Nguyên nhân của thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay (Trang 28 - 30)

và nhân văn của sinh viên

Trước hết, xét về những kết quả đạt được nêu trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là: sinh viên cơ bản đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc vị trí, vai trò, của việc tự học, tự nghiên cứu các môn khoa học xã hội và nhân văn, đã có tính tự giác, tích cực trong tự học, tự rèn, xây dựng độn cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, trau dồi kiến thức về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ và trách nhiệm của sinh viên.

Hai là: trong quá trình giáo dục–đào tạo, được sự quan tâm thường xuyên của Đảng ủy, Ban giám hiệu trường, sự chỉ đạo, hướng dẫn của các phòng ban, trực tiếp là các khoa đã quan tâm đến việc đổi mới toàn diện về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, trong đó chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng tự học, tự rèn luyện cho sinh viên.

Ba là: đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong quản lý sinh viên, có trình độ năng lực công tác tốt, duy trì nghiêm các chế độ, có sự kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở và bồi dưỡng sinh viên nâng cao chất lượng tự học, xây dựng được môi trường học tập, rèn luyện tốt

đảm bảo được tính định hướng trong quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên.

Tuy nhiên thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên còn tồn tại một số hạn chế đã nêu trên là do:

Một là, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường và các tệ nạn xã hội đã dẫn đến một số sinh viên có nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò của của việc học tập các môn khoa học xã hôi và nhân văn, tư tưởng ngại học và vi phạm kỉ luật trong học tập, thi cử là điều khó tránh khỏi.

Hai là, phương pháp học tập của sinh viên có nhiều tiến bộ song nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Họ có trình độ nhận thức song việc nắm bắt phương pháp học ở bậc đại học còn hạn chế.

Ba là, công tác quản lý sinh viên trong các giờ tự học, thảo luận, xêmina còn có nhiều bất cập, giáo viên chưa tổ chức hợp lí hoạt động thảo luận, trao đổi cho sinh viên.

Bốn là, trong những năm gần đây, số lượng môn học tăng lên, trong khi đó đội ngũ giảng viên lại thiếu, cường độ giảng dạy lớn. Một bộ phận giáo viên có phần e ngại khi đổi mới, tìm kiếm phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại.

Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tự

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay (Trang 28 - 30)