phải nhờ các cơ quan pháp luật địa phương để phát mãi tài sản theo kiểu đấu giá, xiết nợ tài sản thế chấp của người vay vốn. Cách làm trên làm cho Ngân hàng bị động trong việc thu hồi nợ khi người vay không trả nợ nổi, thời gian phát mãi tài sản quá dài cũng làm thiệt hại cho Ngân hàng trong việc luân chuyển đồng vốn
2.3.3. Thành tựu
- Về nguồn nhân lực: có đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, năng động sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo kĩ càng, phong cách làm việc ổn định, nề nếp, các nhân viên có thái độ giao tiếp với khách hàng văn minh và lịch sự. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn luôn xem chiến lược phát triển nguồn nhân lực là chiến lược hàng đầu đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của Chi nhánh.
- Về trang bị kỹ thuật: Chi nhánh luôn đổi mới các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng có nhu cầu thanh
toán trong nước và thanh toán quốc tế, đồng thời nó cũng nâng cao năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại khác trú trên cùng địa bàn.
- Về huy động vốn: tại Chi nhánh và các phòng giao dịch thuộc Chi nhánh đều có chính sách về lãi suất thích hợp nên khách hàng ngày càng tin tưởng, nó góp phần làm tăng nguồn vốn thuộc tài sản có của Chi nhánh, thúc đẩy tăng quy mô hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh.
- Về hoạt động tín dụng: do Chi nhánh có chính sách tín dụng hợp lý đã thu hút rất đông đảo khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh tăng dư nợ. Các hồ sơ vay vốn của khánh hàng tại Chi nhánh ngày càng đơn giản và thuận tiện, được giải quyết nhanh chóng, ít gây phiền hà cho khách hàng.
- Về quy mô mạng lưới hoạt động: hiện Chi nhánh có 5 phòng giao dịch trải đều khắp địa bàn với những nét đặc thù riêng của từng phòng giao dịch. Được biết sắp tới, Chi nhánh sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động để có thể phục vụ tốt hơn cho khách hàng đồng thời có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác trú trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng liên kết với các trường học, nhà hàng, điểm mua sắm trong khu vực để đặt các máy rút tiền tự động ATM, thực hiện giao dịch ATM 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Tất cả nhằm mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh.
2.3.4. Hạn chế
2.3.4.1. Về phía Ngân hàng