Hạn chế và một số đề nghị:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách lạm phát mục tiêu có làm giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế (Trang 58 - 63)

5.1. Hạn chế bài nghiên cứu:

Bài nghiên cứu dựa trên số liệu lạm phát, lạm phát mục tiêu, tăng trưởng kinh tế từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên cần một chuỗi số liệu với thời gian dài hơn để đánh giá tác động trong dài hạn của việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.

Một số vùng trên thế giới có số lượng quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu còn thấp như ở Nam Phi, điều này gây ảnh hưởng đến tính đại diện của khu vực. Cần mở rộng bài nghiên cứu với chuỗi số liệu dài hơn với nhiều nước áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu hơn để đánh giá chính xác những vấn đề cần nghiên cứu.

Bài nghiên cứu tuy khơng tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê của tác động lạm phát mục tiêu đến tốc độ tăng trưởng GDP nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng đinh liệu rằng GDP có bị tác động bởi lạm phát mục tiêu khơng. Nếu có thì thay đổi bao nhiêu, so với mức tối ưu thì như thế nào.

Cần những nghiên cứu sâu hơn, đồng thời phân chia các vùng kinh tế một cách hợp lý để thấy rõ sự khác nhau giữa các vùng trên thế giới.

Ngoài ra, lạm phát thực tế hiện nay bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như giá xăng dầu của thị trường thế giới, tỷ giá hối đối, những cú sốc; vì vậy trong bài nghiên cứu này chỉ xem xét tác động của lạm phát mục tiêu, độ trễ của lạm phát, chưa tính đến các yếu tố khác để có thể đánh giá một cách toàn diện hơn.

5.2. Tại sao Việt Nam nên áp dụng lạm phát mục tiêu:

Thứ nhất, chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu được áp dụng tại các nước trên thế giới ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn (thể hiện qua các kết quả vĩ mô, khả năng chống đỡ với các cú sốc v.v…) so với chính sách tiền tệ truyền thống (neo danh nghĩa

với cung tiền hoặc tỷ giá), mặc dù phương án vận hành chính sách giữa các nước khơng hồn tồn giống nhau. Tuy vậy, do nhiều lý do khác nhau, tới nay mới có khoảng 30 nước trên thế giới áp dụng lạm phát mục tiêu. Điều này cũng hàm ý có một số khó khăn, thách thức nhất định khi tiến tới áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, những thảo luận của IMF với các nước thành viên năm 2006 cho thấy số lượng áp dụng lạm phát mục tiêu ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể tăng gấp 4 lần trong thập kỷ tới. Như vậy, lạm phát mục tiêu đang trở thành một xu thế đáng kể và là một sự chuyển đổi cần thiết, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Thứ hai, về mặt chủ quan, do đeo đuổi chính sách tiền tệ đa mục tiêu, đồng thời sử dụng Tổng phương tiện thanh toán M2 làm mục tiêu trung gian, Ngân hàng Nhà nước đang ngày càng khó khăn cho trong việc kiểm soát lạm phát. Điều này thể hiện rất rõ qua các số liệu lạm phát trong những năm gần đây. Lạm phát tăng nhanh nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp, cơng cụ thật sự hữu hiệu để kiểm sốt lạm phát. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng ý thức được rằng, cần tìm một neo mới cho chính sách tiền tệ sao cho có thể chủ động kiểm sốt lạm phát, ổn định giá cả, duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định và phương án tối ưu là lấy lạm phát làm mục tiêu cho khn khổ chính sách tiền tệ.

Thứ ba, đối với Việt Nam việc hướng tới chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam, theo đó xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát lạm phát để ổn định tiền tệ và giám sát để đảm bảo hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Trên thực tế, để chuẩn bị tiền đề thực hiện chiến lược này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có sự chuẩn bị và tổ chức nghiên cứu, khảo sát cơ chế lạm phát mục tiêu tại một số nước trên thế giới.

Thứ tư, quan điểm của các nhà lãnh đạo đứng đầu Chính phủ Việt Nam về mối tương quan giữa mục tiêu lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây đã có sự đổi mới. Họ đã nhận ra rằng, chúng ta không thể tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá. Chống lạm phát đòi hỏi phải có sự đánh đổi. Nghị quyết 11 của Chính phủ đã khẳng định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu tiên hàng đầu năm 2011 và 2012. Chính quan điểm đổi mới này đã tạo tiền đề cần thiết, không thể thiếu, để ủng hộ việc áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu trong tương lai của Ngân hàng Nhà nước.

- Ball, L., & Sheridan, N. (2005). Does inflation targeting matter? In B. Bernanke, & M. Woodford (Eds.), The inflation targeting debate (pp. 249–276). Chicago: The University of Chicago Press.

- Barro, Robert and David Gordon "Rules, Discretion, and Reputation in a Model of Monetary policy”

- Batini, N., & Laxton, D. (2007). Under what conditions can inflation targeting be adopted? The experience of emerging markets. In F. Mishkin, & K. Schmidt-Hebbel (Eds.), Monetary policy under inflation targeting (pp. 1–38). Santiago: Central Bank of Chile.

- Ben S. Bernanke, Frederic S. Mishkin (1997, Spring), “Inflation Targeting: A

New Framework for Monetary Policy” The Journal of Economic Perspectives, Vol. 11,

No. 2 (Spring, 1997), pp. 97-116.

- Brito, R., & Bystedt, B. (2006). The macroeconomic effects of inflation targeting in Latin America. Ibmec Sao Paulo Working Papers.

- Brito, R., & Bystedt, B. (2010). Inflation targeting in emerging economies: Panel evidence. Journal of Development Economics, 91, 198–210.

- Cecchetti, S., & Ehrmann, M. (2002). Does Inflation Targeting Increase Output Volatility?: An International Comparison of Policymakers’ Preferences and Outcomes. In N. Loayza, & K. Schmidt-Hebbel (Eds.), Monetary Policy: Rules and Transmission Mechanisms (pp. 247–274).

- Dincer, N., & Eichengreen, B. (2007). Central bank transparency: Where, why, and with what effects? NBER Working Paper 13003.

Countries?”

- Goncalves, C., & Salles, J. (2008). Inflation targeting in emerging economies: What do the data say? Journal of Development Economics, 85, 312– 318.

- Guy Debelle (1999), “Inflation Targeting And Output Stabilisation”, Research Discussion Paper.

- Holub, T., & Hurnik, J. (2008). Ten years of Czech inflation targeting: Missed targets and anchored expectations. Emerging Markets Finance and Trade, 44(6), 67–86.

- John B. Taylor (2000), “Using monetary policy rules in emerging market economics”, Stanford University

- Lars E. O. Svensson (1999, August), “Price-Level Targeting versus Inflation Targeting: A Free Lunch?” Journal of Money, Credit and Banking, Vol. 31, No. 3, Part 1 (Aug., 1999), pp. 277-295.

- Lin, S., & Ye, H. (2009). Does inflation targeting make a difference in developing countries? Journal of Development Economics, 89, 118–123.

- Mervyn King (2003), “What Has Inflation Targeting Achieved”, University of Chicago Press.

- Mishkin, F. S. (2008). Challenges for inflation targeting in emerging market countries. Emerging Markets Finance and Trade, 44(6), 5–16.

- Mollick, A., Cabral, R., & Carneiro, F. (2011). Does inflation targeting matter for output growth? Evidence from industrial and emerging economies. Journal of Policy Modeling, 33, 537–551.

- Neumann, M. J. M., & von Hagen, J. (2002). Does inflation targeting matter? Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 84(4), 127–148.

Markets Finance and Trade, 44(6), 17–37.

- Singh, K., & Kalirajan, K. (2003). The inflation-growth nexus in India: An empirical analysis. Journal of Policy Modeling, 25, 377–396.

- Sophocles N. Brissimisa, Nicholas S. Magginas (2008), “Inflation Forecasts and the New Keynesian Phillips Curve”, Economic Research Department, Bank of Greece

- Svensson, L. E. O. (2011). Inflation targeting. In B. Friedman, & M. Woodford (Eds.), Handbook of monetary economics (pp. 1237–1302). Elsevier.

- Tanuwidjaja, E., & Choy, K. (2006). Central bank credibility and monetary policy in Indonesia. Journal of Policy Modeling, 28, 1011–1022.

- Us, V. (2004). Inflation dynamics and monetary policy strategy: Some prospects for the Turkish economy. Journal of Policy Modeling, 26, 1003–1013.

- Us, V. (2007). Alternative monetary policy rules in the Turkish economy under an inflation-targeting framework. Emerging Markets Finance and Trade, 43(2), 82–101

- Wendy Carlin, David Soskice (2008), “Teaching Intermediate Macroeconomics using the 3-Equation Model”.

www.sbv.gov.vn www.gso.gov.vn www.chinhphu.com.vn www.customs.gov.vn www.imf.org www.worldbank.org/vi/country/vietnam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách lạm phát mục tiêu có làm giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế (Trang 58 - 63)