Doanh thu từ hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam .DOC (Trang 33 - 44)

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Doanh thu TTQT 74,4 133,92 110,08

Tổng Doanh thu của SGD 500,4 641 859,5

Tỷ trọng (%) 12,94 17,28 11,44

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KD từ năm 2007 đến năm 2009

Qua bảng trên ta thấy doanh thu của hoạt động TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam còn rất thấp so với tổng doanh thu của SGD, thấp nhất là vào năm 2009 có tỷ trọng là 11,444% tương ứng là 110,08 tỷ đồng, cao nhất là năm 2008 có tỷ trọng là 17,28% tương ứng là 133,92 tỷ đồng. Ngày nay nhu cầu về xuất nhập khẩu càng cao, dẫn tới nhu cần về TTQT ngày càng lớn, điều đó đòi hỏi SGD nói riêng và các NHTM nói chung phải mở rộng và nâng cao chất lượng của hoạt động TTQT, từ đó giúp cho nền kinh tế của Việt Nam phát triển vững mạnh hơn.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM 3.1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD NHNo&PTNT VIỆT

NAM

3.1.1 Những kết quả đạt được

Nhìn chung vào hoạt động TTQT của SGD NHNo&PTNT Việt Nam tăng trưởng khá tốt và ngày càng chứng tỏ thể mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh của SGD.

Một là: Hoạt động TTQT trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được kết quả đáng khích lê, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho SGD.

Hai là: Hoạt động TTQT đang từng bước được cải thiện về chất lượng và đa dạng hoá các phương thức TTQT.

Ba là: Trình độ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT được nâng cao qua các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở trong nước và ngoài nước.

Bốn là: SGD đã đưa nhiều chính sách khách hàng hợp lý, với mục tiêu mở rộng thị phần và thu hut khách hàng.

Năm là: Hoạt động TTQT của SGD cũng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ đạt được những kết quả tốt đẹp trong những năm qua.

Hoạt động TTQT của SGD góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các dịch vụ của SGD. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để nâng cao công tác TTQT.

3.1.2 Một số tồn tại

Trong những năm qua, SGD đã phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và luôn vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Hoạt động TTQT của SGD đã ngày càng được hoàn thiện, có nhiều đóng góp nhằm thúc đẩy hoạt động XNK ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc.

Một là: Quy mô hoạt động TTQT còn hạn chế

Ba là: Công tác kiểm tra, kiểm soát về các nghiệp vụ TTQT chưa được tiến hành thường xuyên, sâu sát.

Bốn là: Cơ sở vật chất kĩ thuật, trụ sở làm việc còn chật chội, chưa đáp được yêu cầu của một NH hiện đại.

Năm là: Trình độ năng lực của đa số cán bộ tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Số cán bộ giỏi ngoại ngữ, tin học còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ cho khách hàng.

3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM NHNo&PTNT VIỆT NAM

Bước vào năm 2010, trên cơ sở kết quả kinh doanh của năm 2009 và căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. SGD NHNo&PTNT Việt Nam đã đặt ra phương hướng phát triển cho hoạt động TTQT năm 2010, cụ thể như sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại một cách đồng bộ và toàn diện nhằm tối ưu hoá khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cho SGD. Phát triển mạnh và tạo nhiều sản phẩm dịch vụ mới gắn kết với nhau để tạo lập, giữ vững và mở rộng thị phần.

– Nâng cao chất lượng công tác thanh toán XNK, đảm bảo cạnh tranh được với các NHTM hàng đầu trong nước. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam, tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của SGD có hiệu quả và tăng cường khả năng tư vấn cho khách hàng.

- Đầu tư thích đáng để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh. Con người và công nghệ được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập của NHNo&PTNT Việt Nam trong năm tới.

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại theo mô hình NHTM quốc tế. Nghiên cứu, điều chỉnh mô hình tổ chức hiện nay, chức năng và phân

cấp quản lý kinh doanh đối với các bộ phận nghiệp vụ để phù hợp với xu thế phát triển trong mỗi giai đoạn.

- Rà soát và hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện có.

- Tổ chức và triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, nâng cao tính cạnh tranh với bên ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ trong SGD.

3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT

Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của SGD. Điều đó không những nâng cao hơn những uy tín của SGD mà còn tạo vị thế cho SGD trong khu vực và thế giới. Qua đánh giá thực trạng hoạt động TTQT tại SGD, có thể thấy bên cạnh những thành tích đã đạt được thì SGD cũng không tránh khỏi những tồn tại và hạn chế. Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động TTQT của SGD và để hạn chế, khắc phục những tồn tại nói trên hoạt động TTQT của SGD NHNo&PTNT Việt Nam, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam.

3.3.1 Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng

Khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Hoạt động TTQT của SGD phải luôn coi khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong môi trường cạnh tranh. Để thu hút được khách hàng SGD cần xây dựng được chiến lược khách hàng hợp lý, tạo quan hệ bền vững với khác hàng chuyền thống và thu hút them khách hàng mới sử dụng dịch vụ của SGD.

SGD NHNo&PTNT Việt Nam cần phân loại khách hàng để có những chính sách ưu đãi thích hợp:

- Đối với khách hàng thường xuyên có hoạt động XNK, SGD cần có chính sách ưu đãi như miễn giảm một số loại phí, giảm lãi suất cho vay, ưu đãi về tỷ lệ kí quỹ khi mở L/C…để thu hút và duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống.

- Đối với khách hàng có ít kinh nghiệm trong thanh toán ngoại thương thì cán bộ TTQT có thể tư vấn, lựa chọn phương thức TTQT nào có lợi nhất, ràng buộc các điều khoản có lời cho khách hàng để giảm rủi ro, tạo long tin với khách hàng.

- Đối với khách hàng cá nhân, cần có biện pháp linh hoạt trong việc xác định tài sản thế chấp, có thể thế chấp bằng chính lô hàng, giảm tỷ lệ kí quỹ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thực hiện hợp đồng ngoại thương khi vốn có hạn nhưng cán bộ tín dụng phải bám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.2 Tăng cường hoạt động Marketing

Thông qua hoạt động Marketing, SGD có thể củng cố và tạo được hình ảnh tốt đẹp đối với các NH khác và khách hàng. Trên cơ sở đó giữ vững và thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của SGD. Bên cạnh đó, hoạt động Marketing cũng có thể giới thiệu và kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm mới của SGD, từ đó giúp SGD tăng thị phần và doanh thu từ hoạt động này.

Tăng cường mạnh mẽ công tác tiếp thị, quảng cáo: SGD cần coi đây là một công việc quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Trước mắt cần chủ động tiếp thị và thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK lớn. Chú trọng đến các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán, khách hàng có thế mạnh trong hoạt động XNK.

– SGD có thể áp dụng nhiều hình thức tiếp thị khác nhau như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, internet) để giới thiệu về SGD hay in các tờ rơi, cuốn sổ kích thước nhỏ trình bày đẹp để làm quà tặng cho khách hàng hay để tại bàn giao dịch để họ biết được nhưng tiện ích ki sử dụng dịch vụ của SGD.

- Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm củng cố quan hệ giữa khách hàng và SGD, nâng cao hiểu biết giữa khách hàng và SGD. Đồng thời tổ chức các cuộc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khách hàng và thấy được vị trí của hoạt động TTQT của SGD.

3.3.3 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ TTQT

* Nâng cao chất lượng hoạt động TTQT:

Đối với NH, chất lượng sản phẩm là sự đảm bảo đối với khách hàng về khả năng chi trả, thực hiện thanh toán không sai sót nhằm đảm bảo an toàn thanh toán cho khách hàng. Để nâng chất lượng thanh toán, SGD cần không ngừng hoàn thiện quy

trình thanh toán và cải tiến kĩ thuật để đảm bảo an toàn và tốc độ thanh toán cho SGD và khách hàng.

* Đa dạng hoá về dịch vụ TTQT:

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ NH hiện nay, SGD cần có định hướng rõ rang để áp dụng công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ NH. Bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ truyền thống SGD cần phát triển thêm một số dịch vụ như: Thanh toán thẻ, séc du lịch…để mở rộng hơn nữa đối tượng phục vụ cho mình.

3.3.4 Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ TTQT

Năng lực của cán bộ thanh toán thể hiện trên các khía cạnh: trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong công việc, xử lý thành thạo các quy trình nghiệp vụ cũng như thái độ, phong cách đối xử giao tiếp với khách hàng.

Nhằm nâng cao trình độ cho thanh toán viên, SGD cần tổ chức các khoá học đào tạo thường xuyên hoặc các lớp tập huấn nghiệp vụ giúp cán bộ thanh toán có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm trong quá trình xử lý nghiệp vụ, tránh những sai sót do thiếu kinh nghiệm trong quá trình thanh toán.

Ngoài trình độ chuyên môn, đòi hỏi cán bộ TTQT phải có trình độ nhất định về tin học, có hiểu biết rộng rãi về các lĩnh vực khác có liên quan đến TTQT như: các tập quán thương mại quốc tế, thị trường trong nước và quốc tế, lĩnh vực vận tải ngoại thương, bảo hiểm hàng hoá, các rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp… Do vậy, SGD phải chú trọng them trong vấn đề đào tạo cán bộ nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực này.

SGD NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần khuyến khích nhân viên TTQT phát huy tính sáng tạo, tham gia các công trình nghiên cứu khoa học, các hội nghị chuyên đề, đóng góp ý kiến để phát triển hoạt động TTQT.

3.3.5 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ NH phục vụ công tác TTQT

Trong thời công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, SGD NHNo&PTNT Việt Nam cần chủ động nắm lấy thời cơ và mạnh dạn đầu tư công nghệ vào hoạt động NH để có thể hội nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

bảo an toàn về công nghệ thông tin trong hoạt động NH để giữ vững uy tín trên thị trường.

3.3.6 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng XNK, thanh toán trong nước và tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT

Việc đẩy mạnh hoạt động XNK có vai trò hết sức quan trọng trong việc toạ ra nguồn vốn phục vụ cho hoạt động TTQT của NHTM. Khi có nguồn vốn ngoại tệ đủ lớn, sẽ tạo điều kiện để phát triển phong phú và đa dạng sản phẩm dịch vụ TTQT nói chung cũng như thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Đồng thời sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng lớn về nguồn ngoại tệ phục vụ cho việc thanh toán với các đối tác nước ngoài.

Để phát triển hoạt động này, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Có một số ưu đãi về tín dụng XNK đối với một số khách hàng truyền thống có năng lực tài chính mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng.

- Có những ưu đãi hơn về những hợp đồng TTQT như giảm phí, thủ tục nhanh gọn đơn giản hơn.

- Giảm mức kí quỹ, đồng thời mở rộng hạn mức đối với các hợp đồng thanh toán XNK, đặc biệt là đối với các hợp đồng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.4.1 Kiến nghị với NHNN

- Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT. Cần

có những bổ sung sao cho phù hợp với tình hình và các quy tắc chung của hoạt động TTQT thế giới.

- Tăng cường hoạt động quản lý và dự trữ ngoại hối nhằm ổn định thị trường ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT của các NHTM.

- Có các chính sách phù hợp để cải thiện cán cân thương mại, tạo ra nguồn thu ngoại tệ ổn định cho nền kinh tế. Đây là nguồn cung ứng ngoại tệ đảm bảo sự ổn định cho hoạt động thanh toán ngoại thương của nền kinh tế nói chung và cho hoạt động thanh toán XNK của các NHTM nói riêng.

- Hoàn thành thị trường ngoại tệ liên NH. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường liên NH là một trong những điều kiện quan trọng để các NH mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán XNK, đáp ứng các nhu cầu mua bán của khách hàng trong nền kinh tế. Vì thế, NHNN phải mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên NH, đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các hình thức giao dịch trên thị trường và giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường, quản lý quá trình mua bán của các NH trên thị trường.

- Xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường. Việc điều hành chính sách tỷ gía phải được tiến hành theo từng giai đoạn. Cần phải định hướng nhà nước không nên trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối.

- NHNN cũng cần có những biện pháp phân phối chặt chẽ giữa ban thanh tra của NHNN với bộ máy kiểm tra giám sát của các NHTM để nhanh chóng phát hiện những vướng mắc, sai phạm từ đó có những biện pháp kịp thời chấn chỉnh, xử lý.

3.4.2 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

- Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam mới chỉ đưa ra các văn bản mang tính chất chung nhất quy định về các nghiệp vụ TTQT, do đó hoạt động TTQT còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết có liên quan đến TTQT như giải quyết các vấn đề như tranh chấp giữa bên mua và bên bán khi có những sai sót về chứng từ, về hạch toán…

- NHNo&PTNT Việt Nam thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thanh toán viên trong lĩnh vực thanh toán của toàn bộ hệ thống nói chung và của SGD nói riêng. Khi triển khai các nghiệp vụ TTQT mới, ngoài các văn bản hướng dẫn chi tiết, NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam .DOC (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w