- Thực trạng và giải pháp nâng cao kiến thức NSVSMT cho phụ nữ ở một số xã vùng nông thôn tỉnh Thái Bình.
3. Đánh giá chung về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
nguyên nhân.
Ba năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức song dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, sự chỉ đạo của Đoàn chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam, Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh Thái Bình đã vận dụng sáng tạo chủ trương, nghị quyết của Đảng, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm và trong cả nhiệm kỳ, đề ra nhiều giải pháp tập trung chỉ đạo đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở...đã tạo ra được phong trào thi đua sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ.
Các cấp hội đã quán triệt sâu sắc nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, kết hợp chỉ đạo cả bề rộng và chiều sâu, hướng các hoạt động về cơ sở, chú trọng xây dựng các mơ hình điểm, tổng kết, đánh giá nhân ra diện rộng. Nhiều hoạt động phong phú, thiết thực được tổ chức đã đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu cơ bản của các tầng lớp phụ nữ, từng bước nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Các cấp hội đã chủ động, tích cực tham mưu đề xuất với cấp uỷ Đảng về công tác vận động phụ nữ và cơng tác cán bộ nữ nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện luật pháp chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường xã hội hoá cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam, tổ chức các hoạt động phòng chống tội phạm, TNXH...Đội ngũ cán bộ hội các cấp nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hội. Tổ chức Hội LHPN đã giữ vững vai trò lãnh đạo phong trào phụ nữ, thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, thu hút, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia hưởng ứng, phát huy tiềm năng, trí tuệ và sức đóng góp của phụ nữ. Hầu hết các chỉ tiêu của Đại hội phụ nữ tỉnh lần thứ XIII đều đạt và nhiều chỉ tiêu vượt so với Nghị quyết Đại hội đề ra, đã khẳng định vai
trò, vị thế của Hội LHPN trong hệ thống chính trị của Đảng; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
3.2. Những hạn chế.
- Công tác hội và phong trào phụ nữ chưa có sự đồng đều giữa các xã, phường, thị trấn, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Công tác tuyên truyền giáo dục ở một số cấp hội cịn mang tính hình thức, bề nổi, thiếu chiều sâu. Công tác tập hợp hội viên là nữ thanh niên, phụ nữ tôn giáo và hội viên cao tuổi ở một số cơ sở chưa đạt hiệu quả. Chỉ tiêu giúp phụ nữ thoát nghèo đạt tỷ lệ chưa cao. Hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu tính bền vững; đặc biệt là tại cơ sở. Chất lượng tham gia xây dựng pháp luật, chính sách, cơng tác giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phụ nữ-trẻ em gặp nhiều khó khăn về cơ chế phối hợp. Hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình "No
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" chưa đạt được mong muốn. Tỉ lệ cán bộ
nữ tham gia cấp ủy, HĐND ở một số địa phương chưa đạt chỉ tiêu, chưa tương xứng với tiềm năng và lực lượng lao động nữ.
- Một số cấp hội thiếu tính chủ động, sáng tạo, chưa tích cực phối hợp khai thác nguồn lực hỗ trợ từ các ngành, các tổ chức, cơng tác tham mưu cho các cấp uỷ Đảng cịn nhiều hạn chế. Một số cơ sở chưa chủ động, tích cực và thiếu các giải pháp cụ thể trong chỉ đạo, thực hiện chương trình cơng tác hội đã đề ra; hiệu quả các biện pháp kiểm tra giám sát chưa cao.
- Việc xây dựng và duy trì mơ hình hoạt động ở một số cấp hội chưa hiệu quả, một số mơ hình mang tính hình thức chưa sơ, tổng kết nên việc nhân rộng mơ hình cịn hạn chế.
- Một bộ phận hội viên phụ nữ còn tư tưởng bảo thủ, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn
nuôi; đặc biệt là việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào cấy các giống lúa mới chất lượng cao và trong sản xuất vụ đông.
3.3. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế
3.3.1. Nguyên nhân thành tựu:
- Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, nghị quyết, cơ chế chính sách phù hợp, khẳng định vai trị to lớn của phụ nữ cũng như tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ phát triển như: Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về
cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Luật Bình đẳng giới, Luật Phịng chống bạo lực gia đình…Sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của
cấp uỷ, chính quyền, sự ủng hộ và hợp tác thiết thực, hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đối với hoạt động Hội và phong trào phụ nữ.
- BCH hội LHPN các cấp ln bám sát u cầu nhiệm vụ chính trị và sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đồn kết, thống nhất, nhiệt tình, chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt động tồn khố và trong từng năm. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với từng thời điểm, vận dụng linh hoạt với từng địa bàn, nhóm đối tượng phụ nữ. Thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng những điển hình tiên tiến; khắc phục những khó khăn, giải quyết kịp thời những vướng mắc ngay tại cơ sở .
- Phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Có sự phối hợp đồng bộ trong hệ thống tổ chức Hội từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn, chi, tổ phụ nữ và sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, hội viên, các tầng lớp phụ nữ.
3.3.1. Nguyên nhân hạn chế:
- Công tác chỉ đạo ở một số cấp hội thiếu linh hoạt; chưa tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để tập hợp, thu hút các tầng lớp phụ nữ vào sinh hoạt.
- Đội ngũ cán bộ cán bộ hội chưa khắc phục khó khăn để học tập, nâng cao trình độ mọi mặt; năng lực tổ chức các hoạt động còn hạn chế; chưa sâu sát cơ sở, chưa nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của các tầng lớp phụ nữ để đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền, hội phụ nữ cấp trên có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Một số cấp uỷ chưa thực sự quan tâm, lãnh đạo hoạt động của hội phụ nữ; sự định hướng chỉ đạo và công tác kiểm tra giám sát của cấp uỷ với các hoạt động của tổ chức hội cịn hạn chế.
- Q trình hội nhập và đổi mới đất nước làm cho một bộ phận cán bộ, hội viên đặc biệt là phụ nữ nơng thơn chưa kịp thích ứng. Những biến động của thị trường, giá cả, việc làm, thu nhập… tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tâm lý của chị em.
- Nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động hội chưa đáp ứng đòi hỏi thực tế; chế độ phụ cấp cho cán bộ hội ở cơ sở đặc biệt là cán bộ chi, tổ chưa có hoặc cịn q thấp do đó chưa động viên được cán bộ hội cơ sở nhiệt tình, tâm huyết với công tác hội.