Đo lường tác động của hội nhập và toàn cầu hóa tài chính lên biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hội nhập và toàn cầu hóa tài chính lên tăng trưởng của các quốc gia châu á , kiểm định thị trường hiệu quả (Trang 50 - 62)

4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

4.2. Kết quả hồi quy

4.2.2. Đo lường tác động của hội nhập và toàn cầu hóa tài chính lên biến

động tăng trưởng

Tiến hành hồi quy GMM với hiệu ứng cố định cho mẫu gồm 12 quốc gia châu Á theo phương trình hồi quy (2) để đánh giá tác động của hội nhập tài chính, tồn cầu hóa tài chính và biến động dịng vốn lên biến động tăng trưởng của các quốc gia. Các kết quả hồi quy thu được lần lượt được trình bày trong các bảng 4.7a, 4.7b và 4.7c.

Khi chưa đưa các biến đo lường biến động dòng vốn CFV vào mơ hình và chỉ xét tác động của hội nhập và tồn cầu hóa tài chính lên biến động tăng trưởng thì kết quả hồi quy thu được như bảng 4.7a. Biến hội nhập tài chính có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, điều này cho thấy mối liên hệ cùng chiều giữa biến ISPEED và biến GDPGV, tức là mối quan hệ trái chiều giữa hội nhập tài chính với biến động tăng trưởng hay nói cách khác là khi các quốc gia tăng cường hội nhập tài chính thì biến động tăng trưởng giảm đi. Biến tồn cầu hóa tài chính có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa ở mức 1%, thể hiện mối tương quan nghịch chiều giữa toàn cầu hóa tài chính và biến động tăng trưởng, điều này cho thấy khi một quốc gia gia tăng sự mở cửa tài chính (tăng mức tồn cầu hóa tài chính) thì biến động trong tăng trưởng sẽ giảm xuống.

Bảng 4.7a: Kết quả hồi quy GDPGV với ISPEED, FGOB (12 nước)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.088802 0.187282 5.813705 0 ISPEED 0.000174 8.87E-05 1.967506 0.0498 FGLOB(-1) -0.043183 0.011707 -3.688606 0.0003 GDPGV(-1) 0.494939 0.090155 5.489866 0 T 3.723981 1.091849 3.410709 0.0007 J-statistic 8.690001 Prob (J-statistic) 0.191777 Instrument Rank 22

Khi đưa biến đo lường biến động dịng vốn ra COFV vào mơ hình hồi quy để xem xét tác động của biến này lên biến động tăng trưởng thì có được kết quả hồi quy như trong bảng 4.7b. Biến đo lường biến động dịng vốn ra COFV có hệ số hồi quy dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê, như vậy biến động dịng vốn ra khơng góp phần vào việc giải thích những thay đổi trong biến động tăng trưởng. Các hệ số hồi quy của hai biến hội nhập tài chính ISPEED và tồn cầu hóa tài chính FGLOB khơng thay đổi nhiều, vẫn mang lần lượt dấu âm và dấu dương và có ý nghĩa thống kê, thể hiện mối tương quan tương tự như trong bảng 4.7a, tức là hội nhập tài chính và tồn cầu hóa tài chính đều gắn liền với sự giảm đi trong biến động tăng trưởng.

Bảng 4.7b: Kết quả hồi quy GDPGV với ISPEED, FGOB và COFV (12 nước)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.081504 0.2767 3.908583 0.0001 ISPEED 0.000172 9.40E-05 1.834811 0.0672 FGLOB(-1) -0.043988 0.013718 -3.206589 0.0014 GDPGV(-1) 0.473209 0.171302 2.762421 0.006 COFV(-1) 0.00694 0.011235 0.617671 0.5371 T 3.701362 1.091021 3.392566 0.0008 J-statistic 4.431071 Prob (J-statistic) 0.218522 Instrument Rank 20

Tương tự với trường hợp hồi quy với biến đo lường biến động dòng vốn chảy vào một quốc gia CIFV, kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.7c. Hệ số hồi quy của biến đo lường biến động dòng vốn vào CIFV khơng có ý nghĩa thống kê, do đó khơng thể hiện một mối liên hệ nào giữa biến động dòng vốn vào với biến động tăng trưởng. Kết quả hồi quy với hai biến hội nhập tài chính ISPEED và tồn cầu hóa tài chính FGLOB vẫn thể hiện mối tương quan tương tự với biến động tăng trưởng GDPGV như trong bảng 4.7a và 4.7b.

Bảng 4.7c: Kết quả hồi quy GDPGV với ISPEED, FGOB và CIFV (12 nước)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.111098 0.231864 4.792026 0 ISPEED 0.000174 9.02E-05 1.931848 0.054 FGLOB(-1) -0.042414 0.011628 -3.647554 0.0003 GDPGV(-1) 0.493471 0.171145 2.883352 0.0041 CIFV(-1) 0.000435 0.020847 0.020843 0.9834 T 3.686533 1.045436 3.526311 0.0005 J-statistic 6.590507 Prob (J-statistic) 0.159176 Instrument Rank 21

Tiến hành hồi quy phương trình (2) tương tự cho mẫu gồm 6 nước phát triển, các kết quả thu được lần lượt được trình bày trong các bảng 4.8a, 4.8b và 4.8c.

Khi chỉ hồi quy riêng hai biến hội nhập tài chính ISPEED và tồn cầu hóa tài chính FGLOB với biến đo lường biến động tăng trưởng GDPGV thì kết quả hồi quy thu được như trong bảng 4.8a. Biến hội nhập tài chính ISPEED có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% phản ánh mối tương quan thuận giữa biến ISPEED với biến đo lường biến động tăng trưởng GDPGV, đồng nghĩa với việc thể hiện một mối quan hệ trái chiều giữa hội nhập tài chính và biến động tăng trưởng, nghĩa là khi một quốc gia gia tăng mức hội nhập tài chính thì những biến động trong tăng trưởng sẽ giảm đi. Biến toàn cầu hóa tài chính FGLOB có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy khi vấn đề tồn cầu hóa tài chính của quốc gia đó tăng lên thì đồng thời biến động tăng trưởng sẽ

giảm đi. Kết quả này tương tự với kết quả thu được khi hồi quy với mẫu gồm 12 nước châu Á trong bảng 4.7a.

Bảng 4.8a: Kết quả hồi quy GDPGV với ISPEED, FGOB và CIFV (6 nước phát triển)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.041094 0.419364 2.482556 0.0138 ISPEED 0.00078 2.45E-04 3.1777 0.0017 FGLOB(-1) -0.031459 0.012695 -2.478106 0.0139 GDPGV(-1) 0.454745 0.150174 3.028113 0.0027 T 3.706082 1.306483 2.836685 0.005 J-statistic 1.728294 Prob (J-statistic) 0.188629 Instrument Rank 11

Khi đưa thêm biến đo lường biến động dòng vốn chảy ra khỏi một quốc gia COFV vào hồi quy để đánh giá ảnh hưởng của biến này lên biến động tăng trưởng thì kết quả thu được như trong bảng 4.8b. Hệ số hồi quy của biến COFV khơng có ý nghĩa thống kê, nghĩa là trong trường hợp này biến động của dòng vốn chảy ra khỏi một quốc gia khơng có ảnh hưởng gì đến những thay đổi trong sự biến động tăng trưởng của quốc gia đó. Biến hội nhập tài chính ISPEED và tồn cầu hóa tài chính FGLOB tiếp tục có hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê, thể hiện khi gia tăng hội nhập tài chính và tồn cầu hóa tài chính thì biến động tăng trưởng sẽ giảm đi.

Bảng 4.8b: Kết quả hồi quy GDPGV với ISPEED, FGLOB và COFV (6 nước phát triển)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.044501 0.413503 2.525979 0.0122 ISPEED 0.000807 2.80E-04 2.885201 0.0043 FGLOB(-1) -0.032279 0.012465 -2.589634 0.0102 GDPGV(-1) 0.435546 0.163658 2.661314 0.0083 COFV(-1) 0.003311 0.009093 0.364146 0.7161 T 3.707318 1.296213 2.860115 0.0046 J-statistic 1.784387 Prob (J-statistic) 0.409756 Instrument Rank 13

Khi đưa thêm biến đo lường biến động dòng vốn chảy vào khỏi một quốc gia CIFV vào hồi quy để đánh giá ảnh hưởng của biến này lên biến động tăng trưởng thì kết quả thu được như trong bảng 4.8c. Hệ số hồi quy của biến CIFV khơng có ý nghĩa thống kê, nghĩa là trong trường hợp này biến động của dòng vốn chảy ra khỏi một quốc gia khơng góp phần giải thích những thay đổi trong sự biến động tăng trưởng của quốc gia đó. Biến hội nhập tài chính ISPEED và tồn cầu hóa tài chính FGLOB tiếp tục có hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê, thể hiện mối quan hệ trái chiều: khi gia tăng hội nhập tài chính và tồn cầu hóa tài chính thì biến động tăng trưởng sẽ giảm đi.

Bảng 4.8c: Kết quả hồi quy GDPGV với ISPEED, FGLOB và CIFV (6 nước phát triển)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.036185 0.413335 2.506889 0.0129 ISPEED 0.000795 2.55E-04 3.114227 0.0021 FGLOB(-1) -0.031124 0.012634 -2.463594 0.0145 GDPGV(-1) 0.486543 0.153273 3.174355 0.0017 CIFV(-1) -0.007122 0.018572 -0.383468 0.7017 T 3.752983 1.330446 2.820846 0.0052 J-statistic 1.769767 Prob (J-statistic) 0.183411 Instrument Rank 12

Bây giờ, chúng ta tiến hành hồi quy đối với mẫu gồm 6 quốc gia đang phát triển ở châu Á để xem xét thử hội nhập tài chính, tồn cầu hóa tài chính với những thay đổi trong dòng vốn ra và vào một quốc gia có ảnh hưởng như thế nào đến những biến động tăng trưởng của quốc gia đó; và xem thử có sự khác biệt nào của những ảnh hưởng này giữa những nước phát triển và những nước đang phát triển hay không. Các kết quả hồi quy lần lượt được trình bày trong bảng 4.9a, 4.9b và 4.9c.

Trong bảng 4.9a, lúc này mơ hình hồi quy chưa bao gồm biến đo lường biến động dòng vốn CFV, chỉ xem xét tác động của biến hội nhập tài chính ISPEED và tồn cầu hóa tài chính lên biến động tăng trưởng ở các nước đang phát triển này. Và kết quả hồi quy thu được cho thấy có sự khác biệt so với kết quả hồi quy cho nước phát triển. Biến hội nhập tài chính ISPEED có hệ số hồi quy gần như bằng 0 và tất nhiên là khơng có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy

vấn đề hội nhập tài chính ở các quốc gia đang phát triển này khơng có ảnh hưởng gì đối với những biến động tăng trưởng trong khi nó làm giảm biến động tăng trưởng ở nhóm những nước phát triển. Biến tồn cầu hóa tài chính FGLOB thì có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa ở mức 10%, thể hiện khi tồn cầu hóa ở những nước đang phát triển này tăng lên tức là gia tăng mở cửa tài chính thì biến động tăng trưởng sẽ giảm.

Bảng 4.9a: Kết quả hồi quy GDPGV với ISPEED và FGLOB (6 nước đang phát triển)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.283532 0.301665 4.254827 0

ISPEED -1.40E-05 7.01E-05 -0.199344 0.8422 FGLOB(-1) -0.046692 0.026092 -1.789534 0.075 GDPGV(-1) 0.457683 0.120845 3.787366 0.0002 T 3.516059 1.902495 1.84813 0.0661 J-statistic 2.478238 Prob (J-statistic) 0.479237 Instrument Rank 13

Khi đưa thêm biến đo lường biến động dòng vốn chảy ra khỏi một quốc gia COFV vào hồi quy để đánh giá ảnh hưởng của biến này lên biến động tăng trưởng của các nước đang phát triển thì kết quả thu được như trong bảng 4.9b. Hệ số hồi quy của biến COFV khơng có ý nghĩa thống kê, nghĩa là trong trường hợp này biến động của dòng vốn chảy ra khỏi một quốc gia khơng có ảnh hưởng gì đến những thay đổi trong sự biến động tăng trưởng của quốc gia đó. Hệ số hồi quy của biến hội nhập tài chính ISPEED cũng khơng có ý nghĩa thống kê, cho thấy hội nhập tài chính trong trường hợp này cũng khơng góp phần giải thích những biến động trong tăng trưởng. Biến tồn cầu hóa tài chính FGLOB có hệ số

hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, thể hiện khi gia tăng tồn cầu hóa tài chính thì biến động tăng trưởng sẽ giảm đi.

Bảng 4.9b: Kết quả hồi quy GDPGV với ISPEED, FGLOB và COFV (6 nước đang phát triển)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.390293 0.259755 5.352323 0

ISPEED -3.85E-05 6.20E-05 -0.620343 0.5357 FGLOB(-1) -0.045496 0.024128 -1.885648 0.0608 GDPGV(-1) 0.323327 0.245802 1.315395 0.1899 COFV(-1) 0.017993 0.023974 0.750542 0.4538 T 3.56652 1.934429 1.843707 0.0667 J-statistic 4.355193 Prob (J-statistic) 0.360065 Instrument Rank 15

Khi đưa thêm biến đo lường biến động dòng vốn chảy vào một quốc gia CIFV vào hồi quy để đánh giá ảnh hưởng của biến này lên biến động tăng trưởng của các nước đang phát triển thì kết quả thu được như trong bảng 4.9c. Hệ số hồi quy của biến CIFV khơng có ý nghĩa thống kê, nghĩa là trong trường hợp này biến động của dòng vốn vào một quốc gia khơng góp phần giải thích những thay đổi trong sự biến động tăng trưởng của quốc gia đó. Hệ số hồi quy của biến hội nhập tài chính ISPEED tiếp tục khơng có ý nghĩa thống kê, cho thấy hội nhập tài chính trong trường hợp này cũng khơng góp phần giải thích những biến động trong tăng trưởng. Biến tồn cầu hóa tài chính FGLOB có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, thể hiện khi gia tăng toàn cầu hóa tài chính thì biến động tăng trưởng sẽ giảm đi.

Bảng 4.9c: Kết quả hồi quy GDPGV với ISPEED, FGLOB và CIFV (6 nước đang phát triển)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.409916 0.449033 3.139891 0.0019 ISPEED -3.57E-05 7.47E-05 -0.478384 0.6329 FGLOB(-1) -0.042185 0.021432 -1.968282 0.0504 GDPGV(-1) 0.33874 0.346106 0.978716 0.3289 CIFV(-1) 0.016649 0.040124 0.414928 0.6786 T 3.52602 1.925678 1.831054 0.0685 J-statistic 1.832142 Prob (J-statistic) 0.175875 Instrument Rank 12

Quan sát bảng 4.10 về tổng hợp kết quả hồi quy biến động tăng trưởng GDPGV phụ thuộc vào các biến hội nhập tài chinh ISPEED, tồn cầu hóa tài chính FGLOB, biến động dịng vốn CFV, kết quả thu được cho thấy có sự khác biệt giũa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Với nhóm các nước đang phát triển, khơng tìm thấy bằng chứng rằng hội nhập tài chính có tác động đến những thay đổi trong biến động tăng trưởng, trong khi mối tương quan này có ý nghĩa thống kê ở nhóm các nước phát triển, hệ số hồi quy dương cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hội nhập tài chính với biến động tăng trưởng, nghĩa là khi các quốc gia gia tăng hội nhập tài chính thì những biến động trong tăng trưởng cũng giảm đi, điều này không chỉ là kết quả hồi quy với nhóm nước phát triển mà cũng có kết quả tương tự khi hồi quy với mẫu bao gồm tất cả 12 quốc gia. Cịn biến tồn cầu hóa tài chính có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê giống nhau khi hồi quy cho 12 quốc gia chung hay tách riêng các nước phát triển và đang phát triển. Điều này thể hiện mối quan hệ trái chiều giữa tồn cầu hóa tài chính và biến động tăng trưởng, có nghĩa là khi gia tăng tồn cầu hóa tài chính tức là tăng mức độ mở cửa tài chính thì biến động trong tăng trưởng cũng giảm đi.

Các kết quả này khá khác biệt so với kết quả hồi quy của De Nicolò và Juvenal (2014). Kết quả hồi quy của hai tác giả này cho thấy tồn cầu hóa tài chính khơng giải thích được biến động tăng trưởng của các quốc gia, trong khi kết quả hồi quy từ mơ hình (2) trong bài viết này cho kết quả là các quốc gia khi gia tăng vấn đề toàn cầu hóa tài chính thì sẽ giảm bớt những biến động trong tăng trưởng. Còn đối với biến hội nhập tài chính, kết quả hồi quy của hai tác giả De Nicolò và Juvenal tương tự với kết quả hồi quy trong bài viết này khi hồi quy không tách các quốc gia thành hai nhóm phát triển và đang phát triển. Nhưng khi có sự phân biệt giữa hai nhóm nước này, kết quả hồi quy có phần khác biệt. De Nicolị và Juvenal (2014) khơng đưa ra bằng chứng về hội nhập tài chính có ảnh hưởng đến biến động tăng trưởng ở cả hai nhóm nước phát triển và đang phát

triển, còn kết quả hồi quy trong bài viết này lại cho thấy hội nhập tài chính làm giảm biến động ở các quốc gia phát triển. Những sự khác biệt về kết quả hồi quy này có thể được giải thích bởi sự khác biệt trong việc chọn mẫu về dữ liệu chéo cũng như về khoảng thời gian quan sát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hội nhập và toàn cầu hóa tài chính lên tăng trưởng của các quốc gia châu á , kiểm định thị trường hiệu quả (Trang 50 - 62)