CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY
4.3.2. Thảo luận kết quả hồi quy
Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra thái độ đối với ung thƣ cổ tử cung và đối với việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung có ảnh hƣởng tích cực đến việc tiêm phịng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung là tƣơng đồng với các nghiên cứu của Ajzen (1991), Songthap và cộng sự (2012), Lee và cộng sự (2014) Chiang và cộng sự (2016). Có thể nhận thấy, khi một ngƣời có nhận thức rằng HPV là một vấn đề nghiêm trọng và việc nhiễm HPV có khả năng cao dẫn đến bị ung thƣ cổ tử cung, cũng nhƣ nhận thức rằng ung thƣ cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm thì nhiều khả năng họ sẽ đƣa ra quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung cao hơn so với những ngƣời khác. Ngoài ra, nếu họ có nhận thức, thái độ tích cực về việc tiêm phòng nhƣ cho rằng việc tiêm phịng khơng là cái cớ để dẫn đến gia tăng hành vi tình dục khơng an toàn, hay cảm nhận bản thân có đầy đủ thơng tin liên quan đến tiêm phòng ung thƣ cổ tử cung, tự chịu trách nhiệm về hành động của mình thì nhiều khả năng sẽ đƣa ra quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung cao hơn so với những ngƣời khác.
Bên cạnh đó, việc kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động từ phía ngƣời thân, bạn bè và bác sĩ có ảnh hƣởng tích cực đến quyết định tiêm phịng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung cũng là tƣơng đồng với kết quả của các nghiên cứu Ajzen (1991), Kwan và cộng sự (2008), Lee và cộng sự (2014), Chiang và cộng sự (2016) và phù hợp với thực tế. Khi ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, bác sĩ hoặc chuyên gia y tế đƣa ra lời khuyên nên tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung, bản thân ngƣời bị tác động sẽ tin tƣởng vào những lời khuyên này, do đó khả năng họ đƣa ra quyết định tiêm phịng sẽ cao hơn so với những ngƣời khơng nhận đƣợc lời khuyên từ gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ của họ. Khơng những vậy, một khi những đối tƣợng kể trên đƣa ra lời khuyền nên tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung thì bản thân những đối tƣợng này cũng thƣờng tạo điều kiện về vật chất, tinh thần, thời gian để thực hiện hành vi tiêm phịng này. Chính vì vậy, tác động từ những đối tƣợng này sẽ
có ảnh hƣởng tích cực đến việc đƣa ra quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung.
Ngoài ra, việc kiến thức có ảnh hƣởng tích cực đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung cũng là hoàn tồn hợp lý. Trên thực tế, khi có hiểu biết về HPV, hiểu biết về căn bệnh ung thƣ cổ tử cung, cách thức phòng bệnh nhờ vào tiêm phòng và nhận biết đƣợc lợi ích của việc tiêm phịng mang lại thì khả năng đƣa ra quyết định tiêm phịng sẽ cao hơn. Thơng qua các câu hỏi đo lƣờng kiến thức việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung, có thể thấy đƣợc những ngƣời biết đƣợc thời điểm thích hợp để tiêm phòng, biết đƣợc mức độ tƣơng đối về ảnh hƣởng của vắc xin, tức là khơng địi hỏi vắc xin phải hiệu nghiệm 100% thì khả năng đƣa ra quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung sẽ cao hơn. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả Songthap và cộng sự (2012), Lee và cộng sự (2014), Chiang và cộng sự (2016).
Ngoài kiến thức, thái độ và chuẩn chủ quan, đề tài đã chỉ ra thu nhập bình qn có ảnh hƣởng đến việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung cũng là tƣơng đồng với nghiên cứu của Chiang và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Nhƣ Tú và cộng sự (2017). Bởi hiện tại, chi phí cho việc tiêm phịng ung thƣ cổ tử cung ở Việt Nam dao động khoảng 3 triệu đồng (3 mũi vắc xin Cervarix) đến 4 triệu đồng (3 mũi vắc xin Gardasil) và theo kết quả nghiên cứu của Chiang và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Nhƣ Tú và cộng sự (2017) thì chi phí tiêm phịng cũng là một rào cản khi đƣa ra quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Việc có thu nhập bình quân cao sẽ làm giảm rào cản này, từ đó dễ đƣa ra quyết định tiêm phịng hơn. Bên cạnh đó, khi có thu nhập cao, ngƣời dân sẽ quan tâm và có điều kiện đầu tƣ cho sức khỏe nhiều hơn, chính vì vậy việc thu nhập có ảnh hƣởng đến tích cực quyết định tiêm phịng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung là phù hợp.