ở các nước phát triển,người ta thường gieeys cả đàn gà bị bệnh và kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông để không cho lây sang vùng khác.
Đối với các nước đang phát triển với nền kinh tế tiểu nông,việc diệt cả đàn gia cầm là điều khó thực hiện. Bệnh NEWCASSTLE không gây bệnh nguy hiểm cho người. Do vậy biện pháp hợp lí là tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm.
Ở Asutralia sản xuất vacxin từ chủng V4. Chủng này không độc, có khả năng gây miễn dịch cao,chịu nhiệt độ nên có thể lan truyền tự nhiên và do vậy có thể gây miễn dịch tự nhiên cho đàn gia cầm ở nông thôn.có thể tiến hành tiêm chủng, cho uống hoặc phun vào thưsc ăn để gây miễn dịch cho gia cầm.
Đã có thông báo virut NEWCASSTLE gây bệnh viêm kết mạc thể nhẹ ở người
2.2.6 Viêm não do virus Nipal
Năm 1999,một bệnh viêm não mới xuất hiện ở Malaysia do một loại virut chưa từng được biết trước đó gây ra, được dặt tên là virut Nipal.
Người ta cho rằng vật chủ tự nhiên của virut này la rơi sống trong rừng mưa nhiệt đới.khi làm đường cao tốc, người ta đã làm khuấy động rơi cư chú, khiến chúng di chuyển tới các trại lợn. Virut gây nhiễm qua đường hô hấp,qua niêm mạc và các vết xây xát trên da. Tuy nhiên con đường lây truyền thực sự còn chưa được xác định
2.2.7 . Bệnh liệt, ngoẹo cổ chim bồ câu do Paramyxovirus.
2.2.7.1 Khái niệm bệnh :Là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh trong đàn chim câu, đặc biệt ở những đàn chim đua hàng ngàn con, bay qua nhiều vùng, tiếp xúc với nhiều loại chim mang dịch. Bệnh do virus Paramyxovirus ( PMV-1), lây lan do tiếp xúc trực tiếp với chim mang virus hoặc dán tiếp qua các phương tiện nuôi nhốt, máng ăn, nước uống.
2.2.7.2 Triệu chứng bệnh:
Chim câu bị mắc bệnh do Paramyxovirus có các triệu chứng nghiêm trọng: gày sút, chảy nước miệng nhỏ giọt, biếng ăn, lông xơ xác. Đặc biệt có những con bị triệu chứng liệt thần kinh cánh, chân. Nhiều con ngoẹo cổ, nghiêng cổ, mất phản xạ định hướng, khó lấy thức ăn do mổ không trúng hạt thức ăn. Tỷ lệ tử vong cao khi chim mắc bệnh này.
2.2.7.3 Phòng bệnh:
Ở Hoa-Kỳ biện pháp duy nhất là dùng vaccine dạng dầu tạo miễn dịch chống PMV-1. Một số người dùng vaccine LaSota phòng bệnh
Newcastle( Bệnh Gà Rù ) nhưng thực ra PMV-1 không có liên quan gì tới bệnh Newcastle.
Ở Việt Nam chim bồ câu, đặc biệt chim đua cũng thấy có bệnh " Cảm gió" "Trúng gió". Tuy không thấy lây lan và tỷ lệ chết không cao, nhưng bệnh làm cho chim bị " ngớ ngẩn", "lú lẫn" không nhận biết vợ chồng, tổ chuồng của mình. Có thể đang đậu trên cao bỗng dưng rơi xuống mặt đất. Ngoẹo cổ, khó lấy thức ăn, đi vòng tròn. Chim hay bị ở độ tuổi 20-40 ngày, hay xảy ra ở chim nuôi chăm rất tốt: béo khoẻ. Chim già cũng thấy bị bệnh này.
III. Kết luận
Trên đây là một số nghiên cứu của chúng tôi về paramyxovirus. Đây chỉ là một họ nhỏ trong hệ thống phân loại virus nhưng những thảm họa do nó gây ra thì rất to lớn : Hiện nay trên thế giới có đến 30 tới 40 triệu trường hợp bệnh sởi xẩy ra, gây ra hơn 750,000 cái chết, Tỷ lệ mắc quai bị ở Việt Nam là từ 26 đến 42 người trên 1000 dân, đặc biệt từ đầu năm 2006 đến nay, bệnh quai bị liên tục gia tăng ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh miền Nam, cụ thể như Ninh Thuận số người mắc bệnh quai bị cao nhất trong 5 năm qua và tăng khoảng 3 lần so với năm 2005… chúng gây ra những hậu quả hết sưc nặng nề : Đầu thế kỷ 20, đã xảy ra hai nạn dịch lớn, đậu mùa năm 1913 và dịch cúm Tây Ban Nha năm 1919. Cúm Tây Ban Nha vào Úc sau khi các binh lính trở về từ Âu châu sau đệ nhất thế chiến đã lây nhiễm vào dân số. Ở thời điểm cao của bệnh cúm, có đến 36% dân số bị nhiễm, trong đó gây ra 1.4% bị tử vong…
Khi dân số thế giới gia tăng nhanh chóng trong thiên niên kỷ vừa qua, thương mại, du lịch phát triển thì cũng là lúc dịch bệnh truyền nhiễm lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng. Sự lan truyền này bắt đầu từ các cộng đồng dân cư nhỏ và nhanh chóng lan ra các cộng đồng khác lớn hơn.
Ngày hôm nay, lịch sử dịch bệnh dường như lại lặp lại nhưng ở phạm vi rộng hơn, tốc độ lớn hơn dưới tác động của những biến đổi môi trường do con người tạo nên, do khả năng di chuyển của con người gia tăng và xu hướng tình dục tự do và do những tác động khác của chính nền y học hiện đại (chẳng hạn như kỹ thuật truyền máu, cấy ghép tạng hay sự lạm dụng kháng sinh). Khi dịch SARS bùng nổ, tại nhiều quốc gia, các biện pháp ngăn ngừa đã được triển khai, như kiểm soát dịch bệnh ngay tại các cửa khẩu đường bộ cũng như hàng không. Một phương pháp phổ biến là khử trùng và khám phát hiện bệnh. Nhưng thực tế cho thấy điều này dường như là vô ích khi mà thời gian ủ bệnh kéo dài mâu thuẫn với tốc độ di chuyển của con người thông qua các phương tiện vận tải hiện đại. Điều này có nghĩa là tốc độ lây lan bệnh dịch khó lòng kiểm soát.
Dịch cúm gia cầm chủ yếu xuất hiện ở miền Nam Trung Quốc, Indonesia... nơi người ta chăn thả gia cầm, gia súc gần nơi ở của con người và tạo nên cơ hội cho sự pha trộn về gen của virus cúm. Sự xuất hiện của bệnh SARS liên
Đông và Đông Nam Á. Cũng như trước đây, virus Nipah gây bệnh phát triển rất nhanh thành dịch do nạn chặt phá và đốt rừng dẫn, khiến virus lây từ dơi ăn quả sang các trang trại chăn nuôi. Sự lây lan này không chỉ dừng lại ở dây chuyền từ dơi sang lợn mà từ lợn, bệnh đã lây sang người gây ra dịch trong những năm 1997-2000.
Ngày nay, thảm họa của việc phá rừng, ô nhiễm nguồn nước, khí thải gây hiệu ứng nhà kính càng trở nên nguy hại hơn khi hậu quả của nó là sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều bệnh truyền nhiễm rất nhạy cảm đối với nhiệt độ, độ ẩm và lượng nước bề mặt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, các bệnh như tả, sốt rét, viêm não và viêm loét dạ dày đã có những thay đổi rất lớn nhờ thích nghi với những thay đổi khí hậu. Với sự trợ giúp của máy tính, các nhà khoa học đã dự báo rằng, sự thay đổi khí hậu có thể dẫn tới những xáo trộn về mặt địa chất , làm bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở Australia. Khí hậu nóng lên sẽ khiến sốt rét trở thành căn bệnh phổ biến hơn ở châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á. Trong 10 năm qua, ở châu Phi, bệnh sốt rét đã gia tăng gấp 4 lần. Khí hậu nóng lên cũng là điều kiện tốt để các côn trùng phát triển và làm gia tăng khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm. Bệnh cúm gia cầm hiện là mối đe dọa khẩn cấp đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng đối phó. Tuy nhiên, để có thể chống lại căn bệnh đó một cách hiệu quả, phải hiểu rõ lịch sử lâu dài của quá trình tương tác giữa con người và vi trùng. Vi trùng cũng giống như chúng ta, đã được thiên nhiên lập trình để có thể tồn tại và sống sót nhờ vào sự thích nghi. Điều kiện cho sự thích nghi này phần lớn do nền văn minh của con người tạo ra. Trong thế giới ngày nay, khi những hoạt động tương tác giữa các cộng đồng diễn ra một cách nhanh chóng và quy mô thì thiên nhiên lại càng bị xáo trộn hơn nữa và hậu quả là quá trình phát sinh dịch bệnh sẽ tiếp diễn. Nhân loại cần sẵn sàng để đối phó với điều này .
Vì vậy mỗi người dân, mỗi tế bào của xã hội phải ý thức đươc mối nguy hại của bệnh dịch, để từ đó biết cách phòng chống bẹnh dịch cho bản thân mình cũng là cho những người xung quanh. Bài viết trên đây của chúng tôi hi vọng sẽ mang lai cho các bạn một số kiến thức hữu ích về paramyxovirus – một trong những loại virus truyền nhiễm mang lại hậu quả nghiêm trọng cho loài người.