Tổng quan điều kiện tự nhiên xã hội huyện Bình Chánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 37 - 42)

1.3 .Vai trò chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên xã hội huyện Bình Chánh

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thực hiện Nghị định số 130/2003/ NĐ - CP ngày 05 tháng 11 năm 2003 của văn phịng Chính phủ ban hành cho phép Thành phố Hồ Chí Minh tách huyện Bình Chánh làm 2 đơn vị hành chính mới là huyện Bình Chánh mới (1 thị trấn và 15 xã) và quận Bình Tân (3 xã và 1 thị trấn). Khi tách huyện Bình Chánh mới là một trong năm huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Chánh nằm về phía tây, tây nam của nội thành thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, có tổng diện tích tự nhiên là 25.268,6 ha, chiếm 12% diện tích thành phố (thành phố Hồ Chí Minh 209.501ha) dân số là 206.999 người (chiếm 3,8% dân số toàn thành phố), mật độ dân số 820 người (mật độ dân số thành phố là 2.601người/km2, trong đó xã có diện tích lớn nhất là xã Lê Minh Xuân 3.634ha, xã có diện tích nhỏ nhất là xã An Phú Tây.

- Phía nam giáp 2 huyện Bến Lức và Cần Giuộc tỉnh Long An. - Phía tây giáp huyện Đức Hịa tỉnh Long an.

- Phía đơng giáp quận Bình Tân, quận 7, quận 8, huyện Nhà bè.

Với vị trí là cửa ngõ phía tây vào thành phố Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng như tuyến quốc lộ 1A, đây là tuyến huyết mạch giao thông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh miền đông Nam bộ, với tuyến đường liên tỉnh 10 nối với khu cơng nghiệp Đức Hịa, đường Nguyễn Văn Linh nối từ quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sơng Sài Gịn đến quận 2 và đi Đồng Nai, tỉnh lộ 50 nối với các huyện Cần Giuộc Cần Đước Long An. Với trục giao thơng quan trọng này xun qua địa bàn huyện Bình Chánh trở thành cầu nối giao thương đường bộ giữa Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh với đồng bằng sơng

Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Ngồi ra huyện Bình Chánh cịn có hệ thống kênh rạch và kênh mương như sơng Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, Kênh Ngang, kênh cầu An Hạ, rạch Tân kiên, Rạch Bà Hom nối sông bến Lức và kênh Đôi Kênh Tẻ, đây là tuyến giao lưu vận tải thủy với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Với lợi thế này tương lai phát triển dịch vụ du lịch trên sông.

Sau khi tách huyện, huyện Bình Chánh đứng trước nhiều khó khăn do các cơng trình phúc lợi cơng cộng, trung tâm hành chính, các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn đều tập trung ở quận Bình Tân.

Huyện Bình Chánh phát triển trong hồn cảnh và điều kiện mới, với xu thế đơ thị hóa phát triển nhanh mang tính tự phát cao, đất nông nghiệp sẽ thu hẹp dần, phải quy hoạch bố trí đất đai cho ngành sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, sử dụng nguồn lao động dồi dào, tăng thu nhập và nâng mức sống dân cư, khai thác tiềm năng và thế mạnh hiện có và đã có.

2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Bình Chánh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. trong năm chia thành 2 mùa mưa nắng rõ rệt:

Mùa mưa tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bổ không đều, tập trung nhiều nhất vào tháng 8 và tháng 9, trong thời gian này nếu gặp cường triều sẽ gây ngập úng cục bộ một số địa bàn như: Tân nhựt, Bình lợi, xã Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô mạch nước ngầm xuống thấp, có khu vực mực nước ngầm tuột sâu 40m như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, do vậy thời điểm này không đủ nước tưới cho cây.

Nhiệt độ khơng khí: tỷ lệ nghịch với lượng mưa, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng tư lên đến 30 độ C, tháng thấp nhất là tháng 11: 26,8 độ C, nhiệt độ trung bình 27độ C.

Độ ẩm: Ngược với nhiệt độ khơng khí, độ ẩm tỷ lệ thuận với lượng mưa, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 8: 82%, tháng thấp nhất là tháng hai: 70%, độ ẩm trung bình là 76%.

Lượng mưa : cả năm là 1.829,3mm; trong đó tháng 7 là ngày có mưa nhiều nhất là 23 ngày.

Thời gian nắng cả năm chiếm 1.829,3 giờ. Tháng 5 có số giờ nắng nhiều nhất : 204 giờ, tháng 11 có giờ nắng ít nhất 136,3 giờ. Nhìn chung số giờ nắng trong năm cao, nên lượng bốc hơi tương đối lớn, với tổng lượng: 1.399mm/năm; trong đó các tháng nắng trung bình từ 5 - 6mm/ngày, tháng mưa trung bình 2-3mm/ngày. Do đó lượng bốc hơi khá cao vào mùa khơ đã làm giảm lượng nước mặt, làm cho độ phèn và độ mặn tăng gây trở ngại cho sản xuất nơng nghiệp.

Chế độ gió: Bình Chánh có 2 hướng gió chính:

- Gió tây nam có vận tốc trung bình là 3-4m/s, cao nhất 25-30m/s được hình thành từ tháng 5 đến tháng 10.

- Gió Đơng nam: với vận tốc trung bình là 2,4m/s.

Vào cuối mùa mưa đầu mùa khơ gió thổi hướng tây - tây bắc, nên có nhiều dơng và gió lốc. Nắm vững được hướng gió, rất có ý nghĩa và quan trọng cho việc bố trí sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, hạn chế ơ nhiễm về khơng khí.

Nhìn chung điều kiện thời tiết huyện Bình chánh tương đối ơn hịa, ít bị ảnh hưởng của gió bão. Các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, gió rất thuận lợi và phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng, vật ni.

2.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

Bình Chánh có dạng địa hình nghiêng và thấp dần theo hướng tây bắc-Đông nam và đông bắc tây nam với độ cao giảm dần từ 3m đến 0,3 m so với mực nước biển. Có thể phân thành 3 dạng địa hình như sau:

- Dạng đất gị cao: có độ cao trình từ 2 đến 3m, có nơi cao đến 4m. Đặc điểm là thoát nước tốt, phù hợp với trồng cây rau màu và bố trí các cơ sở cơng nghiệp, phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.

- Dạng đất thấp độ cao trung bình 2m, phân bố ở các xã : Tân Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Tân Túc, Tân Kiên, phong Phú, Đa phước, Quy Đức, Hưng Long. Dạng địa hình này phù hợp với trồng lúa 2 vụ, cây ăn trái, rau màu và nuôi trồng thủy sản.

- Dạng trũng thấp, đầm lầy có độ cao từ 0,5 đến 1m, thuộc các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai. Vùng này thoát nước kém hiện nay trồng lúa là chính, hướng tới sẽ trồng cây ăn trái.

Nhóm đất xám: có diện tích khoảng 3716, 8 ha, chiếm 14,7%, phân bố ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Có thành phần cơ giới là cát pha đất thịt nhẹ, kết cấu rời rạt, bạc màu do tác động của q trình trơi rửa và xốy mịn, nếu cải tạo tốt thích hợp trồng hoa màu.

Nhóm đất phù sa: có diện tích khoảng 5.797,7 ha, chiếm 23%. Phân bố ở các xã Tân Quý Tây, An phú Tây, Bình Chánh, Hưng Long, quy Đức, Đa Phước, đất có thành phần cơ giới là sét có độ mùn cao, thích hợp trồng lúa, rau, màu.

Nhóm đất phèn: có diện tích khoảng 10.508,6 ha, chiếm 41,7%. Phân bố ở các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân. Đây là vùng thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, nên chỉ thích hợp với cây chịu phèn mặn lúa chịu phèn, cây lâm nghiệp, sau thời gian rửa phèn trong nội đồng từ hệ thống thủy lợi Hốc Mơn - Bắc Bình Chánh có thể trồng lúa và cây ăn trái.

Nguồn nước của các sông rạch trên địa bàn huyện Bình Chánh đều chịu ảnh hưởng thủy triều của 3 hệ thống sông lớn: Nhà Bè - Xồi rạp, Vàm Cỏ Đơng và sơng Sài Gịn, Mùa khơ độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 44%, mùa mưa mực nước cao nhất lên đến 1,1m gây ngập lụt cục bộ các vùng đất trũng của Huyện.

Nguồn nước ngầm: trừ 2 xã phía bắc là Vĩnh lộc A, Vĩnh Lộc B, nguồn nước nước ngầm khơng bị nhiễm phèn, cịn các xã khác đều nhiễm phèn.

Bảng 2.1. Mạng lưới thủy văn huyện Bình Chánh TP. HCM

STT Tên sơng rạch Rộng (m) Sâu(m)

1 Sông Cần Giuộc 40-50 4-5 2 Rạch Cây khô 30-40 4-5 3 Rạch Cầu già 10-15 2-3 4 Sông chợ Đệm 50-70 4-5 5 Rạch Bầu Gốc 25-30 3-4 6 Rạch nước Lên-Câu Suối 4045 4-5 7 Kênh Ngang 18-20 3-4 8 Rạch Đôi 14-15 2-3 9 Rạch Sậy 10-15 2-3 10 Kênh Đôi 18-20 2-3

Nguồn: Phòng Tài nguyên – Mơi trường huyện Bình Chánh 2.1.1.4. Dân số và lao động

Dân số của huyện Bình Chánh năm 2005 là 311.702 người, thuộc dân số trẻ, nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 26,67% dân số toàn huyện, mặt bằng học vấn là 5,5 lớp. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 98,66%, dân tộc Hoa chiếm 1,19%, còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày …

Do tác động của quá trình đơ thị hố và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số Bình Cháng tăng nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng bình quân hằng năm ở giai đoạn 2003-2005 là 4,18%. Dự kiến quy mô dân số của huyện đến năm 2010 khoảng 500.000 người, và đến năm 2020 khoảng 850.000người, tốc độ tăng bình quân là 6,92%/năm

Mật độ dân cư bình qn năm 2005 là 1.234 người/km2, vẫn cịn ở mức thấp so với mật độ bình qn chung của tồn thành phố. Xã có mật độ dân cư đơng nhất là xã Bình Hưng 3.324 người/km2 và thấp nhất là xã Bình Lợi 389 người/km2. Sự phân bố dân

cư chưa đồng đều mà chủ yếu tập trung vào các xã đơ thị hố như: Bình Hưng, Bình Chánh, Tân Kiên, Tân Túc, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, … do đó khả năng thu hút dân cư của huyện cịn rất lớn cũng như có nhiều thuận lợi trong việc bố trí các khu dân cư mới, các khu - cụm công nghiệp, các khu TM - DV và phát triển cơ sở hạ tầng

Trong tổng nguồn lao động 2005 (228.602 người) thì lao động đang làm việc luôn chiếm tỉ lệ cao (64,2%) chủ yếu ở khu vực phi nông nghiệp chiếm 68,9%%. Điều này phù hợp với địa bàn đang được đơ thị hố, đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế: lao động nông nghiệp giảm dần để chuyển qua các ngành CN - TTCN và DV - TM đang ngày càng phát triển.

Tuy trình độ, chất lượng lao động huyện cũng cịn hạn chế, nhưng tinh thần cầu tiến, chịu khó, ham làm của lực lượng này sẽ được khắc phục dần trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, với nguồn lao động dự trữ khá cao, và tình hình tăng nhanh dân số (cơ học) sẽ tạo ra nguồn lao động ngày càng lớn, chất lượng hơn, đây sẽ là một trong những yếu tố cơ bản quan trọng nhất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)