2.4. Kết quả nghiên cứu
2.4.4 So sánh kết quả tại Việt Nam với kết quả nghiên cứu của Saurabh Ghosh &
Kết quả chạy mơ hình theo 2 phương pháp OLS và Logit cho thấy: Lợi nhuận Cty (ROE) và Chi trả cổ tức (PAY-OUT) đều có ảnh hưởng tích cực đến giá trị doanh nghiệp (MBVR). Đòn bẩy (LEVERAGE) và tài sản của Cty (ASSET) cũng có tác động đến giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên chiều hướng tác động của các biến này tại từng tập dữ liệu mẫu (trong 6 nhóm Cty) lại khơng ổn định, có chiều hướng khác nhau, có thể do dữ liệu ở Việt Nam chưa được đầy đủ và thông tin công bố chưa phản ánh chính xác những gì diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp hoặc tác giả chưa tìm ra được lý do hợp lý để giải thích cho vấn đề này. Cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp theo kết quả của 2 mơ hình đều khơng được tìm thấy sự tác động đến giá trị doanh nghiệp.
Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Saurabh Ghosh & Arijit Ghosh (2008) và hầu hết các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động tích cực của biến độc lập là lợi nhuận của Cty (ROE) đến giá trị doanh nghiệp (MBVR), điều này có thể được giải thích bởi rất nhiều ngun nhân, ví dụ như gia tăng trong lợi nhuận có thể phát tín hiệu tốt hơn về chất lượng của người quản lý, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp nhờ các quyết định hợp lý và đúng đắn về chính sách đầu tư, chính sách tài chính….
Về tác động tích cực của biến độc lập liên quan đến việc chi trả cổ tức (PAY- OUT) từ kết quả chạy các dữ liệu tại Việt Nam, tuy không tương đồng với kết quả nghiên cứu của Saurabh Ghosh & Arijit Ghosh (2008) khơng tìm thấy tác động của biến này đến giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu khác, tiêu biểu là Ben Naceur và Goaied (2002), và Sahu (2002). Biến chi trả cổ tức (PAY-OUT) có tác động tích cực lên giá trị doanh có thể được giải thích do việc tăng chi trả cổ tức sẽ làm tăng thu nhập của các nhà đầu tư trong hiện tại và phát tín hiệu về dòng tiền dự kiến trong tương lai cho Cty, đối với tác động tích cực của biến này khi nghiên cứu tại thị trường Việt Nam thì tác giả cho rằng thời điểm lấy số liệu nghiên cứu trong 2 năm 2010, 2011 là thời kỳ thị trường chứng khóan Việt Nam đang trên đà suy giảm cùng với suy thóai kinh tế, do đó một doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền mặt cao có thể được các nhà đầu tư đánh giá là doanh nghiệp có lợi nhuận
thực sự và có dịng tiền thực để có thể chi trả cổ tức. Trong khi, tại thời điểm thị trường chứng khốn đang ở đỉnh cao trước đây thì các nhà đầu tư hầu như khơng mấy quan tâm đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp mà chủ yếu là đầu tư lướt sóng để kiếm lợi nhuận trên lãi vốn.
Về việc cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp theo kết quả của 2 mơ hình đều khơng được tìm thấy sự tác động đến giá trị doanh nghiệp so với kết quả nghiên cứu của Saurabh Ghosh & Arijit Ghosh (2008): trong số các Cty từ các nhóm sở hữu khác nhau, các Cty nước ngồi độc lập có xác suất lớn hơn để tạo ra giá trị tốt hơn trong tương lai so với các Cty thuộc nhóm. Theo tác giả nguyên nhân là do việc lấy mẫu theo các nhóm cty của tác giả theo cơ cấu sở hữu được phân ra làm 3 nhóm: Cty thuộc sở hữu cá nhân người Việt Nam, Cty thuộc sở hữu nhà nước và Cty khác; thay vì tách ra làm 3 nhóm theo như nghiên cứu của Saurabh Ghosh & Arijit Ghosh (2008) : Cty thuộc sở hữu cá nhân người Ấn Độ, Cty thuộc sở hữu cá nhân người nước ngịai và Cty thuộc nhóm. Tác giả cũng đã cố gắng tách mẫu dữ liệu gồm 207 Cty theo cơ cấu sở hữu thành 3 nhóm như tiêu chí của Saurabh Ghosh & Arijit Ghosh (2008), tuy nhiên do trong quá trình lấy mẫu nghiên cứu, tác giả thấy rằng tỷ lệ sở hữu của cá nhân người nước ngòai trong các Cty lấy mẫu rất thấp chỉ có 5/207 doanh nghiệp là cá nhân người nước ngoài nắm quyền chi phối theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ, nếu tính ln cả các tổ chức nước ngịai có tham gia đầu tư vốn vào các doanh nghiệp lấy mẫu thì chỉ có 14/207 doanh nghiệp có số lượng cổ đơng cá nhân/tổ chức nước ngòai nắm quyền chi phối trong doanh nghiệp.