PHẦN 2 : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1.5.2 Bước đầu làm SEO cho website
- Phân tích Website: phân tích sơ bộ và lựa chọn cấu trúc Website cho phù hợp. Điều này là rất quan trọng, không chỉ tốt khi thực hiện SEO mà cịn được đánh giá cao vì cấu trúc Website có ảnh hưởng không nhỏ tới việc giữ chân khách ghé thăm. Liệu bạn có thích quay lại một Website mà cấu trúc khơng rõ ràng?
- Nghiên cứu từ khóa: để có thể tìm ra những từ khóa mà khách hàng sẽ tìm kiếm. Hãy nghiên cứu những từ khóa tiềm năng mức độ cạnh tranh ít mà khách hàng sẽ lựa chọn để tìm kiếm. Thay vì lựa chọn những từ khóa ngắn có mức độ cạnh tranh cao. Ví dụ: thay vì lựa chọn từ khóa “dich vu seo” bạn có thể lựa chọn từ khóa “dich vu seo gia re” hay “dich vu seo chuyen nghiep” v.v..
- Đánh giá sự cạnh tranh: kiểm tra trong Top 10 có Website nào mình có thể vượt qua (vượt lên để cướp vị trí của họ). Cơng việc này cần có chút kinh nghiệm và thời gian. Chúng ta sẽ khơng thể đánh giá chính xác ngay lần đầu thực hiện.
1.5.3 Các thủ thuật SEO tốt cho website tin tức
Đây là tổng hợp những thủ thuật SEO dành cho các website tin tức (news sites) của Danny Sullivan, biên tập viên của Search Engine Land, và là một chuyên gia lâu năm nổi tiếng trong lĩnh vực SEO. Ông là tác giả cuốn “Hướng dẫn thâm nhập search engine dành cho Webmaster” xuất bản năm 1996.
1. Sử dụng cơng cụ từ khóa Google Adwords để tìm ra những từ khóa phổ biến liên quan.
Trước khi bắt đầu tối ưu những từ khóa đặc biệt của riêng mình, việc đầu tiên là tìm hiểu những từ khóa hay được người dùng sử dụng trên các search engine để tìm kiếm các nội dung có liên quan đến lĩnh vực bạn hoạt động. Cơng cụ từ khóa Adwords
(Google Adwords keyword tool) ra đời để làm điều đó. Nó thể hiện con số gần chính xác số lần một từ hay một cụm từ được sử dụng để tìm kiếm.
Cơng cụ tìm kiếm từ khóa của Google định lượng dựa trên sự phổ biến của những từ khóa khác nhau, với cả hai tiêu chí tần suất tìm kiếm và giá đề nghị để mua các từ khóa đó thơng qua chương trình quảng cáo ngữ cảnh Google Adwords. Kết quả giúp ta tìm thấy khơng chỉ những từ khóa có thể mang lại lượng truy cập lớn nhất mà cịn là từ khóa mang lại lượng truy cập có giá trị nhất nữa.
Sử dụng các cơng cụ đó để xác định một cách tổng quát các cụm từ có tiềm năng, những từ có thể sử dụng cho title của website, trên trang chủ và các trang điều hướng… Sau đó tiếp tục sử dung cơng cụ đó và tự thu thập kinh nghiệm để có thể chọn ra những từ khóa thích hợp nhất để dùng vào các bài viết và nội dung website.
2. Sử dụng các từ khóa và cụm từ trong các thẻ title của website.
Khi đã chọn được những từ khóa phù hợp, hãy đặt chúng vào những nơi quan trọng nhất mà các search engine sẽ đọc tới đầu tiên. Các bộ máy tìm kiếm hiện nay đều ưu tiên số một cho title tag trước rồi mới đến các thành phần khác của website, nên cụm từ phù hợp nhất với nội dung nên được ưu tiên đặt vào đó.
Nếu sử dụng hệ thống quản lý nội dung (content management system – CMS, ví dụ WordPress), phải nắm được những trường dữ liệu nào sẽ được thể hiện lên title tag (thường là tiêu đề). Sử dụng các nguồn tài nguyên nêu trên để xác định những trường dữ liệu cần biết rồi đưa nó lên tiêu đề để thu hút sự chú ý của search engine.
Ngoài ra, cố gắng sử dụng những từ khóa phổ biến và chính xác nhất trong các thẻ tiêu đề, mô tả và các tag cho các video clip đăng lên Youtube hay dịch vụ chia sẻ video khác.
3. Viết thẻ mô tả cho mỗi trang càng hấp dẫn càng tốt.
Một số search engine, ví dụ như Google, sử dụng các mô tả này để làm các giới thiệu ngắn hiển thị bên dưới tiêu đề của website trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Mơ tả ngắn gọn nhưng chi tiết có thể lơi kéo người xem đến website nhiều hơn những website khác cùng loại, kể cả những trang được xếp hạng cao hơn. Và tỉ lệ click (CTR) là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng của Google.
4. Chuyển đổi từ phong cách báo chí truyền thống sang phong cách SEO.
Sự lặp lại hay mật độ từ khóa vẫn có vai trị khá quan trọng trong thứ hạng của web trên kết quả tìm kiếm (dù rằng nó khơng cịn chiếm vị trí độc tơn như trước khi có Google). Do đó, nên chuyển lối trình bày văn bản truyền thống cứng nhắc bằng tư duy phù hợp với tư duy của search engine hơn.
Các search engine cũng định giá cả các từ khóa bên trong URL. Nếu đưa được từ khóa vào tên domain và thêm cả vào đường dẫn đến các thư mục con hoặc các trang khác thì mới thật sự là tốt. Thay vì sử dụng đường dẫn tồn những chữ cái dài vơ nghĩa, hãy cấu hình cho CMS học sử dụng các câu, từ có nghĩa, các từ khóa lý tưởng chèn vào đường dẫn, điều này sẽ khiến website dễ được tìm thấy hơn.
Ngồi ra, thay vì sử dụng dấu “_”, hãy sử dụng dấu “-” để phân cách các từ trong URL.
6. Không để nhiều link cùng trỏ tới một bài viết duy nhất.
Việc trùng lặp nội dung sẽ khiến các website tin tức đánh mất vị trí của mình trong các kết quả tìm kiếm mãi mãi. Khơng nên gắn một bài viết đến quá nhiều URL khác nhau. Tham chiếu một bài viết đến nhiều tag và nhiều trang index thì tốt, nhưng khơng nên tham chiếu nhiều đường dẫn đến một bài viết.
Hầu hết các quyết định của Google để xếp hạng một trang web trên kết quả tìm kiếm dựa trên số lượng và chất lượng các liên kết trỏ tới trang riêng lẻ. Tập trung vào chất lượng của từng đường dẫn trỏ tới từng bài viết một. Đăng nội dung trên nhiều địa chỉ web đơn giản là làm giảm sức mạnh của những URL đó đi.
7. Tạo một trang cố định để đăng các câu chuyện và các vấn đề còn tiếp diễn đáng chú ý.
Trong điều kiện lý tưởng thì nên tập trung tất cả các liên kết nội dung tới một bài viết, chủ đề đang được theo dõi bằng một URL duy nhất. Tuy vậy điều đó rất khó trong thế giới thực khi mà ngày nào cũng có bài viết mới với những URL mới. Vì vậy tạo ra một địa chỉ cố định để những bài viết liên quan có thể trỏ liên kết đến đấy, giúp thúc đẩy và thu hút các search engine để mắt đến công việc của bạn.
8. Không bao giờ để link chết hoặc đổi đường dẫn URL mà không 301 redirect. Các search engine vẫn làm việc và phản ứng với các hồi đáp khác nhau của Web server khi mà search engine gọi đến một đường dẫn không tồn tại. “404 error or page not found” là phản hồi tệ nhất mà server có thể đưa ra. Khơng nên để điều đó xảy ra, vì vậy, hãy sử dụng “301 redirect” để thơng báo cho search engine biết địa chỉ mới đã được dùng thay cho địa chỉ cũ khơng cịn hoạt động. Điều đó sẽ ngăn website bị tụt hạng khi mà URL của nó bị thay đổi.
9. Sử dụng bit.ly hoặc các dịch vụ thu gọn URL khác mà có hỗ trợ 301 redirect. Khi sử dụng một địa chỉ URL đã thu gọn, cần phải chắc rằng search engine phải ghi nhận được rằng các truy cập vào link là chuyển hướng thẳng đến website của bạn chứ không phải là đến trang cung cấp dịch vụ rút gọn. bit.ly là một trong những dịch vụ
đáp ứng tốt yêu cầu đó. Search engine vẫn tìm ra được mọi thơng tin trong URL ngay cả khi mà nó đã được thu gọn.
10. Liên kết tới các các trang lớn khác và mời họ đặt liên kết tới trang của bạn lên trang của họ.
Đây là cách quan trọng nhất và cũng nhiều khó khăn nhất. Mọi hình thức SEO nội dung ngay bên trong trang sẽ khơng mang lại hiệu quả gì nếu mà những website khác khơng thấy nó hữu ích , tức là đặt liên kết đến website của bạn. Sử dụng các kĩ năng quảng cáo cũng như phương tiện truyền thông mạng xã hội, làm sao để các website lớn biết về trang của bạn va đồng ý đề nghị trao đổi liên kết. Làm sao để họ thấy đó là một đề nghị cùng có lợi cho cả hai.
11. Tạo ra sitemap cho web.
Sitemap giúp người dùng và các search engine hiểu rõ về cấu trúc của web. Với web tin tức thì người đọc có thể dễ dàng đi đến những mục tin tức mà mình quan tâm. Do đó web sẽ được người dùng và các search engine yêu thích.
KẾT LUẬN