Các nghiên cứu về cây sói rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính an toàn và tác dụng kháng u sarcoma 180 của cốm cây sói rừng sarcandra glabra (thunb ) nakai trên thực nghiệm (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. TỔNG QUAN VỀ CÂY SÓI RỪNG

1.4.4. Các nghiên cứu về cây sói rừng

1.4.4.1. Trên thế giới

Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ, Nhật trong thời gian gần đây về cây thuốc này cho thấy thành phần hóa học của cây

Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai là sesquiterpen, coumarin, flavonoid, triterpenoid, saponin, caroten, chất béo, polysaccharide. Trong đó saponin, coumarin, sesquiterpen và flavonoid là các nhóm chất chính [103], [104], [105], [106], [107], [108], [109].

Các nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, chống virus, chống viêm, chống u, ức chế giảm bạch cầu và tiểu cầu, nâng cao sức đề kháng [110], [111], [10], [112], [113].

ức chế sự phát triển các dòng tế bào ung thư người Hep-A549, HCT-29, BGC-823 [114], [115].

Nghiên cứu về tác dụng kháng u, Wen J và cộng sự (2003) đã sử dụng dịch chiết Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai tiêm cho chuột được cấy ghép tế bào ung thư gan Hep-A22 đồng thời cũng quan sát tác dụng của dịch chiết trên sự phát triển in vitro của dòng tế bào này. Kết quả cho thấy dịch chiết đã làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư Hep-A22 cả trên in vitro và in vivo [116].

Năm 2014, Triệu Ích tiêm dịch chiết sói rừng cho chuột mang khối u rắn Hep-H22 với các liều 1,5g/kg thể trọng, 3g/kg thể trọng. So sánh với nhóm chuột được tiêm 5-Fluorouracil và nhóm được tiêm phối hợp 5-Fluorouracil với sói rừng thấy tỷ lệ ức chế khối u là 26,84% ở lơ chuột tiêm sói rừng liều thấp; 44,74% ở lơ tiêm sói rừng liều cao; 30,70% ở lơ tiêm 5-Fluorouracil và 58,39% ở lô tiêm kết hợp cả 2 loại thuốc [117].

Các tác giả Kang M, Tang A và cộng sự khi dùng dịch chiết sói rừng cho chuột “nude” cấy dịng tế bào gây ung thư biểu mơ mũi - họng người thấy dịch này có tác dụng ngăn cản sự phát triển khối u in vivo do làm ngừng chu kỳ tế bào ở pha G1. Đồng thời, tỷ lệ biểu hiện Bax – là gen tạo điều kiện cho chết tế bào theo chương trình cũng tăng lên so với nhóm đối chứng [118],[119].

Trong một nghiên cứu khác của Zhenzhen Z, chất SGP-2, một polysaccharide chiết xuất từ Sacandra glabra đã ức chế sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư MG-63 trên in vitro [120]. Các kết quả nghiên cứu trên đã tạo tiền đề xây dựng cơ sở khoa học cho những nghiên cứu chống ung thư tiếp theo của các thành phần có hoạt tính sinh học trong cây sói rừng [121].

Đồng thời với nghiên cứu ức chế sự phát triển các tế bào u, các nhà khoa học cịn tìm hiểu tác dụng lên hệ miễn dịch của cây sói rừng. Theo các tác giả He R. (2009) và Sun W. (2015) về tác dụng của dịch chiết

Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai lên hệ miễn dịch của chuột thì dịch chiết có liên quan tới sự cân bằng của tế bào T, làm tăng phần trăm diệt tự nhiên và hiệu quả bảo vệ theo kiểu miễn dịch ở chuột bị ung thư thông qua sự cải thiện tỉ lệ và số lượng tế bào miễn dịch, tăng trọng lượng lách, tuyến ức và tăng số lượng bạch cầu [122],[123].

Trong một thí nghiệm của tác giả Từ Quốc Lượng và cộng sự (2005), dịch chiết phân đoạn cây sói rừng làm tăng trọng lượng lách, tuyến ức và số lượng tiểu cầu trên chuột xuất huyết giảm tiểu cầu [124]. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây sói rừng trên điều trị giảm tiểu cầu do hóa trị liệu, Chen S. và cộng sự (2009) tiêm Cytoxan liều 15mg/kg thể trọng kết hợp với dịch chiết sói rừng liều 36mg/kg thể trọng cho chuột cấy truyền tế bào ung thư S-180. Kết quả cho thấy khi phối hợp tiêm Cytoxan và dịch chiết sói rừng không những làm tăng tỷ lệ ức chế sự phát triển khối u mà còn ngăn ngừa sự giảm tiểu cầu và tế bào lympho do Cytoxan [125].

Trên các bệnh nhân ung thư biểu mô mũi họng, điều trị tia xạ kết hợp uống cao Sói rừng đã làm giảm được một số tác dụng phụ do tia xạ so với chỉ tia xạ đơn thuần [126].

1.4.4.2. Tại Việt Nam

Các nghiên cứu trong nước về cây sói rừng chưa có nhiều.

Trong nghiên cứu của Mai Thị Hải Yến (2010), khi dùng cao Sói rừng với liều 5g và 10g dược liệu /kg thể trọng chuột có tác dụng giảm trọng lượng u hạt thực nghiệm rõ rệt trên mơ hình gây u hạt thực nghiệm bằng amian. Với liều 10g dược liệu/kg thể trọng chuột có tác dụng giảm đau trong 15 phút trên

mơ hình gây đau thực nghiệm bằng acid acetic [127].

Còn tác giả Đỗ Thị Oanh (2010) khi nghiên cứu trên mơ hình gây tổn thương gan bằng paracetamol liều cao nhận thấy cao Sói rừng có tác dụng làm giảm hoạt độ ALT, AST, làm giảm nồng độ MDA dịch đồng thể tế bào gan chuột và có tác dụng hạn chế tổn thương trên giải phẫu bệnh lý [128].

Nhìn chung, cho đến nay, các nghiên cứu về cây sói rừng tập trung chủ yếu về tác dụng kháng u và tăng các tế bào miễn dịch trên in vitro và in vivo. Ngoài ra, cũng chỉ tập trung nghiên cứu vào dịch chiết thơ mà rất ít nghiên cứu tách chiết và phân lập hoạt chất, do đó khó có thể nói thành phần nào chịu trách nhiệm chính cho tác dụng này.

CHƯƠNG 2

CHT LIU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CHT LIU NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính an toàn và tác dụng kháng u sarcoma 180 của cốm cây sói rừng sarcandra glabra (thunb ) nakai trên thực nghiệm (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)