Kết quả phân rã phương sai của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực tại một số nước đông nám á (Trang 65)

Việt Nam – Mơ hình 1 RER TOT PD RD O

1 100 0 0 0 0 2 91.1955 3.83256 3.47797 0.316 1.17794 3 88.3016 6.31735 3.47200 1.09309 0.81595 4 87.5864 5.70088 3.05086 3.11612 0.54572 5 86.4893 4.77729 2.58181 5.67914 0.47249 10 83.9443 2.87310 1.68696 11.2075 0.28814 15 83.6215 2.15712 1.25527 12.6608 0.30533 20 83.4948 1.75703 1.00410 13.3805 0.36356

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eviews 7.2

Kết quả phân rã phương sai của Việt Nam trên Bảng 4.14 cho thấy, nhân tố tỷ lệ thương mại có khả năng giải thích khoảng 4% biến động trong tỷ giá thực. Và biến khác biệt dự trữ có khả năng giải thích được khoảng 11% biến động trong tỷ giá thực ở kỳ thứ 5 trở về sau. Biến khác biệt năng suất có khả năng giải thích biến động tỷ giá thực khoảng 3% ở 4 thời kỳ đầu và sau đó giảm mạnh ở các kỳ sau. Cịn biến giá dầu thực, khả năng giải thích biến động trong tỷ giá thực hầu như không đáng kể.

Tỷ giá hối đối thực có nhiều biến động trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Hơn nữa, tỷ giá hối đối thực trong chế độ tỷ giá thả nổi có khả năng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi từ các yếu tố cơ bản như tỷ lệ thương mại, khác biệt năng suất, khác biệt dự trữ, và giá dầu thực. Tuy nhiên, những biến động của các yếu tố cơ bản tác động lên tỷ giá hối đối thực có thể sẽ khơng giống nhau giữa các quốc gia có cùng cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi. Đối với Singapore, nền kinh tế có độ mở lớn và được đánh giá là năng động, một quốc gia có thu nhập cao, ít tài ngun và định hướng phát triển kinh tế về dịch vụ, tài chính và du lịch, giá dầu thực và

khác biệt năng suất được xác định là quan trọng trong việc xác định tỷ giá hối đoái thực trong trong dài hạn, và khả năng giải thích các biến động từ tỷ giá thực là rất cao. Trường hợp Thái Lan, một nền kinh tế có độ mở vừa và tốc độ tăng trưởng ổn định, yếu tố tỷ lệ thương mại và giá dầu được xác định là quan trọng trong việc xác định tỷ giá hối đối thực trong dài hạn, cịn Philippines thì yếu tố khác biệt dự trữ và giá dầu thực có vai trị quan trọng trong việc xác định tỷ giá thực. Nền kinh tế khi theo chế độ tỷ giá thả nổi sẽ dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, tác động của những yếu tố bên ngoài vào nền kinh tế có thể sẽ khơng giống nhau.

Đối với chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá hối đối thực có thể ít nhạy cảm với những thay đổi của các nhân tố cơ bản mặc dù độ mở thương mại không thấp. Việt Nam theo chế độ tỷ giá hối đoái được kiểm soát chặt chẽ nhằm ổn định vĩ mô, tỷ lệ thương mại và khác biệt dự trữ được xác định là quan trọng trong việc tác động đến tỷ giá thực trong dài hạn, dựa vào kết quả phương pháp phân rã phương sai, khác biệt dự trữ có thể giải thích đến 11% biến động trong tỷ giá hối đoái thực. Điều này cũng có thể do giai đoạn nghiên cứu, Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, lạm phát và lãi suất tăng cao, dẫn đến việc đảm bảo dự trữ ngoại hối để giữ ổn định tỷ giá là một yếu tố quan trọng. Trong chế độ tỷ giá cố định, chính phủ sẽ phải hy sinh một số chính sách kinh tế trong nước để giữ tỷ giá ổn định. Hơn nữa, dự phòng ngoại hối cho trường hợp đảo chiều dòng vốn quốc tế lớn là quan trọng cho chế độ tỷ giá được ổn định. Một chế độ tỷ giá hối đoái cố định hoặc có quản lý là một lựa chọn tốt cho một nền kinh tế nhỏ và mở nhưng các tác động của các cú sốc bên ngồi lên tỷ giá thực có thể được giảm thiểu và do đó tác động tiêu cực của các biến động tỷ giá hối đoái thực lên nền kinh tế có thể được giảm.

được đặc trưng bởi sự biến động mạnh, có bước nhảy cường độ cao, và xu hướng trượt lên mạnh mẽ (Askari & Krichene, 2008). Điều này dẫn đến tỷ giá hối đoái thực phải là biến động. Tuy nhiên, phần lớn tác động của giá dầu thực lên tỷ lệ thương mại và do đó ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực là khác nhau giữa các nền kinh tế. Đối với Philippines và Singapore, sự gia tăng giá dầu thực sẽ dẫn đến cải thiện tỷ lệ thương mại. Tỷ lệ thương mại tăng sẽ dẫn đến tăng giá của tỷ giá thực, điều này trái ngược với lý thuyết cơ bản, tuy nhiên có thể do nền kinh Singapore chủ yếu phát triển mạnh về dịch vụ tài chính và du lịch nên tỷ giá thực khơng phản ánh đúng ảnh hưởng của giá dầu. Đối với Thái Lan, dấu của hệ số biến giá dầu thực đúng với kỳ vọng, nhưng biến tỷ lệ thương mại lại trái ngược với kỳ vọng ban đầu, dẫn đến biến động của giá dầu tác động đến tỷ giá thực ngược với kỳ vọng. Tác động của tỷ lệ thương mại lên tỷ giá hối đối thực có thể lớn trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tuy nhiên, lại bị giới hạn trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định mặc dù độ mở cửa thương mại lớn. Do đó, tác động của tỷ lệ thương mại trên tỷ giá thực có thể phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái và mức độ mở của thương mại, và cơ chế kiểm soát giá cả của các quốc gia. Từ ý nghĩa của giá dầu tác động lên tỷ giá thực, phòng ngừa rủi ro giá dầu được quản lý tốt trong thị trường kỳ hạn có thể làm cho tỷ giá thực ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá dầu khi giá dầu thực có tác động dài hạn lên tỷ giá hối đối thực.

Tóm lại, trong chương này đề tài đã sử dụng phân tích định lượng dựa vào mơ hình VECM để tìm hiểu tác động của các biến giải thích lên tỷ giá hối đối thực của các nước: Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Thông qua dự báo tổng quát phân rã phương sai để xem xét sự giải thích của các yếu tố đến sự biến động trong tỷ giá hối đoái thực.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết quả nghiên cứu

Với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá thực tại các nước Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam thông qua việc thu thập dữ liệu từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2013, trước hết đề tài thực hiện kiểm định các mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến nghiên cứu, kế đến đề tài dùng mơ hình VECM với các ràng buộc biến để ước lượng các hệ số và mức ý nghĩa thống của các biến, của mơ hình ước lượng, kỹ thuật phân rã phương sai được sử dụng nhằm đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố theo thời gian trong việc giải thích sự biến động của tỷ giá thực.

Thông qua việc ước lượng mơ hình đề tài thu được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, tỷ lệ thương mại, khác biệt năng suất, khác biệt dự trữ và giá dầu thực

được chứng minh là quan trọng trong việc xác định tỷ giá hối đoái thực ở các quốc gia nghiên cứu là Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Thứ hai, kết quả của dự báo phân rã phương sai cho thấy: khác biệt dự trữ, giá dầu

thực là những nhân tố quan trọng đối với tỷ giá thực của Philippines; khác biệt năng suất, giá dầu thực là những nhân tố quan trọng đối với tỷ giá thực tại Singapore; còn tỷ lệ thương mại và giá dầu thực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ giá thực tại Thái Lan; và khác biệt dự trữ và tỷ lệ thương mại là yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá thực tại Việt Nam. Vì vậy, khơng có một tập hợp các yếu tố chung nào có ý nghĩa trong việc xác định tỷ giá hối đoái thực cho tất cả các quốc gia. Từ kết quả thu được, tỷ lệ thương mại, khác biệt năng suất, khác biệt dự trữ và giá

thực, nhưng những tác động có ý nghĩa của các biến về việc xác định tỷ giá hối đoái thực là khác nhau giữa các nền kinh tế. Một cách giải thích là chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau và mức độ mở cửa khác nhau của các nền kinh tế đã nghiên cứu. Nền kinh tế với một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc bên ngoài. Tuy nhiên, một chế độ tỷ giá cố định hoặc có quản lý là một lựa chọn tốt cho một nền kinh tế nhỏ và mở cửa vì các tác động của các cú sốc bên ngồi lên tỷ giá thực có thể được giảm thiểu. Khi giá dầu thực có tác động dài hạn lên tỷ giá hối đối thực, thì một phịng ngừa rủi ro giá dầu dài hạn trong thị trường kỳ hạn có thể hiệu quả hơn và làm cho tỷ giá thực ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá dầu khi giá dầu thực. Các nhà hoạch định chính sách phải tính đến các yếu tố tác động và yếu tố nào là quan trọng khi muốn xác định các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái thực.

5.2. Một số khuyến nghị cho Việt Nam

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy được yếu tố khác biệt dự trữ và tỷ lệ thương mại có thể tác động đến tỷ giá thực của Việt Nam trong dài hạn, và khác biệt dự trữ có thể giải thích ở mức 11% ý nghĩa sự biến động của tỷ giá thực, còn tỷ lệ thương mại có khả năng giải thích khoảng 4% biến động của tỷ giá thực. Khi chênh lệch dự trữ của Việt Nam và Mỹ tăng sẽ tác động làm tăng tỷ giá thực của Việt Nam. Và Việt Nam là một nước đang phát triển nhanh, với một chế độ tỷ giá cố định nhằm giúp ổn định vĩ mơ, tạo niềm tin cho dịng vốn đầu tư nước ngồi, vì thế với một nguồn dự trữ đảm bảo ổn định tỷ giá sẽ tạo niềm tin vào đồng nội tệ hơn. Với sự hiểu biết như vậy, các nhà hoạch định chính sách có thể dự đốn được một số kịch bản về tỷ giá trong tương lai, và các tác động đối với nền kinh tế; đồng thời, nếu các nhà điều hành muốn điều chỉnh tỷ giá theo mục đích riêng thì có thể sử dụng các cơng cụ điều tiết ngắn hạn như cung tiền, lãi suất,… nhưng tác động của việc tăng dự trữ ngoại hối làm tăng tỷ giá thực là tác động xác thực.

Biến tỷ lệ thương mại có ý nghĩa đáng kể trong việc giải thích biến động tỷ giá thực, tuy nhiên tác động của tỷ lệ thương mại lại trái ngược với kỳ vọng, vì thế cần lưu ý thêm về yếu tố này và cần thêm bằng chứng thực nghiệm để có cái nhìn đúng hơn về yếu tố tỷ lệ thương mại trong việc xác định tỷ giá thực tại Việt Nam.

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong quá trình thực hiện và từ các kết quả đạt được, có thể thấy được một số hạn chế của đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực tại một số quốc gia Đông Nam Á là:

Thứ nhất, do hạn chế trong nguồn số liệu thu thập nên mẫu nghiên cứu cho các

nước cịn ít và việc này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của đề tài do chưa phản ánh hết các sự biến động của các nhân tố qua thời gian.

Thứ hai, vẫn còn xuất hiện những kết quả nghiên cứu trái với lý thuyết mà đề tài

vẫn chưa giải quyết được.

Từ các hạn chế và kết quả đạt được, đề tài mở ra một số hướng nghiên cứu mới có thể bổ sung thêm những quan điểm và bằng chứng thực nghiệm cho chủ đề yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá. Việc kết hợp phân tích thêm theo nhóm các nước có các cơ chế tỷ giá giống nhau, quy mô nền kinh tế tương đương nhưng chỉ khác nhau ở độ mở, hoặc các điều kiện khác giống nhau nhưng khác nhau về chế độ tỷ giá. Từ đó, có thể đánh giá xem yếu tố độ mở và chế độ tỷ giá có hay khơng ảnh hưởng đến các biến giải thích tác động đến tỷ giá thực theo chiều hướng xác định, hoặc thay đổi mức ý nghĩa của các biến giải thích.

Ngồi ra, có thể mở rộng thời kỳ nghiên cứu, và các quốc gia nghiên cứu nhưng phải thêm các biến giả thể hiện các cú sốc khủng hoảng kinh tế và điều chỉnh chế độ tỷ giá,… để làm rõ hơn các ảnh hưởng của các yếu tố tỷ lệ thương mại, khác

biệt năng suất, khác biệt dự trữ và giá dầu thực ảnh hưởng đến tỷ giá thực như thế nào

Tóm lại, dựa trên kết quả phân tích bằng mơ hình VECM với ràng buộc biến trong chương 4, chương này đề tài đã tiến hành tổng hợp lại kết quả nghiên cứu, nêu ra những kiến nghị liên quan đến các cơng cụ để điều hành các chính sách kinh tế vĩ mơ của các nước nghiên cứu, song song đó cũng nêu ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai về chủ đề này.

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Thế Anh, 2013. Kinh tế lượng ứng dụng- Phân tích chuỗi thời gian. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.

2. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2011. Giáo trình tài chính quốc

tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

3. Aizenman, J., & Riera-Crichton, D., 2008. Real exchange rate and international reserves in the era of growing financial and trade integration. The Review of Economics and Statistics

4. Amano, R. A., & Van Norden, S., 1995. Terms of trade and real exchange rates: The Canadian evidence. Journal of International Money

and Finance.

5. Aruman, S., & Dungey, M, 2003. Modelling the Australian dollar exchange rate. Australian Economic Papers.

6. Askari, H., & Krichene, N., 2008. Oil price dynamics (2002–2006).

Energy Economics.

7. Backus, D. K., & Crucini, M. J., 2000. Oil prices and the terms of trade. Journal of International Economics.

8. Bagchi, D., Chortareas, G. E., & Miller, S. M., 2004. The real exchange

rate in small, open, developed economies: Evidence from cointegration analysis. Economic Record.

9. Balassa, B., 1964. The purchasing power parity doctrine: A reappraisal. Journal Political Economy.

empirical investigation. Open Economies Review.

12. Cavallo, M., & Ghironi, F., 2002. Net foreign assets and the exchange rate: Redux revived. Journal of Monetary Economics.

13. Chen, S. S., & Chen, H. C., 2007. Oil prices and real exchange rates.

Energy Economics.

14. Chinn, M. D., 2000. The usual suspects? Productivity and demand shocks

and Asia-Pacific real exchange rates. Review of International

Economics.

15. Choudhri, E. U., & Khan, M. S., 2005. Real exchange rates in developing

countries: Are Balassa–Samuelson effects present? International

Monetary Fund Staff Papers.

16. De Gregorio, J., & Wolf, H., 1994. Terms of trade, productivity and real

exchange rate. NBER Working Paper no. 4807.

17. Devereux, J., & Connolly, M., 1996. Commercial policy, the terms of trade and the real exchange rate revisited. Journal of Development

Economics.

18. Dickey, D. A., & Fuller, W. A., 1979. Distribution of the estimators for autoregressive time series with a unit root. Journal of American

Statistical Association.

19. Egert, B., Lommatzsch, K., & Lahreche-Revil, A., 2006. Real exchange rates in small open OECD and transition economies: Comparing apples with oranges? Journal of Banking and Finance.

20. Elliot, G., Rothenberg, T. J., & Stock, J. H., 1996. Efficient tests for an autoregressive unit root. Econometrica.

21. Engle, R. F., & Granger, C. W. J., 1987. Co-integration and error correction: Representation, estimation and testing. Econometrica.

Academic Press.

24. Guo, Q., 2010. The Balassa–Samuelson model of purchasing power parity and Chinese exchange rates. China Economic Review.

25. Johansen, S., 1988. Statistical analysis of cointegration vectors. Journal

of Economic Dynamics and Control.

26. Karfakis, C., & Phipps, A., 1999. Modeling the Australian dollar–US dollar exchange rate using cointegration techniques. Review of

International Economics.

27. Kato, I., & Uctum, M., 2008. Choice of exchange rate regime and

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực tại một số nước đông nám á (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)