Đo lƣờng đadạng hoá thu nhập của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 31)

Các nghiên cứu trƣớc đây, chỉ số đa dạng hoá thu nhập đƣợc đo lƣờng bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phƣơng pháp có những ƣu điểm và hạn chế riêng đƣợc trình bày cụ thể sau đây.

Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập hộ gia đình

Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp đƣợc sử dụng nhằm làm nổi bật tầm quan trọng của thu nhập phi nơng nghiệp trong sinh kế hộ gia đình (Barret và Reardon, 2001; Davis và Bezember, 2003;Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014). Ví dụ, một hộ gia đình làm tăng tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp từ 30% lên 70%, cho thấy hộ gia đình đa dạng hố nhiều hơn.

Một số nghiên cứu trƣớc đo lƣờng chỉ số đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình bằng cách ƣớc tính tỷ lệ thu nhập phi nơng nghiệp trong tổng thu nhập hộ gia đình nhƣ Block và Webb (2001), Schwarze (2004). Giả định trong những nghiên cứu này là tỷ lệ các khoản thu nhập phi nông nghiệp của hộ cao hơn thì mức độ đa dạng hóa cao hơn và ít bị tổn thƣơng trƣớc những cú sốc liên quan đến thời tiết, trong môi trƣờng nông thôn nơi mà nơng nghiệp là sinh kế chính. Tuy nhiên,việc sử dụng tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp làm chỉ số đo lƣờng đa dạng hóa thu nhập của hộ gặp khó khăn khi giữa các hộ gia đình có giá trị tính tốn tỷ lệ thu nhập phi nơng nghiệp bằng nhau thì chỉ số này không đánh giá đƣợc mức độ đa dạng từ các hộ phát sinh thu nhập phi nông nghiệp từ một nguồn hay nhiều nguồn thu nhập.

Ngoài ra, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp đƣợc xem nhƣ một biện pháp đo lƣờng đa dạng hố thu nhập chủ yếu khu vực nơng thơn, ít có liên quan trong khu vực đơ thị, vì hầu hết các nguồn thu nhập có xu hƣớng là phi nơng nghiệp (Ersado, 2003).

Số lƣợng các nguồn thu nhập (NYS)

Để cải thiện chỉ số tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, số lƣợng các nguồn thu nhập (NYS - the number of income sources) đƣợc đề xuất dễ đo lƣờng và có khả năng so sánh giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Ersado (2003) đã sử dụng số lƣợng các nguồn thu nhập bình quân đầu ngƣời (NYSPC–the number of income sources per capita) để đo lƣờng đo dạng hoá thu nhập trong bài nghiên cứu.

Trong đó, NYS là số lƣợng các nguồn thu nhập và NES là số lƣợng lao động trong một hộ gia đình.

Nhƣ vậy, một hộ gia đình có hai nguồn thu nhập sẽ đa dạng hơn so với một hộ gia đình có một nguồn thu nhập duy nhất. Tuy nhiên, đây cũng chính là hạn chế của NYSPC khơng thể hiện đƣợc sự khác biệt khi so sánh giữa các hộ gia đình có cùng số nguồn thu nhập bình quân đầu ngƣời trong hộ với các tỷ trọng thu nhập

nghiệp và 10% từ tiền lƣơng lao động có cùng một số nguồn thu nhập nhƣ một hộ gia đình với 50% của nó thu nhập từ nơng nghiệp và 50% từ lao động tiền lƣơng.

Chỉ số Herfindahl nghịch đảo

Một phƣơng pháp đo lƣờng đa dạng hoá thu nhập khắc phục một số nhƣợc điểm các chỉ số trên đƣợc đƣa ra là chỉ số Herfindahl nghịch đảo.

( )

Trong đó, Yi là tổng thu nhập từ nguồn i, Y là tổng thu nhập của một hộ gia đình từ tất cả các nguồn, Pi là tỷ trọng nguồn thu nhập thứ i.

Một số nghiên cứu đa dạng hoá thu nhậpsử dụng nghịch đảo của chỉ số Herfindahl (Ellis 2000; Ersado, 2003; Idowu và cộng sự, 2011). Chỉ số này đo lƣờng mức độ tập trung của thu nhập hộ gia đình từ nhiều nguồn khác nhau.

Theo đó, các hộ gia đình đa dạng hố thu nhập càng cao sẽ có D càng lớn. Đối với các hộ chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất, D có giá trị tối thiểu là 1.

Chỉ số cân bằng Shannon (E)

Chỉ số cân bằng Shannon bắt nguồn từ chỉ số Shanon (H), thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá sự đa dạng của các loài trong sinh học (Magurran, 1988). Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu trƣớc, tác giả đo lƣờng đa dạng hóa thu nhập bằng chỉ số cân bằng Shannon nhƣ Schwarze và Zeller (2005).

∑[ ]

Trong đó: S là số nguồn thu nhập và Pi là tỷ trọng thu nhập từ hoạt động i trong tổng thu nhập hộ gia đình. Chỉ số cân bằng Shannon E đƣợc tính nhƣ sau:

[

]

Chỉ số Herfindahl - Simpson (HI)

Chỉ số này (HI) đo lƣờng số lƣợng nguồn thu nhập hoặc mức đa dạng hóa thu nhập.

Trong đó, Pi là tỷ trọng của nguồn thu nhập thứ i và N là số nguồn thu nhập Giá trị của HI bằng 1 thể hiện sự phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu nhập duy nhất hay nói cách khác hộ khơng đa dạng; trong khi giá trị HI bằng 1/N thể hiện thu nhập hồn tồn bình đẳng giữa các nguồn thu nhập, nơi có N loại nguồn thu nhập khác nhau đƣợc phân tích.

Một số nghiên cứu sử dụng chỉ số Herfindahl - Simpson, tƣơng đƣơng với tỷ lệ của các nguồn thu nhập có thể nhƣ Kaija (2007); Barrett và Reardon (2001).

Ngồi ra, chỉ số Gini – Simpson (GSI) đo lƣờng đa dạng hoá thu nhập cũng đƣợc đề xuất bởi Minot và cộng sự (2006); Joshi và cộng sự (2003)

Trong đó, GSI dao động từ 0 đến 1. GSI có giá trị bằng 0 có nghĩa là khơng có đa dạng hóa hộ gia đình có một nguồn thu nhập duy nhất; GSI càng tiến đến gần 1 thể hiện mức độ đa dạng hóa càng cao C. R. Rao (1982) và Pranab K. Sen(2005).

Tuy nhiên, trên thực tế chỉ số này ít đƣợc ƣa chuộng sử dụng hơn chỉ số Herfindahl nghịch đảo trong các bài nghiên cứu trƣớc đây do các ƣu điểm sau: (i) tính đến cả số lƣợng lẫn tỷ trọng của nguồn thu nhập và thể hiện đƣợc sự đa dạng hay ổn định của thu nhập (Ersado, 2003); (ii) cách tính tốn đơn giản hơn so với chỉ số cân bằng Shannon.

Do đó, trong bài nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số Herfindahl nghịch đảo

để đo lƣờng mức độ đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 31)