Bằng chứng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của các khách hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.4 Bằng chứng thực nghiệm

Suh và Han (2002) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm phân tích ảnh hưởng của sự tin tưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng. Để thực hiện được điều này các tác giả đã tiến hành khảo sát và thu về mẫu nghiên cứu bao gồm 845 bảng kết quả khảo sát. Đồng thời, nghiên cứu của các tác giả đã áp dụng mơ hình lý thuyết mơ hình chấp nhận công nghệ (TAM) và sử dụng các biến số như sự tin tưởng, nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng như là các yếu tố có tác động đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng. Bằng việc áp dụng mơ hình cấu trúc, các tác giả cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng cả ba yếu tố sự tin tưởng, nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng đều có tác động tích cực đáng kể đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Tuy

nhiên đây là tác động gián tiếp thông qua thái độ của khách hàng và ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking.

Wang và các cộng sự (2003) đã thực hiện khám phá quyết định chấp nhận sử dụng Internet Banking của các khách hàng giao dịch với các ngân hàng ở Đài Loan. Mẫu nghiên cứu của các tác giả bao gồm khoảng 123 khách hàng, trong đó độ tuổi từ 20 đến 40 chiếm khoảng 87% mẫu nghiên cứu. Đồng thời, các tác giả đã xây dựng mơ hình thực nghiệm của mình dựa trên mơ hình lý thuyết mang tên mơ hình chấp nhận công nghệ (TRA) với biến phụ thuộc là ý định sử dụng Internet Banking của các khách hàng và các biến độc lập khác bao gồm sự tự tin, nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức sự tín nhiệm. Khi đó các tác giả đã sử dụng mơ hình cấu trúc (structural model) và tìm thấy rằng cả bốn yếu tố ðýa vào mơ hình nghiên cứu bao gồm nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức sự tín nhiệm, sự tự tin đều cho thấy tác động tích cực đến ý định sử dụng Internet Banking của các khách hàng trong mẫu nghiên cứu trong đó nhận thức sự dễ dàng được xem là yếu tố quan trọng nhất khi xác định ý định sử dụng Internet Banking. Eriksson và các cộng sự (2004) thực hiện nghiên cứu với mục đích giải thích các yếu tố tác động đến quyết định chấp nhận sử dụng Interner Banking của các khách hàng ở Estonia. Theo đó các tác giả đã tiến hành khảo sát và thu về khoảng 1831 bảng kết quả khảo sát từ các khách hàng và sử dụng yếu tố sự tin tưởng, nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng như là các yếu tố giải thích chính cho quyết định chấp nhận sử dụng Interner Banking của các khách hàng ở Estonia. Bằng cách áp dụng mơ hình cấu trúc, các tác giả tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng có tác động trực tiếp và tích cực đến quyết định chấp nhận sử dụng Interner Banking của các khách hàng. Ngoài ra, sự tin tưởng cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực đến việc chấp nhận sử dụng Internet Banking của các khách hàng nhưng đây là tác động gián tiếp thơng qua nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng.

Cheng và các cộng sự (2006) đã tiến hành nghiên cứu nhằm giải thích quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking ở Hong Kong. Các tác giả đã khảo sát

mẫu nghiên cứu khoảng 203 khách hàng cá nhân đang có giao dịch với các Ngân hàng ở Hong Kong. Hơn thế nữa, bằng cách áp dụng mơ hình lý thuyết mơ hình chấp nhận công nghệ (TAM), các tác giả đã xây dựng mơ hình thực nghiệm với biến phụ thuộc là ý định sử dụng Internet Banking, biến trung gian là thái độ của các khách hàng và các biến độc lập/kiểm soát bao gồm nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử đụng, nhận thức bảo mật. Sau đó, các tác giả đã áp dụng mơ hình cấu trúc để phân tích tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng Internet Banking của các khách hàng. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các nhận thức hữu ích, nhận thức bảo mật và thái độ của các khách hàng sẽ có tác động tích cực đến ý định sử dụng Internet Banking của các khách hàng. Trong đó thái độ là yếu tố thể hiện tác động mạnh mẽ nhất đến ý định sử dụng Internet Banking, theo sau đó là nhận thức hữu ích và nhận thức bảo mật. Ngoài ra, nhận thức dễ dàng sử dụng cũng cho thấy ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng Internet Banking của các ngân hàng nhưng đây lại là ảnh hưởng gián tiếp thơng qua nhận thức hữu ích, nhận thức bảo mật và thái độ của các khách hàng.

Guriting và Ndubisi (2006) thực hiện áp dụng mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng Interner Banking của các khách hàng giao dịch với Ngân hàng ở Malaysia. Theo đó các tác giả tiến hành khảo sát và thu về mẫu nghiên cứu bao gồm 133 bảng khảo sát. Đồng thời nghiên cứu này sử dụng các yếu tố bao gồm sự tự tin, nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng như là các yếu tố có tác động đến quyết định chấp nhận sử dụng Internet Banking của các khách hàng ở Malaysia. Bằng cách áp dụng mơ hình cấu trúc, các tác giả tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng có tác động tích cực đến quyết định chấp nhận sử dụng Interner Banking của các khách hàng ở Malaysia ở mức ý nghĩa 1%. Đồng thời nghiên cứu này cũng cho thấy rằng sự tự tin cũng có tác động tích cực đến quyết định chấp nhận sử dụng Interner Banking nhưng thông qua việc ảnh hưởng đến nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng.

Jahangir và Begum (2008) thực hiện nghiên cứu với mục đích xem xét ảnh hưởng của nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, bảo mật và sự tin cậy đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet banking của các khách hàng Bangladesh. Theo đó, các tác giả đã thực hiện thu thập số liệu và thu về 227 bảng kết quả khảo sát của các khách hàng đang có giao dịch với các ngân hàng thương mại ở Bangladesh. Đồng thời, nghiên cứu này cũng áp dụng mơ hình cấu trúc để đo lường tác động của các yếu tố nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, bảo mật và sự tin cậy đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet banking của các khách hàng. Qua đó, nghiên cứu của các tác giả cũng chỉ ra rằng các yếu tố đưa vào mơ hình nghiên cứu như nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, bảo mật và sự tin cậy đều cho thấy tác động tích cực đến đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet banking của các khách hàng ở mức ý nghĩa 1%, ngoại trừ nhận thức dễ dàng sử dụng. Tác động của các yếu tố này vừa trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định của các khách hàng vừa gián tiếp ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng của các khách hàng bằng việc cải thiện thái độ của khách hàng.

Kesharwani và Bisht (2012) đã mở rộng mơ hình lý thuyết mơ hình chấp nhận cơng nghệ khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng Internet banking ở Ấn Độ. Theo đó các tác giả đã thực hiện khảo sát 1050 sinh viên đang học tại các trường Đại học ở Ấn Độ và thu về 619 bảng khảo sát hoàn chỉnh để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm. Trong đó mơ hình thực nghiệm của các tác giả đã sử dụng các yếu tố như sự tin tưởng, thiết kế website, ảnh hưởng xã hội, nhận thức rủi ro, nhận thức dễ dàng sử dụng và nhận thức hữu ích như là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng Internet banking ở Ấn Độ. Thơng qua mơ hình cấu trúc, các tác giả đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng và ảnh hưởng xã hội đều thể hiện tác động tích cực đến quyết định chấp nhận sử dụng Internet banking ở Ấn Độ ở mức ý nghĩa 1%, ngoại trừ nhận thức dễ dàng sử dụng. Ngược lại, nhận thức rủi ro lại có mối quan hệ ngược chiều với quyết định chấp nhận sử dụng Internet banking ở Ấn Độ ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Hơn thế nữa, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng sự tự tin của

các khách hàng và thiết kể website đẹp sẽ làm giảm nhận thức rủi ro của các khách hàng, và từ đó làm gia tăng quyết định chấp nhận sử dụng Internet Banking.

Kesharawani và Tripathy (2012) nghiên cứu giải thích các yếu tố tác động đến quyết định chấp nhận sử dụng Internet Banking. Bằng việc thu về kết quả khảo sát của 362 khách hàng không chấp nhận sử dụng Internet banking và đưa vào mơ hình nghiên cứu thêm yếu tố nhận thức rủi ro bên trong và bên ngoài cũng như sử dụng các biến độc lập bao gồm nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, sự tự tin, ảnh hưởng xã hội, sự quan tâm về giá cả và tính phức tạp của cơng nghệ; nghiên cứu của các tác giả đã tìm thấy kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố nhận thức bao gồm nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking ở mức ý nghĩa 1%. Tương tự như vậy, ảnh hưởng xã hội và sự tự tin cũng cho thấy mối quan hệ đồng biến với quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking ở mức ý nghĩa 1%. Ngược lại các yếu tố đại diện cho nhận thức về rủi ro lại thể hiện tác động tiêu cực đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking ở mức ý nghĩa 1%. Kèm theo đó, tính phức tạp khó dùng của cơng nghệ cũng cho thấy mối quan hệ ngược chiều với quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking ở mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra, vấn đề quan tâm về giá cả khơng có tác động đáng kể đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking.

Nasri và Charfeddine (2012) giải thích các yếu tố có tác động đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng ở Tunisia. Bằng cách sử dụng kết hợp cả hai mơ hình chấp nhận công nghệ (TAM) và thuyết hành vi dự định (TPB), các tác giả đã tiến hành khảo sát và thu về 284 kết quả khảo sát cũng như sử dụng các yếu tố như sự bảo mật và tin cậy, sự tự tin, sự hỗ trợ từ phía chính phủ, sự hỗ trợ công nghệ, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức hữu ích, thái độ làm các yếu tố có tác động đáng kể đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng ở Tunisia. Theo đó, nghiên cứu đã áp dụng mơ hình cấu trúc và tìm thấy rằng nhận thức hữu ích, sự tự tin, sự hỗ trợ chính phủ và sự hỗ trợ cơng nghệ có tác động trực tiếp và tích cực đến quyết định chấp nhận sử dụng

dịch vụ Internet Banking của các khách hàng ở Tunisia ở mức ư nghĩa 10%. Ngoài ra, nhận thức dễ dàng sử dụng và bảo mật và tin cậy cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng ở Tunisia ở mức ý nghĩa 1%, nhưng tác động này lại là gián tiếp thông qua thái độ của khách hàng.

Njuguna và các cộng sự (2012) đã thiết lập mơ hình nghiên cứu xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Interner Banking của các khách hàng có giao dịch với các ngân hàng ở Kenya. Để thực hiện điều này các tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được 137 bảng kết quả khảo sát hợp lệ, đồng thời, nghiên cứu cũng áp dụng mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Interner Banking. Trong đó, các yếu tố mà nghiên cứu đưa vào mơ hình nghiên cứu bao gồm nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức hữu ích, sự tự tin, nhận thức rủi ro, và ảnh hưởng xã hội. Bằng cách áp dụng phương pháp hồi quy OLS, nghiên cứu của các tác giả đã tìm thấy các yếu tố như nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, sự tự tin và ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng ở mức ý nghĩa 1%. Ngược lại nhận thức rủi ro lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều với quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng ở mức ý nghĩa 10%.

Bashir và Madhavaiah (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng trẻ tuổi ở Ấn Độ. Nghiên cứu của các tác giả đã phát triển một mơ hình lý thuyết xuất phát từ mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) bằng cách đưa thêm các biến khác vào mơ hình nghiên cứu chẳng hạn như sự tin tưởng, nhận thức rủi ro, ảnh hưởng của xã hội, và sự tự tin. Qua đó, nghiên cứu của các tác giả thu thập một mẫu nghiên cứu bao gồm 155 khách hàng trẻ tuổi của các ngân hàng với độ tuổi từ 18 đến 36 tuổi. Đồng thời các tác giả sử dụng cả ma trận tương quan và hồi quy đa biến để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking. Trong đó, quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Interent Banking được sử dụng làm đại

diện cho biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu bao gồm nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức rủi ro, sự tin tưởng, sự tự tin và ảnh hưởng xã hội. Kết quả các tác giả tìm thấy cho thấy rằng các yếu tố nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, sự tin tưởng, sự tự tin và ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng trẻ tuổi. Ngược lại, nhận thức rủi ro cho thấy ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng trẻ tuổi. Đồng thời trong các yếu tố, nhận thức rủi ro lại thể hiện vai trò quan trọng trong việc xác định quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking, theo sau đó là nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng và sự tự tin.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Chương này giúp luận văn trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm Internet Banking, lợi ích và rào cản của Internet Banking đối với ngân hàng và khách hàng; đồng thời khái quát các yếu tố có tác động đáng kể đến quyết định chấp nhận sử dụng Internet Banking theo các nghiên cứu trước đây. Cuối cùng tổng quan các nghiên cứu trước đây khi phân tích quyết định chấp nhận sử dụng Internet Banking của các khách hàng đồng thời đưa ra mơ hình nghiên cứu sẽ áp dụng để phân tích các nhân tố tác động đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TẠI ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của các khách hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)