Các nguồn thải chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình nông nghiệp tích hợp biogas phù hợp cho hộ chăn nuôi trên địa bàn xã hiếu liêm (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.5. Các nguồn thải chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đang phát triển với tốc độ rất cao để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của con người. Bên cạnh nhiều mặt tích cực, ngành chăn ni đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng từ các chất thải mà chúng sinh ra. Bảo vệ mơi trường nói chung, mơi trường chăn ni nói riêng đang là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm.

Trong chăn ni có hai nguồn gây ô nhiễm nguồn nước, gồm:

- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân như tắm giặt, nấu nướng, vệ sinh,...với các thông số ô nhiễm đặc trưng BOD, TSS, N-tổng, N- NH4+, Coliform,...

- Nước thải chăn ni: phát sinh từ q trình vệ sinh chuồng trại, tắm vật ni, nước tiểu với các thành phần ô nhiễm đặc trưng gồm chất rắn lơ lửng, COD, BOD, TSS, N - tổng, N-NH4+, P – tổng, Coliform, vi sinh vật,...gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sinh vật sống khác nếu khơng được xử lý.

Hình 1.2. Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi

1.5.2. Các nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí

Trong hoạt động chăn ni, vấn đề ơ nhiễm khơng khí như phát tán khí thải gây mùi từ quá trình phân hủy phân động vật vào môi trường chứa nhiều H2S và NH3. Đặc biệt vấn đề nghiêm trọng hiện nay là phát thải khí nhà kính (KNK) làm ảnh hưởng ơ nhiễm khí quyển, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Nguồn khí nhà kính phát sinh chủ yếu từ hoạt động chăn nuôi như:

- Phát thải KNK do quản lý phân, sử dụng năng lượng chất đốt phục vụ sinh hoạt và hoạt động chăn nuôi: sử dụng chạy phát điện sưởi ấm,...

- Phát thải KNK do q trình tiêu hóa của gia súc, gia cầm.

- Khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn ni ví dụ như: loại hình chăn ni, hệ thống lưu trữ chất thải, mức độ thơng gió của hệ thống chuồng ni. Ngồi ra cịn phát sinh dựa trên yếu tố mơi trường: ban ngày phát thải khí nhiều hơn ban đêm.

Chất thải rắn (CTR) phát sinh trong chăn nuôi gồm:

- Phân động vật: là sản phẩm loại thải của ở gia súc, gia cầm được thải ra ngồi bằng đường tiêu hóa. Với thành phần giàu chất hữu cơ phân là sản phẩm dinh dưỡng tốt cho cây trồng hay sinh vật như cá, giun,...Thành phần hóa học của phân bao gồm: các chất hữu cơ protein, carbonhydrate, chất béo; các chất vơ cơ là các hợp chất khống; dư lượng thuốc kích thích tăng trưởng hay kháng sinh trong thức ăn bổ sung cho vật ni; các men tiêu hóa của bản thân gia súc.

- Thức ăn thừa, vật liệu lót chuồng có thành phần đa dạng gồm cám, bột ngũ cốc, bột cá, bột tơm, khống, chất bổ sung, các loại kháng sinh, chất hữu cơ (rau xanh, cỏ, rơm rạ), bao bố, vải vụn, gỗ,…

- Xác gia súc, gia cầm chết: là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi. Thường chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng là một nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác gia súc chết có thể bị phân hủy tạo nên các sản phẩm độc do vậy cần được thu gom và xử lý triệt để.

Hình 1.3. Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình nông nghiệp tích hợp biogas phù hợp cho hộ chăn nuôi trên địa bàn xã hiếu liêm (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)