KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI (Trang 43 - 47)

77 Chi phí dịch vụ mua ngoà

2.2 KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ

2.2.1 Đối tượng tính giá thành

Cũng giống như việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm.

+ Đối với PX1: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm thông qua số nồi nấu phục vụ cho sản xuất sản phẩm đó, nghĩa là căn cứ vào số nồi sản xuất của từng loại sản phẩm trong tháng trên cơ sở tổng hợp chi phí tổng hợp được phân bổ cho số nồi sản xuất, sau đó phân bổ tiếp cho số sản phẩm sản xuất được.

+ Đối với PX2: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm thông qua số ca sản xuất tại phân xưởng 2, từ đó phân bổ cho số sản phẩm chịu chi phí.

Kỳ tính giá thành trùng với kỳ tập hợp chi phí sản xuất . 2.2.2 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang của Công ty

- Tại PX1: Sản phẩm hợp cách được chuyển sang cho phân xưởng 2 theo kế hoạch tác nghiệp sản xuất. Vì vậy phân xưởng 1 có thể có sản phẩm dở dang.

- Tại PX2: Tiến hành gia công và kết thúc trong ngày, do đó làm đến đâu thì nhập kho đến đó. Vì vậy phân xưởng 2 không có sản phẩm dở dang.

Cuối tháng thống kê kết hợp với PX1 kiểm kê bán thành phẩm chưa được gia công đồng thời lên bảng cân đối bán thành phẩm để xác định sản phẩm dở dang.

Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Công thức:

Dck(i) = Dđk(i) + Cn(i) x Sck(i)

Sđk(i) + Sn(i)

Trong đó:

Dck(i): Giá trị sản phẩm i làm dở cuối kỳ Dđk(i): Giá trị sản phẩm i làm dở đầu kỳ Sđk(i): Số lượng sản phẩm i làm dở cuối kỳ

Cn(i): Giá trị sản phẩm i phát sinh trong kỳ ở PX1 Sn(i): Số lượng sản phẩm i sản xuất đầu kỳ

Sck(i): Số lượng sản phẩm i làm dở kiểm kê cuối kỳ

Ví dụ: Tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm lọ hoa 021/255 tháng 11/2007. Số lượng sản phẩm làm dở đầu kỳ là 220 cái, trị giá sản phẩm làm dở dang của lọ hoa 021/255 là 10.685.620đ, trong đó:

- CPNVLTT : 6.780.386 - CPNCTT : 1.512.620 - CPNCTT : 1.512.620 - CPSXC : 2.392.614

Chi phí phát sinh trong tháng 11/2005 ở PX1 của lọ hoa 021/255 là 43.885.496đ, trong đó: - CPNVLTT : 19.724.760

- CPNCTT : 9.212.421 - CPSXC : 14.948.315 - CPSXC : 14.948.315

Số lượng sản phẩm thô lọ hoa 021/255 PX1 sản xuất trong tháng 11/2005 là 550 cái, 87 sản phẩm dở dang và 13 sản phẩm hỏng không sửa chữa được

* Đánh giá sản phẩm hỏng PX1:

Theo định mức thì PX1 được phép hư hao 2% tương đương với: 2% x ( 550 + 87 + 13 ) = 13 (cái )

Vậy 13 lọ hoa 021/255 hỏng không sửa chữa được này được phân bổ vào giá thành của các sản phẩm còn lại

* Đánh giá sản phẩm dở dang PX1: Giá trị sản phẩm dở lọ hoa 021/255 cuối kỳ = 10.685.620 + 43.885.496 x 87 = 5.539.891,6 220 + 550 + 87 Trong đó: CPNVLTT = 6.780.386 + 19.724.760 x 87 = 2.690.720,8 220 + 550 + 87 CPNCTT = 1.512.620 + 9.212.421 x 87 = 1.088.773 220 + 550 + 87 CPSXC = 2.392.614 + 14.948.315 x 87 = 2.690.720,8 220 + 550 + 87 * Đánh giá sản phẩm hỏng PX2

Theo định mức thì phân xưởng 2 được phép hư hao 2%, tương đương với: 2% x 550 = 11 (cái)

PX2 có 10 sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được, như vậy là vẫn nằm trong định mức hư hao cho phép nên giá trị 10 sản phẩm hỏng này được phân bổ cho 540 thành phẩm còn lại.

2.2.3 Phương pháp tính giá thành

Cuối tháng kế toán căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất trong tháng của từng phân xưởng và báo cáo sản phẩm hoàn thành cùng các tài liệu có liên quan để tính ra tổng giá thành đơn vị của từng sản phẩm.

Cụ thể:

* Tại PX1: Căn cứ vào số nồi sản xuất của từng loại sản phẩm trong kỳ để phân bổ theo công thức:

Ci = Tổng chi phí sản xuất PX1 x Số nồi sản xuất sản sản phẩm i

Trong đó: Ci là chi phí sản xuất sản phẩm i Tổng giá thành của sản phẩm i = Giá trị sản phẩm i dở dang đầu kỳ + Chi phí Sx sp i phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm i dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị = Tổng chi phí sản xuất PX1 Số sp i Sx trong kỳ

Tại PX2: Căn cứ vào số ca sản xuất từng loại sản phẩm trong kỳ để phân bổ theo công thức: Ci = Tổng chi phí sản xuất PX2 x Số ca sản xuất sản sản phẩm i Tổng số ca sản xuất

Định mức được phép hư hao ở mỗi PX lá 2% .

Ví dụ: Trong tháng 11/2007, Tổng số nồi sản xuất trong tháng là 38 nồi, trong đó số nồi sản xuất lọ hoa 021/255 là 10 nồi, sản phẩm thô của PX 1 hoàn thành là 550 cái chuyển sang cho PX2, còn 80 sản phẩm dở dang và 20 sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

PX2 nhận 550 nửa thành phẩm ở PX1 chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành 540 thành phẩm nhập kho và có 10 sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Tổng số ca sản xuất tại PX2 là 120 ca trong đó số ca sản xuất lọ hoa 021/255 là 30 ca.

Căn cứ vào các số trên ta có các số liệu sau:

Chi phí DđkPX1 (lọ hoa) PX1 PX2 CPNVLTT CPNCTT CPSXC 6.780.386 1.512.620 2.392.614 74.954.088 35.007.200 56.803.596,4 14.965.657 21.295.600 75.759.508,6 Cộng 10.685.620 166.764.884,4 112.020.765,6

* Tại PX1: Tổng chi phí sản phẩm thô lọ hoa 021/255 = 166.764.884,4 x 10 = 43.885.496 38 Trong đó: Chi phí NVLTT = 74.954.088 x 10 = 19.724.760 38 Chi phí NCTT = 35.007.200 x 10 = 9.212.421 38 Chi phí SXC = 56.803.596,4 x 10 = 14.948.315 38 Giá thành đơn vị sản phẩm PX 1: (10.685.620 + 43.885.496 – 5.539.891,6 ) : 550 = 89.147,7 đ Tổng chi phí sản xuất lọ hoa ở PX2

Ci PX2 = 112.020.765,6 x 30 = 28.005.191,4 120

Giá thành đơn vị sản phẩm PX 2: 28.005.191,4 : 540 = 51.861,5

Giá thành đơn vị sản phẩm lọ hoa là: 89.147,7 + 51.861,5 = 141.009,2 đ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w