Cuộc vận động liên minh với “Việt nam cách mệnh đồng chí hội”

Một phần của tài liệu Mặt trận Việt Minh và những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ 1941- 1945 (Trang 26 - 28)

4. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và cuộc đấu tranh để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật Pháp

4.2.1 Cuộc vận động liên minh với “Việt nam cách mệnh đồng chí hội”

Vào cuối tháng 8-1942, đồng chí Nguyễn ái Quốc- lấy tên là Hồ Chí Minh- sang Trung Quốc để bắt liên lạc với cách mạng Trung Quốc. Đồng chí mới ra khỏi biên giới thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Tĩnh Tây bắt giam. Bọn Tưởng Giới Thạch giải đồng chí đi giam gần hết 30 nhà tù trong 14 tháng trời. Trong khi

đó, Đảng ta vẫn tiếp tục vận động quần chúng Cứu quốc quân và Việt Kiều ở Trung Quốc đấu tranh và Đảng đã ra tập san Độc Lập bằng ba thứ tiếng: Việt- Trung- Pháp để gửi cho các nhà chính trị ở Trung Quốc, yêu cầu họ vận động đòi thả tự do cho đồng chí Nguyễn ái Quốc. Cuối cùng chính quyền Tưởng Giới Thạch đã phải thả đồng chí Hồ Chí Minh vào ngày 16/9/1943 ở Liẽu Châu.

Sau khi ra khỏi nhà tù, đồng chí bắt liên lạc với “hội Giải phóng”, một bộ phận của mặt trận Việt Minh opử Vân Nam, đồng thời đồng chí cũng đã bắt liên lạc với “Việt Nam cách mệnh đồng minh hội” để hoạt động. Việt Nam cách mệnh đồng minh hội là một tổ chức có chủ trương chống Nhật- Pháp của người Việt Nam ở Trung Hoa, thành lập 1-10-1942. Hội bị bọn Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần.v.v. lũng đoạn. Nhằm mục đích nắm lấy Việt Nam cách mệnh đônmgf minh hội, chủ yếu là tranh thủ quần chúng của hội về mặt trận Việt Minh để chốngNhât- Pháp, đồng chí Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo hội giải phóng ở Vân Nam đã đấu tranh đòi triệu tập một cuộc đại hội để cải tổ lại hội với lý do Hội chưa hợp pháp vì Hội giải phóng ở Vân Nam, môt tổ chức yêu nước của người Việt Nam chưa gia nhập hội. Do sự đấu tranh của ta và đồng chí Trương Phát Khuê, tu lệnh đệ tử quân khu của chính quỳên Tưởng, cũng muốn nhân cơ hội mở rộng Việt Nam cách mệnh đồng minh hội để nắm thêm lực lượng quần chúng nên Khêu phải đông ý. Bọn Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần, tay sai của Khuê, cũng phải tuân theo lệnh của quan thầy. Do sự kiên trì và khéo léo vận động của đồng chí Nguyễn ái Quốc với Trương Phát Khuê nên tháng 3-1944 hội nghi được diễn ra ở Liễu Châu và bầu ra một ban chấp hành mới. Đồng chí Hồ Chí Minh cũng trực tiếp tham gia ban chấp hành, làm uỷ viên dự khuyết. Nhờ vậy chúng mới tin và sau đó không lâu chúng đã đồng ý để đồng chí Nguyễn ái Quốc về nước hoạt động. Kết quả lớn của sự liên minh thoả hiệp này là ta đã có điều kiện hoạt động hợp pháp ở Trung Quốc, đã vạch trần bộ mặt thật phản động của chúng ra trước dư luận trong nước, đã giác ngộ được một số người trước đã theo chúng nay trở về với cách mạng giải phóng dân tộc.

Một phần của tài liệu Mặt trận Việt Minh và những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ 1941- 1945 (Trang 26 - 28)