CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại NHTMCP VN
4.1.2.1 Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
Bảng 4.2 Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017
ĐVT: đồng
Năm Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu 2008 49,630,381,930,156 4,730,108,597,059 2009 68,336,444,032,597 5,888,283,466,348 2010 98,524,963,774,041 8,032,398,635,643 2011 122,647,132,000,735 9,904,261,302,576 2012 128,137,505,805,581 10,618,404,818,726 2013 142,631,061,055,390 12,206,474,143,639 2014 165,691,229,719,024 12,556,411,382,275 2015 194,805,934,393,809 13,931,075,979,919 2016 230,578,728,204,111 14,953,817,481,894 2017 277,055,827,264,037 17,003,328,519,936
Nguồn: Báo cáo tài chính của các Ngân hàng
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản có xu hướng tăng từ năm 2008-2010, giảm mạnh vào năm 2011 và 2012; và có xu hướng tăng trở lại từ năm 2013 đến nay, trong khi đó tình hình VCSH của các ngân hàng TMCP có rất nhiều biến động. Ngày 31/12/2008 là hạn chót để các NHTM nâng vốn điều lệ lên 1,000 tỷ đồng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, do đó các ngân hàng chưa thực hiện theo lộ trình này nhiều khả năng sẽ bị thâu tóm, sáp nhập. Ngoài ra, thị
trường chứng khốn sụt giảm khiến các ngân hàng khơng thể tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn và khả năng tăng vốn tự có bằng lợi nhuận sau thuế giảm. Năm 2009 tiếp tục là một năm rất khó khăn đối với tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam bị sụt giảm, luân chuyển vốn trong nền kinh tế và trên thị trường tài chính bị hạn chế do nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư an toàn để tránh rủi ro. Do đó, tốc độ tăng trưởng VCSH giảm cịn 24.49%, tốc độ tăng tổng tài sản là 37.69%.
Năm 2010, vốn điệu lệ tối thiểu của các ngân hàng TMCP phải là 3,000 tỷ đồng. Do đó, các ngân hàng có quy mô nhỏ bắt buộc phải phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Các ngân hàng quy mô vốn lớn cũng tăng mức vốn điều lệ của mình để nâng cao sức cạnh tranh. Kết quả là tốc độ tăng VCSH của các ngân hàng TMCP năm 2010 đạt 36.41% kéo theo tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đạt 44.18%.
Từ năm 2011, hệ thống ngân hàng bắt đầu thu hẹp quy mô theo quyết định số 254/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng VCSH trung bình của các ngân hàng TMCP sụt giảm xuống còn 23.30% năm 2011 và 7.21% năm 2012. Điều này kéo theo sự sụt giảm mạnh của tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình xuống cịn 24.48% năm 2011 và 4.48% năm 2012. Đặc biệt năm 2012 là một năm xuống dốc của ngành ngân hàng, đó là năm tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm qua và lần đầu tiên kể từ năm 1992 mức tăng trưởng tín dụng ở một con số; nợ xấu tăng vọt; lợi nhuận sụt giảm; nhiều TCTD làm ăn thua lỗ; 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu và nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc niêm yết trên sàn.
Năm 2013, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực nên tốc độ tăng VCSH và tổng tài sản của ngân hàng tăng trở lại nhưng vẫn cịn chậm hơn so với giai đoạn trước đó. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng VCSH của các ngân hàng giảm
mạnh chỉ còn 2.87%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tài sản vẫn tăng và đạt mức 16.17% vào năm 2014, một phần nhờ vào xu hướng các ngân hàng TMCP mua lại các cơng ty tài chính được kích hoạt.
Từ năm 2015, nền kinh tế đã dần ổn định và phát triển trở lại, tốc độ tăng trưởng tài sản năm 2015 đạt 17.57%, năm 2016 đạt 18.36%, năm 2017 đạt 20.16% và tốc độ tăng trưởng VCSH năm 2015 đạt 10.95%, năm 2016 đạt 7.34%, năm 2017 đạt 13.71%
Biểu đồ 4. 2 thể hiện tương quan giữa tổng tài sản và VCSH của NHTMCP Việt Nam với TSSL của ngân hàng được đại diện bởi ROA và ROE.
Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của các Ngân hàng
Qua biểu đồ trên có thể thấy rằng mối tương quan của hai biến số này cũng chưa rõ ràng.