Định hướng phát triển KCN, KCX Việt Nam đến năm 2010

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam.DOC (Trang 27 - 37)

1. Định hướng phát triển KCN, KCX

Đối với mỗi vùng, miền trong cả nước, Đảng và nhà nước đều có những chủ trương, định hướng phát triển KCN, KCX riêng nhưng có thể tổng kết lại như sau.

- Hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN, KCX mở mang công nghiệp ở các tỉnh, không tập trung quá mức vào các đô thị lớn.

- Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở.

- Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ, trước hết là thương mại, phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, xây dựng các trung tâm cụm xã, các đô thị trung tâm gắn với các KCN.

- Đẩy mạnh thu hút FDI. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu mới điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế gắn với công nghiệp hoá, tạo việc làm. Tập trung FDI vào các KCN, nghiên cứu đề án xây dựng khu kinh tế mở.

2. Mục tiêu phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN, KCX đến 2010

- Phát triển hệ thống KCN, KCX đảm bảo hình thành hệ thống KCN, KCX là một trong những giải pháp quan trọng phát triển công nghiệp toàn quốc gia. Hình thành hệ thống các KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn.

- Nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN, KCX tập trung đã được thành lập và đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phấn đấu đến hết năm 2010 về cơ bản lấp đầy diện tích các KCN, KCX đã được thành lập, thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các KCN, KCX tập trung trên các vùng lãnh thổ, các địa phương với tổng diện tích tăng thêm khoảng 25000 ha, đó là:

Vùng Tổng số KCN Trong đó Tổng diện tích (ha) Thành lập mới Mở rộng

Trung du miền núi phía Bắc 16 15 1 2.058

Đồng bằng sông Hồng 31 25 6 6.084

Duyên hải Trung bộ 30 22 8 4.834

Tây Nguyên 3 3 0 354

Đông Nam Bộ 23 18 5 4.381

Đồng bằng sông Cửu Long 25 18 7 5.102

Cả nước 128 101 27 22.813

Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư

- Đưa tỷ lệ đóng góp của các KCN, KCX vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ mức 26% hiện nay lên khoảng 35% vào năm 2010. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp từ 19% giá trị xuất khẩu quốc gia hiện nay lên 35% vào năm 2010.

Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục đầu tư đồng bộ, thành lập mới một cách có chọn lọc khoảng 25.000 ha đất KCN, KCX, phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy trên toàn quốc khoảng trên 60%.

- Tiếp tục đổi mới thể chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN, KCX, phấn đấu thu hút thêm khoảng 4.000 dự án ( bao gồm các dự án trong nước và nước ngoài), ký đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN, KCX, phấn đấu đạt tốc độ giải ngân, thực hiện khoảng 2 tỷ USD/ năm ( cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài).

- Sau thời kỳ 2010, quản lý tốt và có qui hoạch sử dụng hợp lý dự trữ diện tích đất công nghiệp, hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN, KCX trên toàn lãnh thổ, quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN, KCX được thành lập trước đầy theo hướng đồng bộ hoá, hình thành những “công viên công nghiệp” nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả của các KCN, KCX.

- Xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung qui mô lớn ở những khu vực bố trí tập trung các KCN, KCX như tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung… hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các KCN, KCX hiện đang hoạt động, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải.

3.Phương hướng nhằm phát triển và thu hút FDI vào các KCN, KCX

- Đa dạng hoá các loại hình KCN, KCX, không chỉ quan tâm đến các KCN, KCX qui mô lớn và tương đối lớn ở đô thị và ven đô mà còn phải chú trọng đến KCN có qui mô nhỏ ở nông thôn để thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển vùng. Chú trọng thu hút đầu tư vào các KCN, KCX đã được hình thành, nâng cao sức hấp dẫn và hiệu quả đầu tư vào KCN, KCX.

- Đẩy nhanh tốc độ lấp đầy KCN, KCX bằng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước.

- Nâng cao chất lượng KCN, KCX hiện có hơn là mở ồ ạt các KCN, KCX.

II.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX

Sự hấp dẫn của môi trường đầu tư để thu hút đấu tư vào KCN có thể được tổng hợp trong bảng sau:

STT Chỉ Tiêu Mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Lao động Rẻ, không có tay nghề Có trình độ và chất lượng 2 Thuế Thuế thấp,dịch vụ thấp Thuế vừa phải, dịch vụ cao

3 Ưu thế Chi phí sản xuất thấp, đất rẻ Giá trị tăng, lao động chuyên môn hoá và năng động

4 Tiện nghi Nhà ở và giao thông Thêm các dịch vụ giải trí, trông tin 5 Trường học Có trường học Trường học chất lượng cao

6 Điện nước Giá rẻ Độ tin cậy cao

7 Thông tin Mặc định Tiếp cận với công nghệ cao

8 Kinh doanh Phòng thương mại tích cực Đối tác và hợp tác 9 Quản lý nhà nước Quảnlý nhà nước ở mức tối

thiểu

Linh hoạt, tương thích với kinh doanh và đời sống

Căn cứ vào các tiêu thức trên, đồng thời căn cứ vào những khó khăn trong thu hút FDI và những bài học kinh nghiệm thành công trong việc xây dựng và phát triển KCN, KCX ta có thể đưa ra một số các giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN.

1. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện qui hoạch phát triển KCN, KCX

- Quy hoạch phát triển trên KCN, KCX có liên quan trực tiếp đến quy hoạch tổng thể của vùng, qui hoạch phát triển các ngành công nghiệp và sử dụng đất đai. Do vậy, quy hoạch KCN, KCX cần phải làm trước nhiều năm và hàng năm có rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện. Kinh nghiệm của các nước cùng cho thấy một trong các nguyên nhân tạo ra thành công hay thất bại của các KCN, KCX là việc chọn địa điểm xây dựng, lựa chọn ngành, sản phẩm của KCN, KCX. Do vậy trong quá trình qui hoạch cần phải quan tâm đến.

- Khả năng thu hút đầu tư lấp đầy KCN, KCX trước mắt tập trung thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

- Chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế bao gồm cả đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, KCX.

- Đa dạng hoá các loại KCN, KCX để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư. Ngoài các KCN, KCX đa nghề, nên hình thành các KCN, KCX chuyên ngành. Các KCN, KCX được xây dựng hài hoà trong khu liên hiệp công nghiệp-dịch vụ-đô thị sẽ tạo ra nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư.

2. Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng KCN, KCX có chất lượng.

Đây là một yêu cầu quan trọng hàng đầu để hấp dẫn các nhà đầu tư. Để có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng đạt yêu cầu, chất lượng đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, chúng ta nên có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng cách có những chính sách ưu đãi hơn khi họ đồng thời đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, KCX mà họ đã tiến hành đầu tư xây dựng.

3. Đào tạo nguồn nhân lực, năng cao trình độ tay nghề và chuyên môn cho người lao động.

Một nghịch lý hiện nay của các KCN, KCX là thiếu lao động kĩ thuật, có tay nghề, trong khi số lao động dư thừa chưa được đào tạo lại gia tăng. Yêu cầu về trình độ lao động trong KCN, KCX thể hiện nhiều mặt, ngoài trình độ tay nghề, chuyên môn còn phải có tác phong trong làm việc, có kĩ thuật…mới đáp ứng được các yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại. Mặt khác, hiện nay khi lao động rẻ và dồi dào không còn chiếm được ưu thế trong thu hút FDI như trước. Do vậy cần có giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực nâng cao tay nghề cho người lao động phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực trong từng địa phương, giai đoạn.

- Đối với các địa phương, ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án xây dựng KCN, KCX cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với các chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong KCN, KCX từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN, KCX để chủ động đào tạo lao động cho các doanh nghiệp.

- Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại những nợi dự kiến phát triển KCN, KCX để trực tiếp đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương.

- Hình thành các quĩ đào tạo nghề chung nhằm giảm bớt chi phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp.

4. Cải cách thủ tục hành chính, thực hiện nguyên tắc quản lý “một cửa, tại chỗ “.

- Nội dung

+ Ban quản lý được chính phủ cấp con dấu quốc huy. Với con dấu này ban quản lý được Bộ kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư dự án từ 40 triệu USD trở lại đối với KCX và 10 triệu USD trở lại đối với KCN. Đồng thời được các bộ: Thương mại, Tài chính, Lao động- Thương binh và Xã hội… uỷ quyền quản lý sau giấy phép.

+ Để quản lý có hiệu quả cơ chế một nửa, Ban quản lý phải quản lý theo quy trình hoạt động ở những khâu quản lý then chốt. Bản quy trình quản lý phải được công khai để nhà đầu tư biết chấp hành và thực hiện.

+ Để đảm bảo thực hiện cơ chế một nửa, bộ máy phải phù hợp và đội ngũ cán bộ quản lý phải đảm bảo năng lực đáp ứng yêu cầu công việc được phân công trên tinh thần chủ động sáng tạo. + Với cơ chế “ một cửa, tại chỗ”, Ban quản lý được quyền xin ý kiến trực tiếp Chính phủ và các cán bộ về những vấn đề chuyên môn mà nhà đầu tư đặt ra vượt ngoài quyền hạn của mình để giải quyết kịp thời nhu cầu nhà đầu tư (theo Quyết định 100/CP của Chính phủ)

+ Khi nhà đầu tư có nhu cầu, chỉ cần đến Ban quản lý làm đầu mối phối hợp để giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng thuận tiện.

- Tác dụng

+ Đơn giản tối đa các thủ tục hành chính điển hình là thủ tục cấp phép đầu tư. Nếu nhà đầu tư làm đầy đủ các thủ tục thì được giải quyết trong vòng từ 3-5 ngày, có giấy phép chỉ trong vòng một ngày là cấp phép. Thủ tục về xây dựng được giải quyết trong vòng 15 ngày.

+ Tiết kiệm được rất lớn về thời gian, tiền bạc và giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xoá được cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, tạo điều kiện ban quản lý tiếp cận với nền kinh tế thị trường và phương thức quản lý hiện đại tiên tiến.

+ Rèn luyện tính năng động sáng tạo cho đội ngũ cán bộ.

+ Phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp từ trung ương đến địa phương. Có thể minh hoạ cơ chế “ một cửa, tại chỗ “ bằng sơ đồ sau:

Ban quản lý có thẩm quyền giải quyết, làm đầu mối qiải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của KCN, KCX. Khi doanh nghiệp KCN, KCX có yêu cầu giải quyết một vấn đề có liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp chỉ cần làm việc trực tiếp với ban quản lý KCN, KCX. Để giải quyết công việc, ban quản lý sẽ làm việc với các bộ, ngành có liên quan. Nếu các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, ban quản lý toàn quyền quyết định. Ngược lại, vượt quá quyền hạn của ban quản lý thì ban quản lý phải phối hợp với các bộ và cơ quan quản lý nhà nước giải quyết.

Rõ ràng, cơ chế “một cửa, tại chỗ” tạo cho nhà đầu tư những điều kiện nhanh chóng, thuận lợi để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế này.

5. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về KCN, KCX, thể chế và phương thức điều hành đối với KCN, KCX

Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường e ngại sự thay đổi của các văn bản pháp luật thường xuyên, việc áp dụng luật còn mâu thuẫn, trái ngược. Do vậy, để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX phải hoàn thiện các văn bản về KCN, KCX.

Hành Chính Tài Chính Hải Quan Xuất Nhập Khẩu Lao Động Xây Dựng Môi Trường An Ninh Các bộ và cơ quan quản lý nhà nước Ban quản lý KCN, KCX Doanh nghiệp KCN, KCX Dịch Vụ

- Khẩn trương rà soát các văn bản pháp luật, xoá bỏ và sửa đổi những qui định hạn chế cạnh tranh, phân biệt đối xử, không còn phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết quốc tế, trước hết về ngành nghề kinh doanh, vay vốn, đất đai.

- Thực hiện chương trình xây dựng pháp luật trên cơ sở nhu cầu đã được đánh giá, xây dựng khuôn khổ pháp luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, xây dựng khung pháp luật thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên cơ sở thống nhất Luật khuyến khích đầu tư trong nước với Luật đầu tư nước ngoài và xây dựng pháp lệnh KCN.

- Tăng cường cung cấp thông tin, thực hiện chế độ công khai, minh bạch công bố đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật có liên quan đến KCN, KCX.

- Thể chế hoá việc đối thoạigiữa doanh nghiệp trong KCN, KCX với ban quản lý, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ ban quản lý KCN, KCX. Yêu cầu có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…Nhờ đó, mới có thể áp dụng, thực hiện quản lý có hiệu quả trên cơ sở thực hiện đúng các văn bản pháp luật.

6. Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư ngắn hạn mang tính chiến thuật cao

- Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu trong thu hút FDI. Cần tập trung thu hút có trọng điểm vào một số quốc gia khu vực châu Á có mức di chuyển tư bản cao, đã đầu tư và hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Chú trọng thu hút vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế châu Âu và Bắc Mỹ. Điều mấu chốt là sử dụng số liệu thống kê cụ thể trong phân tích và lựa chọn quốc gia cần thu hút.

- Đẩy mạnh công tác Marketing đầu tư thiết lập trung tâm xúc tiến đầu tư với tính chuyên môn hoá cao. Công tác xúc tiến thu hút FDI cần phải mang tính thực tiễn cao, tức xúc tiến phải nhấn mạnh nguyên tắc “ tìm kiếm nhà đầu tư thay vì đợi các nhà đầu tư tìm đến”, tránh xúc tiến đầu tư chung chung. Cụ thể :

+ Nghiên cứu, phân tích các nhà đầu tư có qui mô lớn, các tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả tại các KCN, KCX Việt Nam. Trên cơ sở đó, sử dụng hình

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam.DOC (Trang 27 - 37)