Biện pháp đối với thị trường ngoài nước

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.DOC (Trang 41 - 47)

- Nội dung

3.2 Biện pháp đối với thị trường ngoài nước

- Cần tìm mọi biện pháp để tăng thị phần gạo Việt Nam trên các thị trường truyền thống, đa dạng hoá các chủng loại gạo và cấp loại gạo xuất khẩu đáp ứng nhu cầu muôn màu muôn vẻ của thị trường gạo thế giới. Ngoàiđa dạng hoá xuất khẩu chủng loại gạo cấp cao nhưng phải theo hướng tăng dần tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao, gạo có cấp loại cao trong tổng lượng gạo xuất khẩu để có thể thâm nhập một cách có hiệu quả vào cảcthị trường mới khó tính có khả năng thanh toán cao như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và các nước Nics. Tiếp cận và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế thường có chương trình viện trợ lương thực để tranh thủ bán gạo, coi đây là một sách lược để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.

- Cùng với việc xác lập và mở rộng thị trường cẩn đặc biệt quan tâm củng cố tính ổn định của các thị trường qua việc đàm phán ký kết các nghị định mua bán gạo ở cấp chính phủ.

- Nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam tranh bán trên thị trường thế giới cần tiến hành phân đoạn thị trường theo khu vực cho một số đầu mối xuất khẩu gạo lớn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được sự hiểu biết chuyên sâu về thị trường khu vực, đồng thời tránh được sự cạnh tranh làm thiệt hại tới lợi ích quốc gia.Cơ chế quản lý giá xuất khẩu cần thích hợp với từng thị trường và linh hoạt trong mỗi giai đoạn,chỉ cho phép xuất khẩu đối với những hợp đồng có giá bán cao hơn mức giá tối thiểu của mỗi giai đoạn.

-Tăng cường các hiệp định xuất khẩu gạocho các nước theo cấp chính phủ.Sự phân bổ hạn ngạch hàng năm cần hướng vào hiệp định,các hợp đồng dài hạn tương đối ổn định.

3.3. Biện pháp đối với việc sản xuất gạo.

- Khẩn trương hoàn thịên quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể ưu tiên đẩu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước. Nội dung qui hoạch, kế hoạch và đầu tư cho vùng lúa gạo xuất khẩu phải bám sát nhu cầu của thị trường thế giới trọng từng giai đoạn.

- Thực hiện đồng bộ giải pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất gạo xuất khẩu. + Giải pháp về giống lúa: Cần có giống lúa tốt, chất lượng cao phù hợp với khí hậu Việt Nam để từ đó cho năng suất cao.

+ Giải pháp về phân bón: Hạn chế đến mức tối thiểu sử dụng phân hoá học, nên sử dụng phân hữu cơ truyền thống.

+ Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh:Cần nghiên cứu ra những loại thuốc để phòng trừ sâu bệnh để nâng cao năng suất và phẩm cấp gạo, tránh dùng thuốc trừ sâu hay

thuốc diệt cỏ quá nhiều gây ô nhiễm môi trường đồng thời ảnh hưởng đến chẩt lượng gạo xuất khẩu.

- Cải tiến cơ cấu mùa vụ để tránh những điều kiện tự nhiên bất lợi cho sản xuất mà con người chưa thể chinh phục được.

- Đổi mới công nghệ chế biến bằng cách xây dựng mới các cơ sở chế biến lúa gạo xuất khẩu tại các vùng sản xuất lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gạo theo quy hoạch, đồng thời nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở đã có để tăng năng lực chế biến và tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Hệ thống kho tang, đường xá, bến cảng phục vụ xuất khẩu gạo cũng cần sự đẩu tư thoả đáng,mở rộng cảng cẩn thơ trở thành cảng chủ yếu để xuất khẩu gạo.

3.4. Xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu của Việt Nam.

-Giá gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới luôn thấp hơn gạo Thái Lan. Đã đến lúc gạo Việt Nam phải có chất lượng cao và đồng nhất mang tính cạnh tranh cao và tiến đến xây dựng thương hiệu chung "Gạo Việt Nam".

Xuất khẩu gạo Việt Nam được gọi một cái tên chung "gạo trắng Việt Nam". Chưa có thương hiệu cụ thể, vì vậy trước hết doanh nghiệp phải quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu đúng mức, mở rộng khai thác thị trường. Từ phía đầu vào sản phẩm, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ tích cực từ các nhà khoa học, sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước để gìn giữ, phát huy được những giống lúa, gạo đặc sản vốn nổi tiếng thơm ngon trong nước, đưa ra các giống lúa chất lượng cao ứng dụng vào sản xuấtxuất

-Song song với với sự nỗ lực tự thân, sự hỗ trợ từ các chương trình quốc gia và quốc tế về công nghệ hạt giống (để cho ra lượng giống xác nhận dồi dào) thì nhà nước cần đầu tư đúng mức, đúng tầm hơn.

-Vấn đề thất thoát sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp khá cao như hiện nay (13-16%) luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Lợi nhuận của người sản xuất, nếu đầu tư xây dựng thương hiệu thì nhất thiết phải lưu ý đến vấn đề này

-Quy hoạch các vùng trồng lúa thơm xuẩt khẩu thích nghi với thổ nhưỡng từng địa phương, tránh tình trạng ồ ạt chạy theo giống lúa thơm có thị trường tốt, nhưng thổ nhưỡng không phù hợp dẫn đến chất lượng không đồng đều, gây bất lợi trong cạnh tranh xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Qua phân tích đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới” ta thấy được gạo là sản phẩm mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất rõ rệt và điều này được thể hiện qua sự mở rộng sản xuất và xuất khẩu gạo đồng thời tình hình xuất khẩu gạo của nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành công đáng kể, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Để phát huy được những thành công đã đạt được và khắc phục những hạn chế đó thì nước ta cần phải thực hịên được những giải pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu là vươn lên cạnh tranh với Thái Lan đứng vị trí đẩu tiên trong các quốc gia xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Có như vậy, nông sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng mới cạnh tranh được với các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan đứng vững trên thị trường, từ đó xuất khẩu gạo mới thực sự phát huy được vai trò to lớn của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tuy trong quá trình làm bài đã rất cố gắng, song đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, cho phép em được gửi lời cám ơn chân thành tới thầy giáo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này!

Danh mục tài liệu tham khảo. 1. Sách.

-Báo cáo tổng quan ngành lúa gạo Việt Nam năm 2004- Tác giả - Nguyễn Ngọc Quế &Trần Đình Thao .

- Lương thực Việt Nam thời đổi mới hướng xuất khẩu- Nhà xúât bản chính trị quốc gia 1998 –Tác giả PTS. Nguyễn Trung Văn.

- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nứơc ta trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Tác giả GS-TS. Chu Văn Cấp.

- Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2002, tác giả PGS- TS Nguyễn Sinh Cúc

2. Tạp chí.

- Tạp chí phát triển kinh tế số 52-1995. - Tạp chí thông tin lý luận số 2-1997. - Tạp chí con số và sự kiện số 5-2001.

- Tạp chí thương mại số 13-2000, số 5+6+7-2006, số 11-2005,3-2004, số 10-2004

- Tạp chí thông tin tài chính số 4-2001.

- Tạp chí thông tin thị trường Việt Nam số 3-2000.

3. Thông tin từ mạng Internet.

- Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam và giải pháp phát triển.

- “Khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng nông sản Việt Nam : trường hợp sản phẩm gạo”- Bộ kế hoạch và đầu tư.

- Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

- Tạo thế vững cho gạo xuất khẩu Việt Nam- www.thuonghieuviet.com

- Đến lúc phải xây dưng thương hiệu cho gạo Việt Nam- thông tin xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.DOC (Trang 41 - 47)

w