Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến tổng số thu thuế nghiên cứu trường hợp các quốc gia đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 49)

Phân tích ảnh hưởng của các biến cấu trúc đến tổng số thu thuế. Các biến cấu trúc gồm:

Mức độ phát triển kinh tế. Độ mở thương mại.

Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế. Lạm phát.

Phương trình hồi qui

Taxit/GDPit = α0 + β1ln PCIit + β2OPENit + β3AGRit + β4INDit + β5INFit+ μi +

εit

Trong phương trình trên, i đại diện cho 1 nước và t đại diện cho 1 năm. Taxit/GDPit là tổng số thu thuế trên GDP

Ln PCIit là logarit Nêpe của thu nhập bình quân đầu người thực. OPENit là độ mở thương mại.

AGRit là tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP. INDit là tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP. INFit là lạm phát.

μi là ảnh hưởng cá nhân

Tổng số thu thuế- Tax/GDP (%GDP) Ln(Thu nhập bình quân đầu người)-ln PCI Độ mở thương mại - OPEN (%GDP) Tỷ trọng ngành nông nghiệp-AGR (%GDP) Tỷ trọng ngành công nghiệp-IND (%GDP) Lạm phát - INF (%)

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này chủ yếu theo khung lý thuyết của Ajaz và Ahmed (2010), do đây là nghiên cứu gần nhất và là nghiên cứu mở rộng các mơ hình nghiên cứu đã được trình bày trước đây bằng cách thêm vào mơ hình nghiên cứu các biến tỷ trọng công nghiệp trong GDP, tham nhũng và quản trị. Kết quả nghiên cứu của Ajaz và Ahmed (2010) cũng cho thấy rằng yếu tố tỷ trọng công nghiệp trong GDP, tham nhũng và quản trị có ý nghĩa thống kê và là yếu tố quyết định mạnh đến việc thực hiện thu thuế.

Nghiên cứu này chưa xem xét biến tham nhũng và quản trị do khơng có số liệu.

Các biến trong nghiên cứu này bao gồm:

Mức độ phát triển kinh tế: Nghiên cứu lý thuyết giải thích rằng tổng số thu thuế tăng lên với mức độ phát triển kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người được sử dụng như một thước đo của sự phát triển. Các tài liệu cho thấy một mối quan hệ cùng chiều của tổng số thu thuế với thu nhập bình quân đầu người. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn dẫn đến mức độ phát triển cao hơn, mà cuối cùng tạo ra một khả năng cao hơn để trả tiền thuế cũng như nâng cao khả năng đánh thuế và thu thuế (Chelliah, 1971). Hầu hết các các nghiên cứu cho thấy Thu nhập bình quân đầu người được dự kiến sẽ tương quan cùng chiều với tổng số thu thuế.

Độ mở thương mại: Độ mở thương mại phản ánh ảnh hưởng của kinh tế đối ngoại đến một nền kinh tế. Rodrik (1998) và Gupta (2004) giải thích rằng có một mối tương quan mạnh, cùng chiều giữa độ mở thương mại và kích thước của chính phủ, bởi vì dường như xã hội cần vai trị mở rộng của chính phủ trong việc cung cấp bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế mở.

Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và tỷ trọng công nghiệp trong GDP được coi là hai chỉ số cấu trúc tốt của nền kinh tế.

Trong một nền kinh tế, sản lượng của các ngành kinh tế là vấn đề đáng quan tâm, bởi vì một số ngành của nền kinh tế dễ dàng thu thuế hơn những ngành khác. Ngành nơng nghiệp có thể khó thu thuế, đặc biệt là nếu nó bị chi phối bởi một số lượng lớn của nông dân đủ sống.

Tanzi (1992 ) khẳng định rằng cơ cấu kinh tế của một quốc gia là một trong những yếu tố có thể được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến tổng số thu thuế. Nghiên cứu cũng giải thích rằng trong trường hợp ngành nông nghiệp của các nước đang phát triển có ảnh hưởng quan trọng đến số thu thuế từ cả phía cung và cầu. Về phía cung, nếu một phần lớn của ngành nông nghiệp là tự cung tự cấp, thì khu vực này có thể khó chịu thuế. Hơn nữa, có thể là khơng khả thi về mặt chính trị khi đánh thuế ngành nơng nghiệp. Về phía cầu, tỷ trọng ngành nơng nghiệp cao có thể làm giảm sự cần thiết phải chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cơng cộng.

Tỷ trọng ngành nông nghiệp cao hơn làm giảm tổng số thu thuế. Trong khi đó trọng ngành cơng nghiệp cao hơn làm tăng tổng số thu thuế.

Lạm phát: Những thay đổi trong mơi trường chính sách kinh tế vĩ mơ đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng số thu thuế, lạm phát được sử dụng để đo lường mơi trường chính sách kinh tế. Nó phản ánh được tác động của chính sách kinh tế vĩ mô. Các tài liệu liên quan đến tác động của lạm phát đến tổng số thu thuế thì đa dạng và khó mơ tả. Một số tài liệu trước đây cho thấy lạm phát cao làm tăng tổng số thu thuế, nhưng tài liệu gần đây cho thấy rằng tình trạng khó xử này phụ thuộc vào chọn độ trễ. Tanzi (1977) giải thích rằng sự kết hợp của lạm phát cao, độ trễ trung bình tương đối dài trong thu thuế, và sự ít co giãn của hệ thống thuế dẫn đến số thu thuế thực giảm mạnh khi lạm phát xảy ra.

3.2. Đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu

Độ mở thương mại: đo lường bằng tổng xuất khẩu và nhập khẩu.

Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế: đo lường bằng tỷ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp trong GDP.

Lạm phát: đo lường bằng tỷ lệ gia tăng mức giá hàng năm tính theo chỉ số giảm phát GDP.

3.3. Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm

Giải thích và xây dựng các biến độc lập mà ảnh hưởng đến tổng số thu thuế như sau:

Thu nhập bình quân đầu người được biết đến như một chỉ số tốt cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người thực được đo lường bằng tổng GDP tính theo ngang giá sức mua chia cho dân số.

Độ mở thương mại được đo lường bằng tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP.

Nơng nghiệp đóng vai trị trung tâm trong bất kỳ sự phát triển của nền kinh tế, nó đóng góp một phần lớn vào GDP. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP được đo lường bằng tổng giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp chia cho GDP. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP được đo lường bằng tổng giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp chia cho GDP.

Lạm phát được sử dụng để đại diện cho chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng. Nó theo dõi ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mơ. Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ gia tăng mức giá hàng năm tính theo chỉ số giảm phát GDP.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 7 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012. Các quốc gia được chọn gồm Cambodia, Indonesia, Lao, Malaysia, Philippines, Thailand, Viet Nam. Nguồn dữ liệu các biến tổng số thu thuế, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP, độ mở thương mại và lạm phát được lấy từ Ngân hàng Phát triển Châu Á Thái Bình Dương (ADB).

Bảng 3.1. Thống kê mơ tả dữ liệu của các biến giải thích

Variable | Mean Std. Dev. Min Max | Observations

-----------------+--------------------------------------------+---------------- tax overall | 13.7644 4.11079 6.83604 24.44509 | N = 91 between | 4.131173 9.010696 21.91757 | n = 7 within | 1.451739 9.846994 17.29271 | T = 13 | | ln_gdp overall | 8.175103 .7445601 6.822197 9.745897 | N = 91 between | .7484809 7.366979 9.422327 | n = 7 within | .2623787 7.630321 8.70818 | T = 13 | | open overall | 115.6397 44.96128 45.53 220.41 | N = 89 between | 45.57949 57.08923 189.7223 | n = 7 within | 14.14923 81.67197 148.412 | T = 12.7143 | | agr overall | 19.93789 10.91051 7.75 48.54 | N = 90 between | 11.35323 9.396923 36.22385 | n = 7 within | 2.695108 11.30404 32.25404 | T = 12.8571 | | ind overall | 35.99222 8.383615 18.3 48.1 | N = 90 between | 8.590019 24.96154 46.32308 | n = 7 within | 2.383749 29.10761 43.90761 | T = 12.8571 | | inf overall | 6.102637 5.03604 -5.83 22.14 | N = 91 between | 3.153781 2.997692 10.07692 | n = 7 within | 4.091643 -7.143516 19.03571 | T = 13

Hình 3.1. Tổng số thu thuế (%GDP)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến tổng số thu thuế nghiên cứu trường hợp các quốc gia đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)