Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XDCB TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM
2010 - 2014
4.2.1. Tích lũy đầu tư XDCB từ NSNN
Bảng 4.3: Tích lũy đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2010 - 2014
Đvt: Tỷ đồng Năm Tổng chi NSNN Tổng vốn đầu tư XDCB của NSNN Giá trị Tỷ lệ (%) 2010 4.885 493 10 2011 5.855 454 7,8 2012 5.927 1.301 21,9 2013 6.086 1.424 23,4 2014 6.165 1.480 24 Cộng 28.918 5.152 17,8
- 2014 chiếm tỷ lệ 17,8% trong tổng chi NSNN (UBND tỉnh Cà Mau, 2014). Năm 2011, thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ, vốn đầu tư XDCB của huyện mặc dù chỉ đạt 454 tỷ đồng nhưng chiếm đến 7,8% trên tổng chi NSNN. Các năm 2013, 2014 chi đầu tư XDCB trên tổng chi NSNN ở mức cao (năm 2013: 23,4%; năm 2014: 24%).
Nguyên nhân là do đặc thù của tỉnh Cà Mau có xuất phát điểm về kết cấu hạ tầng giao thông thấp, giai đoạn 2010 – 2014 được ưu tiên đầu tư nên tỷ lệ chi đầu tư XDCB chiếm tương đối trong tổng chi NSNN.
Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2010 – 2014
STT Nguồn vốn Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
1 Vốn Ngân sách Trung ương 13.880 48 2 Vốn Ngân sách địa phương 15.038 52
Tổng 28.918 100
Nguồn: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau, 2015
Trong tổng số chi đầu tư XDCB từ NSNN của huyện thì vốn từ Ngân sách Trung ương là 13.880 tỷ đồng, chiếm 48%; vốn từ ngân sách địa phương là 15.038 tỷ đồng, chiếm 52% (bảng 4.4)
4.2.2. Kết quả đầu tư XDCB giai đoạn 2010 - 2014
Giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh Cà Mau tập trung, ưu tiên vốn đầu tư cho cơng trình trọng điểm, nhằm từng bước hồn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và các trường học của Tỉnh và các huyện.
Trong giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã tập trung đầu tư và từng bước hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ tạo tiền đề thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh đã đưa vào sử dụng gần 100 cơng trình lớn nhỏ từ nguồn NSNN. Nói cách khác, đầu tư đã tạo điều kiện cho sản xuất và đời sống của người tăng lên rõ nét. Bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh khang trang. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, giao thông từ thành phố đến xã thuận lợi. Lưới điện quốc gia gần như được phủ kín. Tất cả các xã, phường thị trấn đều có trường mẫu giáo. Các trường xây dựng mới đều rất khang trang, hiện đại. Điều kiện khám và chữa bệnh cải thiện hơn. Trình độ văn hố và sức khoẻ người dân tăng. Đa số các địa bàn trong tỉnh đều kết nối với hệ thống viễn
thơng, mạng truyền hình quốc gia. Tóm lại phần lớn các cơng trình đưa vào sử dụng từng bước đã phát huy được hiệu quả.
Trong giai đoạn 2010 - 2014, phần lớn nguồn vốn đầu tư XDCB được phân bổ cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được một số kết quả chủ yếu như sau:
Các công trình nơng nghiệp và thủy lợi: Các cơng trình này có ý nghĩa quan trọng vì trong thời gian gần đây, tình hình xâm nhập mặn ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn do biến đổi khí hậu - nước biển dâng diễn ra phức tạp, những cơng trình này sẽ góp phần ngăn triều cường, giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu tới sản xuất và đời sống người dân. Hệ thống thủy lợi đã được hình thành rộng khắp trên địa bàn các huyện trong tỉnh, đảm bảo phục vụ cho trên 80% diện tích ni trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp các huyện. Các vùng trọng điểm rau, màu của các huyện đã đảm bảo các cơng trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, góp phần làm tăng năng suất. Đã kiên cố hố, hồn thiện hạ tầng hệ thống thuỷ lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất đạt được hiệu quả cao.
Các cơng trình giao thơng: Hiện nay 100% các tuyến đường đến trung tâm huyện và xã đã được trải nhựa, hầu hết đường nông thôn, khu dân cư của các xã đã được bê tơng hố. Tạo điều kiện tốt cho việc đi lại sinh hoạt và giao lưu buôn bán giữa các xã trên địa bàn huyện. Kết quả đầu tư các dự án giao thông đã tạo ra vị thế vô cùng thuận lợi và hấp dẫn cho đầu tư tại các huyện trong tỉnh, cải thiện hoàn thành việc vận tải, lưu thơng hàng hố, rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các địa phương, tạo sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng. Các dự án giao thông trọng điểm như: Đường ô tô được mở rộng nâng cấp đi về trung tâm các huyện, các xã đã được hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2013. Đường quốc lộ 1A đã kết nối với đường giao thông liên huyện về đến mũi Cà Mau, hoàn thành trong năm 2014. Các tuyến quốc lộ 63 về Vĩnh Thuận Kiên Giang, đường Vành Đai nối Cà Mau và huyện An Minh Kiên Giang đã đưa vào hoạt động,… các tuyến tỉnh lộ khác được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN như: Lộ bê tông từ trung tâm các huyện về các xã. Các tuyến đường liên xã trên địa bàn các huyện đã và đang triển khai. Các cơng trình hạ tầng giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư như các chương
Các cơng trình Giáo dục – đào tạo: thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, trang thiết bị phòng học với tổng số tiền đầu tư giai đoạn 2010 – 2014 là 965 tỷ đồng, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh. Một số cơng trình tiêu biểu như Trường Cao Đẳng cộng đồng, Cao đẳng Sư phạm, các trường phổ thông, trung học cơ sở và Tiểu học.
Cơng trình trụ sở các cơ quan nhà nước: xây dựng, cải tạo nâng cấp trụ sở làm việc các cơ quan đảng, cơ quan quản lý nhà nước và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao điều kiện làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Cơng trình y tế: đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, Bệnh viện đa khoa các huyện, cải tạo trạm y tế các xã nhằm đáp ứng nhu cầu chữa bệnh tại chỗ của người dân, tránh hiện tượng quá tải bệnh viện tuyến huyện và tỉnh.
Các cơng trình văn hố, du lịch - dịch vụ, thể thao, môi trường: cải thiện vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh, huyện, xây dựng cảnh quan đơ thị, mơi trường sạch đẹp. Một số cơng trình tiêu biểu như: khu Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá Nhà Thể, Khu Căn cứ Xẻo Đước, Nâng cấp các khu tưởng niệm di tích Bác Hồ, Di tích Bến Vàm Lũng, Di tích khởi nghĩa Hịn Khoai; Cơng trình Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Cà Mau, đài truyền hình, truyền thanh các huyện phục vụ cho các phong trào thể dục thể thao, thông tin của toàn huyện và nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.
Tuy nhiên, vẫn cịn một số dự án, cơng trình chậm tiến độ, nguyên nhân chủ yếu do vướng giải phóng mặt bằng, năng lực một số đơn vị tư vấn thiết kế và đơn vị thi cơng cịn hạn chế, cơ quan chun mơn tham mưu quản lý dự án, cơng trình có lúc chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ được giao, nền đất mặt đường yếu…
4.2.3. Đánh giá chung
4.2.3.1. Năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong XDCB
Các quy định hiện hành phân cấp mạnh cho chủ đầu tư, chỉ phù hợp với các chủ đầu tư là các Bộ có xây dựng chuyên ngành, các Tổng cơng ty và Tập đồn nhà nước, không phù hợp với thực tế địa phương. Trách nhiệm của chủ đầu tư rất lớn nhưng quy định điều kiện năng lực của chủ đầu tư, Ban QLDA chưa được đề cập
tương xứng; sau khi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vấn đề quản lý Nhà nước các bước tiếp theo hầu như bị buông lỏng do chủ đầu tư tự thực hiện và phê duyệt.
Năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư rất hạn chế, mọi thủ tục đều giao phó cho doanh nghiệp xây lắp và tư vấn thực hiện. Doanh nghiệp đứng ra xin chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền; chọn giúp tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế; bố trí đấu thầu hình thức; tìm chọn tư vấn xét thầu; ứng vốn bồi thường GPMB; tìm chọn tư vấn giám sát và thực hiện các thủ tục thanh quyết toán; Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Chủ đầu tư không thành lập Ban Quản lý dự án (hay thuê tư vấn quản lý dự án) hoặc có thành lập nhưng khơng đủ điều kiện theo quy định; không thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư; không quản lý được chất lượng thi công xây lắp của nhà thầu và chất lượng giám sát của tư vấn. Một số ban quản lý dự án chuyên trách được lập ra nhưng năng lực hạn chế, hoạt động kém hiệu quả.
Công tác giám sát đánh giá đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Thời gian qua, một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án vẫn không thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) và đột xuất.
Cơng tác giám sát cộng đồng có vai trị rất quan trọng nhưng chưa được coi trọng đúng mức, hầu như không phát huy được hiệu quả.
Công tác quản lý nguồn tài nguyên và mơi trường cịn yếu, việc quản lý và xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất tôm giống gây ô nhiễm môi trường kéo dài nhiều năm vẫn chưa được khắc phục.
4.2.3.2. Phân bổ nguồn vốn đầu tư
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 - 2014, cùng với sự phát huy tác dụng của các cơng trình xây dựng của những năm trước đó đã tạo ra một cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thơng, hệ thống cơng trình cơng cộng tương đối hoàn chỉnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cho thấy đầu tư XDCB đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Cà Mau tạo tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ tiến
Nguồn vốn đầu tư tập trung cho xây dựng cơ bản phân bổ chủ yếu cho các khu vực thành thị (chủ yếu tập trung tại thành phố và các thị trấn của các huyện). Những năm tới tỉnh cần có một tỷ lệ vốn đầu tư phân bổ cho các xã, đặc biệt là các xã cịn nhiều khó khăn để hồn thiện hơn nữa một hệ thống liên thơn, liên xã đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế giữa các vùng trên địa bàn.
Tuy nhiên, tính đồng bộ của các cơng trình xây dựng, giao thông luôn là vấn đề bức xúc đối với tất cả các tỉnh nói chung và đối với cả tỉnh Cà Mau nói riêng.
4.3. HIỆU QUẢ VÀ SỬ DỤNG VỐN XDCB 4.3.1. Tiến độ giải ngân vốn XDCB từ NSNN 4.3.1.1. Giải ngân vốn XDCB năm 2010
Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu các dự án đầu tư xây dựng trụ sở liên cơ quan khu hành chính tỉnh với kế hoạch vốn là 120,9 tỷ đồng. Vốn ngân sách tỉnh có 120 hạng mục cơng trình với tổng dự toán là 423 tỷ đồng. Vốn trái phiếu chính phủ đầu tư các tuyến đường ơ tơ về trung tâm các xã, thị trấn với 35 dự án, tổng dự toán là 3.386,7 tỷ đồng. Vốn ngân sách tỉnh xây dựng 1.562 cây cầu giao thơng nơng thơn với tổng dự tốn là 1.221,4 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư XDCB kế hoạch năm 2010 là 592 tỷ đồng, thực hiện 493 tỷ đồng, đạt 83,2% kế hoạch.
4.3.1.2. Giải ngân vốn XDCB năm 2011
Một số cơng trình trọng điểm được khởi công như: Các tuyến đường quốc lộ 1A, Đường ô tô đến trung tâm các huyện; các xã; Các tuyến đường trung tâm hành chính các huyện; Cơng trình dân dụng: Trụ sở UBND các xã; Trạm y tế xã Tân Ân; Trường Phổ thông, trung học cơ sở, Tiểu học.
Thực hiện Nghị quyết 11/2011/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chề lạm phát, UBND tỉnh đã rà sốt, bố trí lại việc đầu tư xây dựng và mức vốn đầu tư một số danh mục cơng trình. Qua điều chỉnh vốn đầu tư xây dựng cơ bản lần 1 là 1124 cơng trình (giảm 58 cơng trình so với trước khi điều chỉnh, trong đó chuyển tiếp 22 cơng trình, khơng thực hiện 36 cơng trình); Đồng thời tiếp nhận 48 hồ sơ quyết tốn cơng trình, trong đó đã phê duyệt quyết tốn hồn thành 21 cơng trình.
Tổng vốn đầu tư XDCB kế hoạch năm 2011 là 532 tỷ đồng, giải ngân 454 tỷ đồng, đạt 85,3% kế hoạch.
4.3.1.3. Giải ngân vốn XDCB năm 2012
Một số cơng trình trọng điểm như: Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ 63, Quản lộ Phụng Hiệp, đường giao thông nông thôn, lộ bê tông, lộ đất đen ở các huyện, cơng trình dân dụng: Xây dựng nhà tạm giam công an tỉnh, xây dựng các Trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Tổng vốn đầu tư XDCB kế hoạch năm 2012 là 1.422 tỷ đồng, giải ngân 1.301 tỷ đồng, đạt 91,5% kế hoạch.
4.3.1.4. Giải ngân vốn XDCB năm 2013
Các cơng trình trọng điểm tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ như: đường ô tô về trung tâm các huyện, dường vành đai; nhà công vụ giáo viên; các phòng, khoa chuyên môn (kết cấu tiền chế) thuộc Bệnh viện Đa khoa các huyện; xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện; đường giao thông nông thôn; nhà sinh hoạt văn hóa - khu thể thao ấp… Giao thơng nơng thơn: Hồn thành kế hoạch (bao gồm cơng trình nạo vét thủy lợi kết hợp với xây dựng giao thông nông thôn).
Tổng vốn đầu tư XDCB kế hoạch năm 2013 là 1.480 tỷ đồng, giải ngân 1.424 tỷ đồng, đạt 96,2% so với kế hoạch.
4.3.1.5. Giải ngân vốn XDCB năm 2014
Trên cơ sở danh mục cơng trình đã được phê duyệt ngay từ đầu năm và kế hoạch vốn của cấp trên phân bổ, tỉnh đã kịp thời phân bổ vốn, tạo điều kiện cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi cơng các dự án, cơng trình: Đã hồn thành và đưa vào sử dụng đường vành đai, nâng cấp hoàn thành quốc lộ 63, Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, xã, khu Di tích Bến Vàm Lũng, khu căn cứ Tỉnh ủy, đường ô tô đến trung tâm xã Tam Giang Tây; đang thi công tuyến đường ô tô đến trung tâm các xã.
Tổng vốn đầu tư XDCB kế hoạch năm 2014 là 1.512 tỷ đồng, giải ngân 1.480 tỷ đồng, đạt 97,8% so với kế hoạch.
BIỂU ĐỒ TỶ LỆ GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ XDCB 83.2 85.3 91.5 96.2 97.8 80 85 90 95 100 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thời gian T ỷ lệ phần trăm
Hình 4.3: Tỷ lệ giải ngân (%) vốn XDCB từ NSNN tỉnh Cà Mau 2010 - 2014
Nguồn: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau, 2015
Hình 4-3 cho thấy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Cà Mau hàng năm ở mức rất cao và tăng dần theo thời gian, từ mức 83,2% năm 2010 lên mức 97,8% năm 2014.
4.3.2. Thất thốt, lãng phí trong đầu tư XDCB
4.3.2.1. Thất thốt lãng phí trong khâu xác định chủ trương đầu tư
Hầu hết các dự án đầu tư đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch chung, nhưng trên thực tế có trường hợp khơng có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa hợp lý phải điều chỉnh lại, hoặc trong q trình lập dự án do khảo sát khơng kỹ, lựa chọn địa điểm, cơng nghệ chưa thích hợp, đầu tư khơng đồng bộ giữa các hạng mục, xác định quy mơ xây dựng cơng trình vượt quá nhu cầu sử dụng dẫn đến thất thốt, lãng phí vốn ngân sách nhà nước Nguyên nhân dẫn đến quyết định chủ trương sai một phần do trình độ, nhận thức, quan điểm của người có thẩm quyền chưa đủ tầm, một phần do công tác kiểm định của cơ quan chuyên môn tham mưu