1 .Giới thiệu
5. Kết luận
5.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính
Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là các lý thuyết tài chính quan trọng nhất về chính sách cổ tức của doanh nghiệp, khởi đầu là lý thuyết về chi phí đại diện của Jensen và Meckling (1976), lý thuyết tín hiệu. Ngồi ra bài nghiên cứu cũng tìm hiểu kết quả các ngiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả trên thế giới về cơ cấu sở hữu và chính sách cổ tức của cơng ty. Từ đó tạo cơ sở thực nghiệm để tiến hành đối chiếu và
so sánh kết quả nghiên cứu khi áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011.
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ cơ cấu sở hữu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên SGD chứng khốn TP. Hồ Chí Minh được đánh giá và kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đối với chính sách cổ tức của cơng ty. Kết quả kiểm định giả thuyết chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa tỷ lệ chia cổ tức và tỷ lệ cơ cấu sở hữu. Điều đó cho thấy rằng cơ cấu sở hữu đóng vai trị quan trọng trong chính sách cổ tức của cơng ty trong việc giảm thiểu các vấn đề về chi phí đại diện. Cụ thể kết quả cho thấy các cơng ty Việt Nam có cơ cấu sở hữu tập trung cao và chủ yếu thuộc sở hữu của các tổ chức, so với một cá nhân, thì các cổ đơng lớn có nhiều khả năng để chi trả cổ tức và việc các cổ đơng lớn có tỷ lệ nắm giữ trên 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết có quan hệ cùng chiều với mức chi trả cổ tức. Kết quả này cũng chỉ ra rằng, đối với đa số các công ty cổ phần ở thị trường chứng khốn Việt Nam thì phần vốn góp của cổ đơng Nhà nước có tác động đáng kể đến các quyết định chia cổ tức khi cổ phần của nhóm này trong cơng ty chiếm tỉ lệ cao. Ngồi ra, kết quả cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều của nhóm sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách cổ tức, mối quan hệ này có thể được lý giải rằng: khẩu vị đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi đối với chứng khốn Việt Nam mang tính đầu tư cao, họ kì vọng vào kế hoạch kinh doanh lâu dài của cơng ty, thay vì sử dụng dịng tiền tự do cho mục đích chi trả cổ tức thì kết quả cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được tiếp tục tái đầu tư nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, kết quả khơng tìm thấy mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu của nhà đầu tư cá nhân và tỷ lệ chia cổ tức. Điều này có thể được lí giải rằng với nhóm này, việc tập trung quyền sở hữu khơng có tính gắn kết cao và quyết định của nhóm này đối với chính sách cổ tức bị phân phối và ảnh hưởng bởi nhóm cổ đơng tổ chức. Như vậy, so với nhóm sở hữu cá nhân thì nhóm sở hữu tổ chức có quyết định đến tỷ lệ chia cổ tức,
thơng qua đó, cổ đơng là tổ chức có thể thực hiện được vai trị giám sát hiệu quả đối với công ty. Phát hiện này là phù hợp với nghiên cứu của các công ty Nhật trên thị trường chứng khoán Tokyo, với các nghiên cứu của Harada và Nguyen (2011), Khan (2006), Yordying Thanatawee (2012). Bên cạnh đó, kiểm định giả thuyết nghiên cứu còn thu được các kết quả khác như sau:
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ chia cổ tức của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn mẫu nghiên cứu.
- Nhân tố dòng tiền tự do và tuổi của công ty lại không tìm thấy có một mối quan hệ có ý nghĩa với chính sách cổ tức của các cơng ty Việt Nam trong giai đoạn mẫu nghiên cứu.
- Qui mơ cơng ty có mối quan hệ cùng chiều với quyết định chia cổ tức. Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết và các nghiên cứu của Eddy and Seifert (1988), Jensen et al. (1992), Redding (1997), Fama and French (2000), Holder et al. (1998) cho rằng so với các công ty nhỏ hơn, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực lớn mạnh hơn, có dịng tiền tự do cao hơn, và có nhiều khả năng để chi trả cổ tức cao hơn.
- Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chia cổ tức. Như vậy, mối quan hệ ngược chiều giữa cơ hội tăng trưởng và chính sách cổ tức mâu thuẫn với những phát hiện của Fama và French (2002), Jensen et al. (1992) cho rằng các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao hơn có nhiều khả năng giữ lại tiền mặt cho các khoản đầu tư trong tương lai.
- Tỷ lệ địn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ chia cổ tức. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó, ví dụ của Fama và Frech (2002), Jensen et al.(1992), DeAngelo et al. (2006), Denis và Osobov (2008) và Thanatawee (2011) cho rằng: khi các doanh nghiệp có nợ cao hơn thì khả năng tài chính bị hạn chế và ít có khả năng chi trả cổ tức hơn.
- Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chia cổ tức. Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết của DeAngelo, DeAngelo và Stulz (2006), Denis và Osobov (2008), tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu có một mối quan hệ cùng chiều với chính sách cổ tức của các cơng ty ở các nước phát triển.