Đánh giá chính thức thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao học trên địa bàn thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá chính thức thang đo

Chương 3 đã trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ, các thang đo đã được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Chương này, tác giả tiếp tục đánh giá các thang đo một lần nữa trước khi kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy đa biến. Mẫu trong nghiên cứu chính thức là n = 335.

4.3.1. Kết quả Conbach alpha

Kết quả Cronbach alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều cao, thấp nhất là biến CNHV3 (0.530) trong thang đo Sở thích, khả năng của học viên. Hệ số Cronbach alpha của các thang đo đều đạt, thấp nhất là thang đo Kỳ vọng của học viên (0.724), Cronbach alpha của các thang đo còn lại như sau: Thang đo nhóm tham khảo là 0.817; thang đo Danh tiếng của trường đại học là 0.886; thang đo Sở thích, khả năng của học viên là 0.763; thang đo kỳ vọng của học viên là 0.724; thang đo môi trường xã hội của trường đại học là 0.7247 và thang đo Quyết định chọn trường của học viên là 0.804. Do đó, tất cả các biến trong các thang đo sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

7 Khi loại 2 biến trong thang đo Môi trường xã hội của trường đại học, thang đo này còn lại 2 biến YTXH1, YTXH2 được đưa vào nghiên cứu chính thức, do vậy Cronbach alpha cho thang đo này trong nghiên cứu chính thức khơng có ý nghĩa nhiều.

Bảng 4.1: Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu Stt Thang đo Stt Thang đo Số biến quan sát Cronbach alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất 1 Nhóm tham khảo 4 0.817 0.607

2 Danh tiếng của trường đại học 5 0.886 0.645

3 Sở thích, khả năng của học viên 3 0.763 0.530

4 Kỳ vọng của học viên 3 0.724 0.403

5 Thang đo Môi trường xã hội

của trường đại học 2 0.724 0.567

6 Quyết định chọn trường đại học 3 0.804 0.615

Nguồn: tác giả tính tốn từ số liệu khảo sát

4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho 6 thang đo, trích được 6 nhân tố tại eigenvalue bằng 1.051 với tổng phương sai trích được 57.85%, như vậy tổng phương sai trích đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trọng số của biến KVHV4 (0.289) trong thang đo Kỳ vọng của học viên khơng đạt u cầu (<0.4), vì vậy biến này bị loại (bảng 4.2).

Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy, mỗi biến quan sát đều có sai biệt về trọng số đều lớn hơn hoặc bằng 0.3 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố. Hệ số KMO = 0.850 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi- square của kiểm định Bartlet’s đạt giá trị 2828.749 với mức ý nghĩa 0.000, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Tổng phương sai trích đạt 57.85% thể hiện 5 nhân tố trích được 57.85% biến thiên của dữ liệu.

Bảng 4.2: Kết quả EFA

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6 DTDH3 .912 DTDH2 .835 DTDH4 .835 DTDH5 .673 DTDH1 .664 NTK4 .754 NTK3 .729 NTK5 .719 NTK2 .707 QDCT3 .943 QDCT1 .657 QDCT2 .647 CNHV1 .862 CNHV3 .655 CNHV2 .626 KVHV2 .835 KVHV1 .817 KVHV4 .289 YTXH1 .790 YTXH2 .719

Nguồn: tác giả tính tốn từ số liệu khảo sát

Như vậy, sau khi đánh giá sơ bộ, mơ hình cịn lại 6 thành phần và 19 biến quan sát. Thang đo Danh tiếng của trường đại học đo lường bằng 5 biến quan sát; thang đo Nhóm tham khảo đo lường bằng 4 biến quan sát; thang đo Sở thích, khả năng của học viên đo lường bằng 3 biến quan sát; thang đo Kỳ vọng của học

viên đo lường bằng 2 biến quan sát; thang đo Môi trường xã hội của trường đại học đo lường bằng 2 biến quan sát.

Thành phần thứ nhất gồm 5 biến quan sát:

DTDH1 Trường ĐH X có danh tiếng, thương hiệu. DTDH2 Chất lượng giảng dạy của Trường Đại học X tốt DTDH3 Đầu ra của học viên Trường ĐH X có chất lượng. DTDH4 Trường Đại học X có khoa/ngành đào tạo uy tín DTDH5 Chất lượng sinh viên đầu vào của Trường Đại học X

tốt

Thành phần thứ hai gồm 4 biến quan sát:

NTK2 Khi chọn Trường ĐH X, tôi được thầy cô định hướng.

NTK3 Khi chọn Trường ĐH X, tôi được bạn bè định hướng.

NTK4 Khi chọn Trường ĐH X, tôi được người thân, bạn bè đang (hoặc đã) theo học ở trường định hướng. NTK5 Khi chọn Trường ĐH X, tôi được các đồng nghiệp định hướng.

Thành phần thứ ba gồm 3 biến quan sát:

CNHV1 Trường ĐH X, phù hợp với khả năng của tôi. CNHV2 Trường ĐH X phù hợp với sở thích của tơi. CNHV3 Trường ĐH X, phù hợp với thu nhập của tôi.

Thành phần thứ tư gồm 2 biến quan sát:

KVHV1 Học tại Trường ĐH X, tơi có cơ hội có thu nhập cao hơn trong tương lai.

KVHV2 Học tại Trường ĐH X, tơi có cơ hội có vị trí, địa vị cao trong xã hội.

Thành phần thứ năm gồm 2 biến quan sát:

YTXH1 Khi học tại Trường Đại học X, tôi có cơ hội gặp gỡ bạn bè.

YTXH2 Khi học tại Trường Đại học X, tơi có cơ hội giao lưu về văn hóa, xã hội.

Thành phần thứ sáu gồm 3 biến quan sát:

QDCT1 Tơi đã tìm hiểu rất kỹ về Trường Đại học X QDCT2 Tơi đã có sự so sánh Trường Đại học X với các

trường khác

QDCT3 Tôi đã suy nghĩ rất kỹ khi chọn Trường Đại học X

Các giả thuyết nghiên cứu sau khi đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo:

H1: Sự đóng góp ý kiến của thân nhân học viên dự thi cao học vào một

trường đại học nào đó ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học của học viên cao học.

H3: Danh tiếng của trường đại học ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định

chọn trường đại học của học viên cao học.

H5: Sự phù hợp của ngành học với khả năng hoặc sở thích của học viên

ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học của học viên cao học.

H7: Kỳ vọng của học viên ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học.

H8: Yếu tố môi trường xã hội của trường đại học có ảnh hưởng cùng

chiều đến quyết định chọn trường đại học của học viên.

H9: Có sự khác biệt về quyết định chọn trường của học viên cao học theo

đặc điểm về nhân khẩu học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao học trên địa bàn thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)