Những đóng góp của luận án về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VẬT LIỆU HỢP LÝ LỚP BÊ TÔNG NHỰA TẠO NHÁM MẶT ĐƯỜNG CẤP CAO Ở VIỆT NAM (Trang 25)

1. Dựa vào kết quả nghiên cứu về thành phần vật liệu hợp lý BTN lớp tạo nhám; có thể đề xuất đưa vào sản xuất và làm chủ được công nghệ xây dựng lớp phủ BTN tạo nhám trong điều kiện của Việt Nam;

2. Luận án đã đề xuất được phương pháp thiết kế và các chỉ tiêu kỹ thuật giới hạn của hỗn hợp OGFCA;

3. Việc nghiên cứu các mối quan hệ về độ nhám và độ rỗng dư; độ nhám và độ hút nước; ảnh hưởng của hiệu ứng màng nước trên bề mặt; giúp cho các nhà quản lý đường cao tốc lưu ý hơn trong khai thác chất lượng vật liệu BTN lớp tạo nhám mặt đường ô tô trong điều kiện hiện nay;

4. Kết quả đánh giá chất lượng nhám theo thời gian và giải pháp nâng cao chất lượng khai thác lớp vật liệu BTN nhám bằng phun rữa cao áp; đã đề xuất công tác bảo dưỡng định kỳ lớp tạo nhám giúp cho các trung tâm quản lý và khai thác đường cao tốc chủ động và có giải pháp cho công tác bảo dường định kỳ lớp vật liệu BTN tạo nhám;

III-Những tồn tại, hạn chế

Luận án cũng chỉ nghiên cứu thực nghiệm trong phòng với các chỉ tiêu kỹ thuật giới hạn của OGFCA qua tham khảo tài liệu, cũng như các thông số kinh nghiệm về sản xuất, thi công, bảo dưỡng và sửa chữa lớp OGFCA ở các nước mà chưa có điều kiện sản xuất và rải thử nghiệm thực tế ở Phía Nam.

IV- Kiến nghị

Kiến nghị qui chế kiểm tra định kỳ độ nhám lớp phủ bê tông nhựa lớp tạo nhám trên các tuyến cao tốc, từ đó có thể đề xuất giải pháp để duy trì hiệu quả làm việc mặt đường nhám và có qui chế duy tu bảo dưỡng phù hợp đối với vật liệu BTN lớp tạo nhám.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VẬT LIỆU HỢP LÝ LỚP BÊ TÔNG NHỰA TẠO NHÁM MẶT ĐƯỜNG CẤP CAO Ở VIỆT NAM (Trang 25)