CHƯƠNG 1 :T ỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Các phương pháp đánh giá kết quả điều trị chỉnh nha
1.5.1. Chỉ số PAR (Peer Assessment Rate)
Được thiết kế để đánh giá khách quan kết quả khớp cắn và sự thành công của điều trị. Chỉ sốPAR đáp ứng được các yêu cầu của một chỉ sốđểđánh giá
toàn diện sựthay đổi khớp cắn trong quá trình điều trị. Chỉ số này được ra đời
ở Anh 1982 do một nhóm chuyên gia nắn chỉnh răng có kinh nghiệm sau đó nó được ứng dụng rộng rãi ở Mỹ và trên thế giới [85]. Chỉ số PAR được chứng minh đơn giản, dễ thực hiện, có độ tin cậy cao giữa những lần đo và
giữa các cá nhân đo và vì vậy nó được cơng nhận là cơng cụ đánh giá khách
quan, có ý nghĩa khi so sánh các kết quả nghiên cứu khác nhau [85],[86],[87]. Do vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chỉ số PAR đểđánh giá kết quảđiều trị.
Chỉ số PAR gồm có các thành phần sau: Khấp khểnh phía trước(Phía trước
trên và phía trước dưới), khấp khểnh phía sau (Phía sau trên và phía sau
dưới), tương quan khớp cắn phía sau(Bên phải và trái), cắn chìa, cắn trùm và
lệch đường giữa.
Có hai cách tính chỉ số PAR
+ PAR khơng tính hệ số khó hay hệ số các thành phần.
Bảng 1.1: Hệ số các thành phần của khớp cắn của chỉ số PAR Thành phần Điểm Thành phần Điểm số Hệ số của PAR Hệ số của PAR (W)
Khấp khểnh vùng phía trước trên và dưới 1 1 Khấp khểnh vùng phía sau trên và dưới 1 1
Khớp cắn bên phải và trái 1 1
Cắn chìa 1 6
Cắn trùm 1 2
Đường giữa 1 4
Tổng số
Theo một số chuyên gia trong hội đồng chỉnh nha của Anh, các loại lệch lạc khác nhau có độ phức tạp hay độ khó khác nhautrong điều trị do đó nếu các thành phần đều có hệ số điểm bằng nhau thì khơng phản ánh được sự
phức tạp hay độ khó của từng trường hợp lâm sàng một, do vậy các thành phần lệch lạc khớp cắn cũng phải có hệ số khác nhau. Ví dụ: kiểm sốt khớp cắn sâu khó hơn điều trị làm đều các răng khấp khểnh chính vì thế khấp khểnh có hệ số 1 trong khi đó trong khi đó hệ số của cắn trùm là 2.
Bởi vậy PAR(W) phản ánh kết quả vàsự thay đổi khớp cắn sau điều trị
chính xác hơn so với PAR.
Ngược lại, khi xác định mối tương quan của các thành phần của chỉ số
PAR với nhau hoặc với PAR trước và sau điều trị, các lệch lạc thành phần có vai trị quan trọng như nhau nên khơng tính hệ số.
Điểm càng cao mức độ lệch lạc khớp cắn càng lớn.PAR < 5 điểm được coi khớp cắn lý tưởng, 5 điểm < PAR < 10 điểm khớp cắn được cho trong giới hạn bình thường.
1.5.2. VAS (Visual Analog Scale)
Lý do chính để bệnh nhânvẩu quyết địnhđiều trị nắn chỉnh răng là cải thiện thẩm mỹ giảm độ nhô của môi. Do vậy để đạt được được thẩm mỹ đẹp của bệnh nhân sau điều trị là việc vô cùng quan trọng trong nha khoa thẩm mỹ. Các chỉ số để đánh giá kết quả điều trị từ trước đến nay chỉ đánh giá kết quả về mặt khớp cắn nên không phản ánh sựthay đổi về mặt thẩm mỹ.
Đánh giá thẩm mỹ bằng trực quan mang tính cảm tính phụ thuộc rất nhiều vào con mắt của người đánh giá vì thế nó mang tính chủ quan theo cảm nhận từng cá nhân.Bên cạnh đó nó cịn phụ thuộc vào sự hiểu biết, tiêu chuẩn về cái đẹp, văn hóa, sự ảnh hưởng bởi nghề nghiệp…
VAS(Visual Analog Scale) là một công cụ dùng để đánh giá kết quả thẩm mỹ một cách khách quan[9],[88],[89]. Cảm nhận về thẩm mỹ của bệnh nhân
được đánh giá theo thang điểm tùy chọn, thường thang điểm 10 hay 100trên
ảnh chụp mặt nghiêng của bệnh nhân hay mặt nghiêng được vẽ trên phim sọ
nghiêng trước và sau điều trị.
Hình1.12: Đánh giá thẩm mỹ theo VAS
1.5.3. Sự thay đổi mô cứng, mô mềm
Sự thay đổi của môi cứng và mô mềm được thể hiện bởi sựthay đổi giá trị
của các sốđo trên phim sọnghiêng trước và sau điều trị[10],[11],[17],[31].
1.6. Sự thay đổi của răng, khớp cắn và mối tương quan của sự thay đổi mô mềm với sựthay đổi mô cứng