CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về TP Cần Thơ
3.1.4 Tiềm năng kinh tế
Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ước đạt 1.819 USD. Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thương mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện được 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện được 12.433 tỉ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thương mại ước thực hiện được 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện được 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện được 16.770 tỉ đồng.
Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp được đầu tư phát triển mạnh như: chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y - thủy sản dùng trong nông nghiệp, bia, tân dược, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện,... việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp có cơng nghệ, thiết bị hiện đại, cịn nhiều doanh nghiệp cơng nghiệp có qui mơ nhỏ, thiết bị sản xuất giản đơn, công nghệ chậm đổi mới, năng lực cạnh tranh còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
Cần Thơ có tiềm năng để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hố, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch theo
quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng của khách du lịch trong và ngồi nước.
Ngành xây dựng phát triển nhanh cùng với q trình đơ thị hóa; giá trị sản xuất tăng bình quân 18,3%, giá trị tăng thêm tăng bình quân 14,7%, chiếm tỷ trọng 5,05% trong GDP. Nhiều cơng trình qui mô lớn, chất lượng cao được đưa vào sử dụng như: cầu Cần Thơ, cảng hàng không Cần Thơ, cảng Cái Cui; các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới, trụ sở làm việc các cơ quan chính trị, hành chính, cơng an, qn sự các cấp, các cơng trình hạ tầng đơ thị được hình thành, góp phần đổi mới diện mạo thành phố.
Thị trường nội địa được quan tâm mở rộng, kết cấu hạ tầng thương mại được đầu tư xây dựng, góp phần tăng thêm năng lực bán bn, bán lẻ hàng hóa trên địa bàn và bước đầu thể hiện vai trò tổng đại lý, phân phối hàng hóa cho tồn vùng ở cả thành thị và nông thôn. Mạng lưới kinh doanh được mở rộng, trên địa bàn hiện có 102 chợ (3 chợ loại I, 11 chợ loại II, 88 chợ loại III), tăng 14 chợ so năm 2005; trên 10 siêu thị bán buôn, bán lẻ đang hoạt động hiệu quả; ngồi ra, cịn mở ra các kênh phân phối đa dạng, hiện đại như: cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, chợ đêm,… Nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới được hình thành như: dịch vụ kinh doanh bất động sản, dịch vụ kho vận, thông tin, truyền thơng,… phát triển khá tốt.
Cần Thơ có khoảng 1.000 ha mặt nước ni trồng thuỷ sản, thích hợp với ni thuỷ sản nước ngọt, tập trung đầu tư khai thác nuôi thuỷ sản nước ngọt để trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nơng nghiệp của tỉnh. Thời kỳ 2001 - 2005, dự kiến đầu tư khai thác ít nhất 40.000 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, sản lượng nuôi trên 60.000 tấn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khai thác tối đa năng lực chế biến, nâng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
Thành phố Cần Thơ đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế tự nhiên, sinh thái trồng cây ăn quả, tập trung vào các loại cây chủ lực như xoài, bưởi, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, măng cụt, cam, quýt sạch bệnh. Các quận, huyện của thành phố có thể tập trung đầu tư kinh tế vườn kết hợp với khai thác du lịch thành thế mạnh gồm Ơ Mơn, vùng ven và các cồn của thành phố Cần Thơ.
Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nơng nghiệp, thủy sản mà cịn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ.
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển dựa trên nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ. Cần Thơ đầu tư tập trung công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghiệp hiện đại để chế biến nông sản phẩm, trong đó chú trọng cơng
nghiệp sau thu hoạch. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư.