1.4.1 Phương án 1:
Đối với trạm Enric: thiết kế bo mạch vi điều khiển, đầu vào là các cảm biến áp suất, đầu ra là hệ thống báo động. Lập trình, thiết kế ghép nối từ modul đo áp suất, tích hợp với modul truyền phát dữ liệu bằng tin nhắn SMS.
Đối với trạm PRU PLC: trang bị thêm modul có khả năng kết nối với PLC Siemens S7-200, truyền dữ liệu bao gồm thông số vận hành trạm PRU PLC.
Đánh giá khả thi phương án 1:
Phương án này sử dụng đến 2 bộ vi điều khiển. 1 bộ để kết nối với trạm Enric, 1 bộ kết nối với trạm PLC. Khả năng tích hợp chưa cao, chưa đồng bộ dẫn đến cần 2 bộ xử lý cho 2 kiểu trạm khác nhau, sản xuất hàng loạt, công tác bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn. Giá thành, chí phí đầu tư cho sản phẩm tăng lên.
Do phải dùng đến 2 bộ giám sát khác nhau, nên độ tin cậy thiết bị hoạt động ổn đinh khơng giống nhau, khó đồng bộ, gây khó khăn trong sản xuất hàng loạt, cơng tác bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn.
1.4.2. Phương án 2
Thiết kế, lập trình module hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa tích hợp cho cả trạm Enric và trạm PLC bằng 1 module vi điều khiển.
Module vi điều khiển có các đầu vào tương tự: như cảm biến, áp suất. Đầu ra là các cổng số, rơle, còi báo động, đèn báo. Module có cổng kết nối RS485 để kết nối
với PLC S7-200, các dữ liệu, thông số của trạm giảm áp PRU được truyền đến modul GSM, cung cấp thông tin, cảnh báo sự cố cho người quản lý trạm ở xa bằng tin nhắn. Đánh giá tính khả thi phương án 2:
Module có khả năng tích hợp với 2 loại cơng nghệ trạm giảm áp PRU CNG. Sản phẩm mang tính cơng nghệ cao, sử dụng vi điều khiển đa năng, kết nối PLC qua công nghệ Modbus giải quyết được vấn đề bài toán đặt ra. Do kết nối được cả 2 trạm nên giá thành, chi phí đầu tư giảm đi cịn một nửa, rất thuận tiện trong sản xuất hàng loạt, bảo dưỡng sửa chữa.