Mục tiêu vay của các hộ gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sinh kế của các hộ dân bị ảnh hưởng từ dự án làm đường 991b trên địa bàn huyện tân thành, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 42)

(số lượng đánh giá; n = 40).

Mục đích vay vốn Hộ

Tiêu dùng trong sinh hoạt 0

Mua sắm thiết bị trong sinh hoạt 2

Mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất 5

Đầu tư sản xuất kinh doanh 3

Học nghề 0

Chữa bệnh 0

Chi đầu tư nuôi trồng thủy sản 2

Căn cứ kết quả bảng 4.8, ta thấy các hộ gia đình vay vốn với mục đích mua sắm máy móc và thiết bị sản xuất; đầu tư sản xuất kinh doanh; và một số ít ni trồng thủy sản. Điều này phần nào cho thấy các hộ gia đình rất mong muốn ổn định cuộc sống của mình sau tái định cư.

Trong quá trình điều tra phỏng vấn cho thấy các hộ gia đình cho rằng chính quyền địa phương chưa can thiệp kịp thời, chưa có phương án hỗ trợ người dân cụ thể về thủ tục vay vốn. Tuy nhiên, nhìn chung có 25 hộ (chiếm 62,5%) cho rằng tài sản tài chính của họ tốt hơn; 10 hộ (chiếm 25%) cho rằng tài sàn tài chính tương đương so với trước khi bị thu hồi đất; còn lại 5 hộ (chiếm 5%) cho rằng tài sản tài chính của họ giảm đi. Điều này cho thấy rằng phần đông họ biết cách tận dụng nguồn vốn để phát triển kinh doanh sản xuất, ổn định cuộc sống.

4.3.1.4. Đánh giá về vốn xã hội của các hộ gia đình:

Khi cuộc sống của các hộ gia đình dần ổn định, họ bắt đầu tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.

Bảng 4.9: Tình hình tham gia vào các tổ chức đoàn thể

Các tổ chưc đoàn thể Khơng Có

Tổ chức chính trị - xã hội 37 3

Tổ chức tôn giáo 17 23

Làm việc ở cơ quan chính quyền 35 5

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát

Qua kết quả khảo sát bảng 4.9 cho thấy, có đến 37 hộ khơng tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, 17 người tham gia vào tổ chức tơn giáo và chỉ có 5 người làm việc ở các cơ quan chính quyền. Điều này làm cho các hộ gia đình khơng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với địa phương, làm hạn chế khả năng tạo ra các mối quan hệ trong cuộc sống. Vì vậy, các hộ gia đình chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc tham gia vào các tổ chức đoàn thể, họ cho rằng việc tham gia này làm mất nhiều thời gian của họ mà khơng giúp ích gì vào việc cải thiện đời sống kinh tế. Hầu như họ tiếp nhận thông tin từ loa, đài phát thanh, Tivi, báo đài. Căn cứ bảng 4.10 ta thấy hầu hết các hộ gia đình đều cho rằng việc tham gia vào các đồn

thể xã hội khơng giúp ích gì cho bản thân họ và xã hội. Cũng từ đó các hộ gia đình cho rằng vốn xã hội của họ kém đi so với trước khi bị thu hồi đất, khơng có hộ nào cho rằng vốn xã hội của họ tốt hơn so với trước đây.

Bảng 4.10: Đánh giá về lợi ích tham gia vào các tổ chức đồn thể

Đánh giá lợi ích Hộ Tỷ lệ (%)

Bình thường 4 10

Khơng giúp ích gì 29 72,5

Cải thiện được cuộc sống 7 17,5

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát.

Bảng 4.11: Đánh giá chung về sự thay đổi vốn xã hội.

Dánh giá thay đổi Hộ Tỷ lệ(%)

Kém đi 33 82,5

Tương đương 7 17,5

Tốt hơn 0 0

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát.

4.3.2. Kết quả khảo sát về chiến lược sinh kế của các hộ gia đình:

Kết quả khảo sát này là cơ sở đánh giá việc thu hồi đất có đem lại hiệu quả hay khơng, có ảnh hưởng tốt hay khơng tốt đến người dân tại khu tái định cư Mỹ Xuân. Hiện nay, các nhóm cơng việc chính tại các hộ gia đình là hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nhỏ, làm thuê, công nhân ở các khu công nghiệp trên địa bàn, nghề khác (chăn nuôi và không làm gì) và một số ít di cư đi nơi khác làm việc. Có 30 hộ cho rằng cơng việc của họ thay đổi so với trước đây.

Bảng 4.12: Khảo sát cơng việc hiện tại của các hộ gia đình.

Loại hình việc làm Hộ

Ni trồng thủy sản 2

Hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nhỏ 9

Công nhân 6

Di cư 5

Làm thuê 10

Nghề khác 8

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát.

Bảng 4.13: Khảo sát nguyên nhân thay đổi nghề nghiệp

Hộ Tỷ lệ (%)

Mất sức lao động 0 0

Được chính quyền hỗ trợ chuyển đổi nghề 2 6,7

Khơng cịn đất sản xuất 20 66,7

Khơng cịn u thích nghề cũ 0 0

Xa nơi làm việc cũ 6 20

Thay đổi môi trường sống 2 6,6

Khác 0 0

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát.

Qua khảo sát, nhìn chung phần lớn các hộ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp là do họ mất đất sản xuất; nơi làm việc cũ trước đây của họ ở rất xa nơi ở, khó khăn trong việc đi lại.

Hộp 1: Mất đất sản xuất nông nghiệp ở nơi cũ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân nơi đây?

Nguồn : Tác giả khảo sát Bảng 4.14: Thu nhập bình quân hàng tháng của các ngành nghề

Nuôi trồng thủy sản

Kinh doanh mua bán nhỏ Công nhân Nghềkhác Giá trị Mode 3,2 3,9 5,4 3 Thu nhập lớn nhất 4 4,2 6 3 Thu nhập nhỏ nhất 2 3,5 5 2,5 Trung bình 3,1 3,8 5,4 2,8

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát.

Qua bảng 4.14ta thấy được sự chênh lệch thu nhập từ ngành nghề của các hộ gia đình; thu nhập bình qn từ cơng việc cơng nhân có mức thu nhập cao hơn so với các ngành nghề cịn lại. Nhìn chung, thu nhập bình quân từ ngành nghề khác là thấp nhất (mỗi tháng bình quân 2,8 triệu đồng/ tháng), tuy nhiên có những hộ đạt mức bình qn 3 triệu đồng/ tháng nhưng chênh lệch này không quá đáng kể. Trong Theo hộ gia đình Ơng Nguyễn Văn Chền (60 tuổi) + Nguyễn Thị Xa ( 57 tuổi). Trước đây ở nơi cũ, công việc của vợ chồng ông là nuôi trồng thủy sản, mặc dù thu nhập khơng cao nhưng có tính chất ổn định. Sau khi bị thu hồi đất, gia đình ơng vào ở khu TĐC, gia đình ơng khơng biết phải làm gì để ổn định cuộc sống. Hai vợ chồng ông đã già, khơng cịn sức lao động để làm những cơng việc nặng nhọc. Gia đình khơng nghề nghiệp nên các con ơng người thì sang huyện khác hái tiêu, cà phê; người thì giúp việc nhà… Ơng bà ở nhà và làm những cơng việc có tính mùa vụ để ni các cháu ăn học. Trong khu ông sống trước đây, mọi người gần gũi nhau, nhưng từ khi mất đất sản xuất và chuyển vào nơi ở mới, nhiều hộ khơng có việc làm cũng bỏ đi nơi khác, mọi người khơng cịn gần gũi và hỗ trợ lẫn nhau nữa. Một số người cịn dính vào các tệ nạn xã hội do khơng có việc làm, trẻ nhỏ thì bỏ học, vướng vào các tệ nạn như game…do khơng có cha mẹ bên cạnh quản lý.

khi đó thu nhập bình qn từ cơng nhân làm việc cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện huyện Tân Thành là 5,4 triệu đồng/ tháng, có những hộ đạt mức thu nhập lên đến 6 triệu đồng/ tháng và mức thu nhập thấp nhất là 5 triệu đồng/ tháng. Mặc dù thu nhập trung bình cao nhưng chỉ có 06 hộ làm cơng nhân và 09 hộ mua bán nhỏ, cịn lại 25 hộ ở nhóm có thu nhập rất thấp. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân bị thu hồi đất chưa thật sự quan tâm đến vấn đề sử dụng tiền đền bù, nguồn ngân sách hỗ trợ chuyển đổi đào tạo nghề, đa số họ sử dụng số tiền đó để mua sắm tài sản phục vụ tiêu dùng. Trên thực tế, ngoài những ngành nghề đào tạo đơn giản cịn có những nghề đào tạo lâu dài và cơ bản hơn trong khi các chính sách đào tạo nghề cho nơng dân là ngắn hạn. Do đó, việc thu hồi đất và đền bù chỉ có lợi về tài chính cho người dân ngay tại lúc đó và trong ngắn hạn; về lâu dài, việc khơng có việc làm ổn định và thu nhập không đảm bảo sẽ làm xói mịn năng lực sinh kế của các hộ gia đình. Trong khi đó các chính sách về đào tạo việc làm tại địa phương còn nhiều bất cập, khơng hiệu quả, chưa có biện pháp đưa các hộ dân vào khn khổ, người dân cho rằng khi đi học nghề thì khơng thể làm việc tạo ra thu nhập.

Nghề cơng nhân tuy có thu nhập cao nhưng khơng mang lại sự ổn định cho người dân; nghề nuôi trồng thủy sản tuy có mức độ khó khăn hơn nhưng mang lại sự ổn định cao hơn cho người dân nơi đây. Chẳng hạn như:

Đối với công nhân đang làm tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Thành: hầu hết họ đều là những cơng nhân làm th, trình độ chun mơn thấp, vì vậy áp lực cơng việc cao; công việc phụ thuộc vào sự quản lý khắt khe của người khác, áp lực cao, do đó họ cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng việc. Ngồi ra, việc làm tại các khu công nghiệp này không đảm bảo được lâu dài cho người lao động.

Hình 4.2: Thu nhập các ngành nghề (triệu đồng).

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát.

Đối với kinh doanh mua bán nhỏ: tuy phải chịu những rủi ro khi khơng có khách hàng, tồn đọng hàng hóa dẫn đến tổn thất nhưng họ làm chủ được thời gian và cơng việc của mình, vì vậy họ cho rằng cơng việc này tương đối ổn định.

Đối với ngành nghề khác: đây là những cơng việc mang tính thời vụ, hầu hết họ khơng có chế độ bảo hiểm, công việc thời vụ không mang lại thu nhập cao nhưng lợi thế của họ là có thời gian và chủ động tìm kiếm những công việc thời vụ khác thay thế.

Đối với nghề nuôi trồng thủy sản: mặc dù mang lại thu nhập khơng cao so với nghề cơng nhân nhưng nó mang lại sự tự do, không gây áp lực nên những người theo nghề này vẫn tiếp tục duy trì cơng việc này của họ.

Hầu như các hộ gia đình cho biết việc chuyển đổi nghề nghiệp mới đều mang lại khó khăn cho họ. Trong đó, có 28 hộ cho rằng họ thiếu định hướng, thiếu vốn, trình độ học vấn thấp nên chưa đáp ứng kịp sự thay đổi của công việc mới. Hơn nữa, nguồn lực gia đình về lao động, kỹ năng nghề mới, sức khỏe, thời gian….không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới. Mặc dù người dân đã nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương về ổn định đời sống, chuyển đổi nghề

3.1

3.8

5.4

2.8

Nuôi trồng thủy sản Kinh doanh mua

bán nhỏ Cơng nhân Ngành nghề khác

Thu nhập

bình thường như trước đây, chính quyền đơi khi cịn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân nơi đây.

Như vậy, đa số các hộ gia đình được khảo sát cho rằng thu nhập và công việc của họ thay đổi nhiều so với trước khi bị thu hồi đất làm đường.

4.3.3. Đánh giá của người dân về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương:

Từ những đánh giá của người dân về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với việc thu hồi, đền bù giải tỏa đất đai và tái định cư, tác giả đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao cơng tác hỗ trợ của chính quyền các cấp cho người dân một cách hợp lý hơn, tốt hơn.

Qua quá trình khảo sát, người dân nơi đây đa số khơng hài lịng với cơ chế đền bù và tái định cư, chính sách hỗ trợ cuộc sống của chính quyền địa phương (chiếm 65%), cịn lại 20% ở mức bình thường, 15% cịn lại ở mức độ hài lịng. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần phát huy vai trị và trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa trong việc tái định cư, cấp đất ở, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, trong công tác thu hồi đất, đền bù giải tỏa và tái định cư.

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương này, tác giả tổng kết kết quả nghiên cứu trong chương 4 và đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất và thực hiện tái định cư tại khu tái định cư Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

5.1Kết luận:

Theo tác giả thống kê về thơng tin các hộ gia đình thì trình độ dân trí hiện nay của các hộ gia đình cịn rất thấp, trình độ đại học rất thấp, đa số là trung cấp nghề; các hộ hiện nay ngành nghề chính là làm th, bn bán nhỏ và ngành nghề khác.

Sau khi tái định cư thì vấn đề nhà ở, phương tiện tài sản tăng lên so với trước đây, chất lượng đường giao thơng tốt hơn. Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều vấn đề cịn tồn đọng, bức xúc như việc tiếp cận thông tin từ đường truyền internet chưa có; vấn đề về giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường chưa đạt yêu cầu và chưa được chính quyền quan tâm.

Vấn đề việc làm của người dân nơi đây đang là vấn đề nan giải và bức xúc của ngừi dân, trước đây họ sinh sống bằng nghề ni trồng thủy sản có tính ổn định nhưng khi di dời đến khu tái định cư thì họ khơng giữ được công việc cũ. Tỷ lệ người khơng có việc làm ổn định Nghề cơng nhân tại các khu công nghiệp tuy mang lại thu nhập cao nhưng lại không ổn định, phụ thuộc và chịu sức ép từ việc quản lý của cấp trên.

Sự hỗ trợ người dân từ các cấp chính quyền chưa đủ để người dân ổn định cuộc sống, chính sách đưa ra rõ ràng nhưng quá trình thực hiện của các cấp chính quyền chưa thực sự đầy đủ, vì vậy người dân nơi đây cần lắm sự quan tâm trong công tác đền bù, giải tỏa tái định cư của các cấp chính quyền.

5.2Kiến nghị:

Chính quyền địa phương kết hợp với trường THPT trên địa bàn bố trí xe đưa đón học sinh từ khu TĐC đến trường THPT ở trung tâm huyện, tạo điều kiện cho

các em học sinh đến trường. Ngồi ra, chính quyền cần quan tâm hơn nữa chất lượng dạy và học ở trường tiểu học và trung học cơ sở nơi đây, mặc dù là trường mới với trang thiết bị hiện đại và đầy đủ nhưng chất lượng giáo viên không đạt tiêu chuẩn, cử giáo viên đi đào tạo và học tập kinh nghiệm tại các trường khác. Chính những điều này gây ra tình trạng dân trí ngày càng thấp tại khu vực này.

Trong xã hội ngày càng hiện đại, việc tiếp cận internet, cáp quang để tiếp nhận thông tin là rất cần thiết. Nhưng trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy việc sử dụng internet của các hộ dân hầu như khơng có. Vì vậy, cần nhanh chóng cung cấp đường truyền internet vào khu vực tái định cư để người dân có thể đọc sách báo, truy cập internet, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thơng tin mới, góp phần nâng cao trình độ nâng cao điều kiện sống của họ.

Cần hình thành và xác định thế mạnh ngành nghề của địa phương mình, thơng qua đó chính quyền kêu gọi người dân tham gia, đồng thời mở các lớp đào tạo nghề này cho các hộ dân, nhằm giải quyết tình trạng thiếu việc làm, đồng thời gia tăng thu nhập cho người dân.

Nhanh chóng đưa khu chợ trung tâm vào hoạt động, điều này gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế người dân cũng như ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của họ. Khi khu chợ chưa đi vào hoạt động dẫn đến thiếu thốn về nguồn cung lương thực thực phẩm, tạo nên cụm buôn bán tự phát, điều này làm giá cả tăng cao so với thị trường. Đồng thời, việc hình thành khu chợ góp phần đẩy mạnh tạo cơng ăn việc làm cho các hộ gia đình.

Các cấp chính quyền cần vận động người dân tham gia tích cực vào các tổ chức đồn thể trên địa bàn, cho họ thấy được sự quan trọng và lợi ích từ việc tham gia các tổ chức đó đó là tiếp cận được nhiều thông tin thiết thực và kịp thời hơn nhằm cải thiện đời sống kinh tế của người dân hơn.

Trong công tác quy hoạch, đền bù giải tỏa, tái định cư cần phải công khai, minh bạch hóa các chính sách của chính quyền. Chính điều này làm cho sự tin tưởng của người dân vào chính quyền càng cao, thơng qua chính sách đó họ có thể ổn định sinh kế của mình nhanh chóng. Song song đó, cần phải nâng cao vai trò

trách nhiệm của chính quyền trong việc hỗ trợ, tiếp nhận thông tin phản hồi của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sinh kế của các hộ dân bị ảnh hưởng từ dự án làm đường 991b trên địa bàn huyện tân thành, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)