B. PHẦN NỘI DUNG
2.2 Con người bổn phận đối với gia đình
Trong các mối quan hệ con người, có thể nói quan hệ cha mẹ và con cái là quan trọng, gắn bó, thiêng liêng nhất. Sự thiêng liêng khơng chỉ đơn thuần nằm ở mối quan hệ di truyền và huyết thống, mà đó cịn là tất cả tình người, tính giáo
dục, đạo đức của hai thế hệ, là bổn phận cần có của mỗi con người trong mọi
thời đại. Hồ Biểu Chánh nhìn xã hội như một cộng đồng rộng lớn, bao gồm
trong đó nhiều gia đình. Mỗi gia đình có một hồn cảnh riêng. Các thành viên
của từng gia đình thì khá đa dạng, thuộc nhiều loại người, có những tính cách
cơng việc, trình độ khác nhau nhưng chung quy thuộc hai loại chính: người tốt – có đạo đức và người xấu – vơ đạo đức. Do đó, bổn phận của con người được cụ
thể hóa thành chức năng của người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, người con, người anh, người chị. Bổn phận đối với gia đình được coi là quan
trọng nhất. Đó là bổn phận gìn giữ đạo đức, bảo vệ sự bền chặt các mối quan hệ. Mỗi người đều phải ý thức đúng về vị trí của mình trong gia đình, để làm trịn
bổn phận. Gia đình bền vững thì xã hội sẽ tốt đẹp. Ngược lại, gia đình sẽ đổ vỡ. Cho nên làm tốt chức năng đối với gia đình cũng là làm tốt một phần bổn phận đối với xã hội, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
Xưa nay văn chương thường đặc biệt nói đến quan hệ mẫu tử ca ngợi tình mẫu tử, thơng qua đó nói đến tấm lịng của người mẹ, đạo hiếu của con. Nhưng
ít thấy trường hợp đi sâu vào tình phụ tử, thể hiện tấm lịng thương con đến vơ
bờ bến, hi sinh tất cả vì con của người cha. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đi vào
khái thác mối quan hệ này là chủ yếu và cũng chính nhờ cách thể hiện có phần
đặc biệt này đã tạo được sự thú vị cho người đọc, giúp nhà văn bộc lộ rõ nét
quan niệm về con người bổn phận đối với gia đình trong mối quan hệ giữa cha
mẹ và con cái.
Đọc tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng, ai cũng xúc động trước tình cha con
thắm thiết giữa Trần Văn Sửu với hai người con là Tý và Quyên. Vì ngộ sát vợ mà Trần Văn Sửu phải bỏ quê hương, thay đổi họ tên, sống cô độc nơi đất khách quê người suốt 11 năm trời. Ơng ln canh cánh một nỗi lo không dứt: lo cho hai đứa con thơ ở quê nhà. Đó cũng chính là động cơ ơng trở về làng. Ngay khi
gặp bố vợ là Hương thị Tào, ơng nói: “ Con muốn chết lắm, mà vì con thương sắp nhỏ quá, nên con không chết được…Mười mấy năm, con thương nhớ chúng nó q tía ơi [35, tr46] . Những câu nói đó cho ta thấy tình thương, nỗi nhớ da
diết của người cha đối với các con. Đến khi nghe bố vợ nói về tình hình tốt đẹp
của hai đứa con đã trưởng thành thì Sửu cảm thấy mãn nguyện. Ơng ta lại đi tìm cái chết trong vui vẻ. Khi người cha vừa đi thì thằng Tý xuất hiện. Nghe ông
ngoại nói cha bỏ đi, Tý chạy đuổi theo. Hình ảnh dưới đêm trăng, hai cha con
rượt theo nhau qua cánh đồng và con đường dài là một hình ảnh đáng nhớ.
Người cha sợ bị bắt càng ra sức chạy, người con sợ cha đi mất nên cố sức chạy theo. Đúng lúc Trần Văn Sửu định chui qua lan can cầu để kết liễu cuộc đời
mình thì Tý đuổi kịp. Cha con ơm nhau mà khóc. Người cha khuyên con về cưới vợ cịn mình thì đi biệt tích. Nhưng Tý khơng nghe và thuyết phục cha trở về
nhà, cậu không rời cha nữa bước, kiên quyết “hễ cha đi thì con đi theo”, “đi theo
đặng làm mà ni cha, chừng nào cha chết thì con sẽ về”. Tuy 11 năm không
gặp không được cha âu yếm, nuôi dưỡng nhưng Tý vẫn yêu thương cha hết mực và nhất quyết phải làm tròn bổn phận làm con, chăm sóc phụng dưỡng cha suốt
đời. Tình yêu thương của Trần Văn Sửu và thằng Tý quả thật rất đáng khâm
phục, ai cũng phải khen ngợi.
Những tác phẩm khác cũng thể hiện tình cha con cảm động như: Nặng gánh can thường, Ngọn cỏ gió đùa, Ơng Cử…Vương Thể Hùng (Ngọn cỏ gió đùa) vì thương con mà phải để ông ngoại nuôi con, mỗi lần đi thăm con chỉ ngó
nhìn từ xa, khi con tìm đến nhà thì khuyên con quên mình đi, ước có một điều
này, “là ngày nào cha hấp hối, con cho cha thấy mặt con một chút rồi nhắm
mắt” [41, tr20-21]. Ông Cử trong tác phẩm cùng tên được Hồ Biểu Chánh tạo
dựng thành một hình ảnh người cha cao đẹp. Vì giận vợ lường gạt hết gia sản, xé hôn thú rồi mang rồi mang con đi lấy một người chồng có địa vị, tiền tài, ơng
thay tên đổi họ lên Sài Gịn giúp đỡ người nghèo, lấy đức mà khuyên răn đám
dân lao động thiếu học. Người ta mang tiền ra mua chữ ký ông vào tờ hôn thú của đứa con gái, dù nghèo ông vẫn một mực chỉ biết người con rể có xứng đáng hay khơng, ơng từ chối sự trả ơn của người khác kể cả con rể, con gái. Ông đã
bỏ nhà ra đi định vào chùa mà tu niệm nhưng nghĩ đến con gái, nghĩ đến bổn
phận làm cha nên không nỡ xuống tóc. Sau này, con gái, con rể giàu có thì ơng mới cảm thấy trong lịng thanh thản nên ơng nhất quyết xa lánh cuộc đời trần
tục.
Hương sư Cu trong Con nhà nghèo, là một người cha ghẻ nhưng anh hết
mực yêu thương đứa con của vợ mình, cho ăn học trở thành quan kinh lý mà
khơng một lời ốn than. Tấm lịng nhân hậu, tình nghĩa của Hương sư Cu đã được bồi đắp bằng sự thành đạt và hiếu thảo của chính đứa con mà tự tay mình
ni dưỡng. Hay Ba Thời (Cay đắng mùi đời) đã cam chịu bao tai tiếng khi nhặt
Ba Thời đều khơng có quan hệ máu thịt với đứa con mình ni dưỡng nhưng họ vẫn làm tròn trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ là nuôi nấng và dạy dỗ con cái nên người.
Khơng chỉ có những bậc làm cha làm mẹ mới có bổn phận lo lắng cho con mà trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, những nhân vật là ông bà cũng hết mực yêu thương lo lắng, làm trong bổn phận của người ơng, người bà chăm sóc cho những đứa cháu của mình khi chúng khơng có cha mẹ bên cạnh. Hương thị Tào (Cha con nghĩa nặng) là một người ông ngoại hết sức yêu thương cháu. Con gái chết, con rể bỏ trốn, có tin báo về là chết do tự tử, ông cùng lúc hứng chịu bao nỗi đau nhưng ông đã biết nén đau thương ra tay cưu mang, nuôi dạy mấy đứa
cháu ngoại đang trong cảnh bơ vơ. Tuy đã năm mươi tuổi, tóc bạc, răng rụng
nhưng ngày qua ngày “Ơng ta lăn lóc làm lụng ni sắp cháu ngoại, khi bồng
thằng Sung đút cơm, khi dắt con Quyên đi tắm, ai thấy như vậy cũng động lòng
thương” [35, tr22]. Sau này khi con rể trở về cảm động trước đức hy sinh của
Hương thị Tào, chắp tay xá cha vợ đền ơn rồi mới đi tự vẫn.
Đàm Tự Chấn trong Ngọn cỏ gió đùa vì bất đồng quan điểm với con rể
mà ông đã đón cháu về ni. Ơng hết mực yêu thương cháu của mình. Ơng
chăm sóc “tưng tiu như trứng mỏng”, chỉ bảo cho Thể Phụng từng việc lớn, nhỏ. Khi Thể Phụng lớn lên thì ơng ra sức tìm kiếm cho cháu mình một người vợ hiền. Hay như ông Bạch Khiếu Nhàn trong Ai làm được cũng rất yêu q đứa
cháu gái của mình là Bạch Tuyết, thấy cháu sớm mồ côi mẹ, lại sống với mẹ ghẻ nên ơng dồn hết tình thương của mình cho Bạch Tuyết coi như bù đắp những
thiếu thốn tình cảm mà cháu mình phải chịu đựng, ông hết sức bênh vực cho
cháu mình khi biết Bạch Tuyết chịu thiệt thịi. Biết Chí Đại là một chàng trai tốt có thể làm cho cháu mình hạnh phúc ơng hết sức vun đắp cho tình u của đơi
trẻ. Khơng mang trong mình quan niệm sang hèn, nên ơng khơng những khoogn chê Chí Đại nghèo mà cịn giúp đỡ Chí Đại hết mình để anh không mặc cảm
trước cơ vợ giàu có, và cốt để cho cháu mình được trọn vẹn hạnh phúc bên
một người cha thay con chăm sóc cháu và bổn phận của một người ông, một chổ dựa tinh thần cho Bạch Tuyết.
Bên cạnh những tấm lòng cao cả của người cha người mẹ, người ông, Hồ Biểu Chánh còn hết sức ca ngợi và cổ vũ tấm lòng hiếu thảo của những người con đối với cha mẹ, ông bà. Trước đây, trong văn học trung đại chúng ta đã biết
đến những tấm gương hiếu nghĩa như nàng Kiều bán mình chuộc cha, Lục Vân
Tiên nghe tin mẹ mất thì bỏ thi mà về quê chịu tang mẹ. Đọc tác phẩm Hồ Biểu Chánh, chúng ta cũng bắt gặp những tình cảm của con cái đối với cha mẹ hết
sức cảm động.
Theo quan niệm nho giáo, phận làm con phải vâng lời cha mẹ, phải hiếu thảo, kính trọng, phụng sự cha mẹ lúc tuổi già bệnh tật. Đạo làm con phải lấy
chữ hiếu làm trọng. Thậm chí đơi lúc Hồ Biểu Chánh còn đặt chữ hiếu trong mối quan hệ với chữ tình buộc nhân vật phải lựa chọn.
Người ta vẫn thường nói “hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai”. Có trường hợp, Hồ Biểu Chánh dành phần thắng cho chữ hiếu, tuyệt đối hóa vai trò của
chữ hiếu vốn đã tồn tại vững chắc trong nền luân lí phong kiến. Thanh Tịng và Lệ Bích u thương nhau và đã có đính ước hơn nhân với nhau. Nhưng Lệ Bích
đã hủy bỏ cuộc hơn nhân với Thanh Tịng vì Thanh Tòng đã lở tay sát hại cha
nàng. “ Ta khuấy lãng làm sao được! Lời thề ước tuy là nặng nhưng mà oán giết
cha thù lại càng sâu! Ta có thể nào mà kết duyên cùng Thanh Tịng cho được.
Nay Thân cơng tử đã thắng trận khải hoàn, chi cho khỏi lệnh bệ hạ xá tội cho chàng và dạy ta giao duyên. Nếu ngay cùng chúa thì trái nghĩa với cha, cịn nếu trọn đạo với cha thì mất ngay cùng chúa, ta biết liệu làm sao bây giờ? Ta đã
nghĩ, ta phải chết thì mới vẹn tồn được mà thơi. Vẫn biết tình yêu là sâu nặng nhưng chữ hiếu là trên hết” [39, tr30]. Và Lệ Bích đã chọn chữ hiếu. Vì chữ
hiếu mà nàng quyết định quyên sinh may mà thoát chết. Nàng quyết định trốn đi
để khỏi trái lệnh vua và được thảo với cha. Còn Thanh Tòng cũng là một người
con rất mực hiếu thảo. “ thưa cha sách thánh hiền dạy rằng: ví như cha mẹ làm
điều chẳng phải mà bị sỉ nhục thì đạo làm con phải theo mà can gián. Như can
chí, can chừng nào cha mẹ động lòng tránh đường quấy, trở về nẻo phải chừng
ấy mới thơi. Con là đứa có học, đương nhiên con phải noi theo đạo thánh hiền
chứ có lẽ nào con dám để sai sót” [39, tr6]. Khi nghe tin cha mình bị làm nhục,
Thanh Tịng tức giận vơ cùng. Và dù biết người gây ra sự tình là cha vợ hứa hơn thì Thanh Tịng vẫn có một quyết định là đặt chữ hiếu lên trên chứ khơng vì tình riêng mà lỗi đạo. “Thanh Tòng đứng chống tay dựa cửa sổ mà ngó ra vườn,
chàng nghĩ rằng: phụ thù là trí trọng, danh dự là chí tơn, tại sao mà mình lại dụ dự. Mình phải báo phụ thù, mình phải báo danh dự chứ. Nàng Lệ Bích dung nhan thật là đẹp, văn chương thiệt là hay, mà trong trấn ngoài quận khơng có
gái nào sắc đẹp bằng, văn hay thì sao ta mê nàng đến nỗi quên phụ thù, bỏ danh dự, huống chi mình mới hứa hôn mà thôi chứ chưa chung chăn gối gì, thì có nghĩa chi đâu mà sợ phạm, có tình chi đâu mà sợ bạc, thà là mình chết vì cha,
chớ sống vì vợ, sống càng thêm nhục, sống làm chi? Dẫu thế mình cũng phải gặp kẻ thù của cha mình, nếu mình dụ dự thì mình có lỗi với cha mình lắm”[39,tr8]
Ánh Nguyệt (Ngọn cỏ gió đùa) là một tấm gương về lịng hiếu thảo. Mồ
cơi mẹ từ rất sớm nhưng nàng khơng chịu lấy chồng vì nàng muốn ở nhà hủ hỉ với cha. Nàng thấy cha già yếu, khơng muốn cha đi thi nhưng vì thương cha sợ
trái ý cha buồn nên đành lòng để cha lên kinh thành ứng thí. Lúc nghe ơng Sáu
Thời báo tin cha lâm bệnh, nàng lập tức đi đón, nàng lo lắng: “Tôi phải đi rước
cha tôi mới được, chớ đau nằm trong quán bát cơm, chén nước biết nhờ cậy ai”
[33,II, tr4]. Đến khi hay tin cha qua đời thì nàng hết sức “đau lịng về nỗi cha
chết mà không thấy mặt con, không trối được một lời”. Nàng nghĩ rằng “Cái
thân của nàng nếu phải bán mà trả nợ cho cha thì nàng cũng sẳn lịng mà bán ln. Nàng buồn là buồn cái hài cốt của cha nằm nơi đất khách quê người, ngày sau sợ khó mà viếng thăm mồ mả cho thường được” [33,II, tr7]
Nàng Xuân Hương (Một đời tài sắc) vì cha mẹ vay nợ của người khác
không trả được nên cô chấp nhận lấy người mình khơng u, lấy con trai chủ nợ
để trừ nợ cho cha mẹ. Xuân Hương đã phải hy sinh chữ tình để giữ chữ hiếu:
cho cha mẹ, lại trả thảo ln bên chồng nữa, thì cịn do dự nỗi gì”. Thằng Tý
(Cha con nghĩa nặng) cũng chọn con đường hy sinh hạnh phúc riêng tư, tiền đồ cá nhân để làm tròn chữ hiếu với cha. Đọc tác phẩm Cha con nghĩa nặng ta cũng
được chứng kiến tình cảm của cháu đối với ơng. Đó là thằng Tý tuy còn nhỏ tuổi
song thấy gia đạo của ông ngoại khó khăn nên đã đến nhà Hương quản Tồn làm thuê với mong muốn: “ở nhà khơng có làm việc chi hết, nên tôi muốn đi ở với họ
đặng khỏ tốn cơm ông ngoại mà ông ngoại cịn lấy được tiền nữa…Ơng lấy tiền
rồi mua vải may cho con Quyên một cái áo, một cái quần đặng nó bận, cịn bao nhiêu thì ơng để mua đồ mà bán… ” [35, tr23]. Những lời nói tuy giản dị nhưng
chứa đựng nhiều ý nghĩa làm lay động lòng người. Hay như con Quyên khi nghe bà Hương quản Tồn nói giữ lại ở đợ cho bà thì đã suy nghĩ rất lâu vì nghĩ
thương ơng ngoại ở một mình sẽ buồn.
Vương Thể Phụng (Ngọn cỏ gió đùa) lớn lên dưới sự yêu thương đùm bọc của dì và ơng ngoại. Mẹ anh mất sớm, cịn cha, vì nghịch ý với ông ngoại nên không được phép gần con. Thể Phụng từ nhỏ vẫn cứ nghĩ mình là đứa mồ côi
cha mẹ nên khi nghe thầy Nhiêu Khoa cho biết cha anh vẫn cịn sống thì anh nhất định xin thầy đến tìm cha: “Thưa thầy, xin thầy nghĩ lại mà coi, làm con
chẳng trọng ai hơn bằng trọng cha. Thưở nay cháu tưởng cha cháu chết rồi nên không để ý đến. Bây giờ cháu biết cịn sống mà khơng thấy mặt, thì làm sao yên lòng được” [33, tr14]. Đến khi gặp được cha, Thể Phụng một mực xin cha con
nhận nhau, vì theo anh “con có cha mà khơng chịu nhìn thì con mang lỗi với trời
đất lắm” và anh quyết định gặp được cha thì phải trọn hiếu với cha: “Nay con đã
khơn lớn rồi, cịn cha thì đã già yếu mà lại tật nguyền nữa. Theo phận làm con
của con thì con phải ni dưỡng cha, nếu con không làm như vậy, dẫu con học thi đậu đến trạng nguyên, dẫu con giàu có như Thạch Sùng đi nữa con cũng
không đáng làm người” [33, tr17]. Anh còn muốn dẹp hết chuyện học hành để
theo cha mà nuôi dưỡng, cho cha bớt cực khổ, bớt sầu thảm quạnh hiu. Bởi vì anh nghĩ rằng: “cha mẹ khơng cịn nữa thì dẫu có đậu ông nghè, ông cống, dẫu