Tại sao phải dùng hàm – why, why, why?

Một phần của tài liệu Lý thuyết lập trình C++ (Trang 25 - 26)

Hàm là một tập các câu lệnh được nhóm lại dưới một cái tên, gọi là tên hàm, dùng để thực hiện một công việc xác định nào đó. Những vấn đề thực tế thường rất lớn và phức tạp. Không thể giải quyết kiểu “một phát xong ngay”. Kinh nghiệm của các bậc tiền bối trong lập trình cho thấy rằng, cách tốt nhất để phát triển cũng như bảo trì một phần mềm là phân chia và tổ chức nó thành những khối nhỏ hơn, đơn giản hơn. Kỹ thuật này được biết với tên gọi quen thuộc là “chia-để-trị” (devide-and-conquer). Tư tưởng chia-để-trị là một trong những nguyên lý quan trọng của lập trình cấu trúc, tuy nhiên lập trình hướng đối tượng cung cấp những cách thức phụ trợ mạnh mẽ hơn để tổ chức chương trình. Như mình đã nói trong bài 1, khi giải quyết một “công việc lớn” ta phải chia nhỏ công việc đó ra, mỗi phần sẽ quẳng cho một hàm đảm nhiệm. Nếu từng phần công việc vẫn còn lớn thì lại chia

nhỏ tiếp cho tới khi đủ đơn giản, và tương tự cũng có các hàm tương ứng với những phần này. Đó là nguyên nhân thứ nhất dẫn đến việc sử dụng hàm. Một nguyên nhân nữa thúc đẩy việc sử dụng hàm là khả năng tận dụng lại mã nguồn. Một hàm khi đã được viết ra có thể được sử dụng lại nhiều lần. Ví dụ: hàm strlen trong thư viện <string.h> của C được viết để tính chiều dài của một xâu bất kỳ, vì vậy khi muốn tính độ dài của một xâu nào đó ta chỉ việc gọi hàm này là ok, thay vì lại phải viết một đoạn chương trình loằng ngoằng để đếm từng ký tự trong xâu. Nói túm lại, nếu bạn không muốn viết chương trình theo kiểu “trâu bò” và “cục súc” thì bạn phải dùng hàm

Một phần của tài liệu Lý thuyết lập trình C++ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w