CẦN LÀM GÌ ĐỂ RƯỢU VIỆT NAM PHÁT TRIỂN.

Một phần của tài liệu công nghệ sản xuất rươu cognac (Trang 31 - 32)

XIV. Chiết rót sản phẩm rượu cognac:

CẦN LÀM GÌ ĐỂ RƯỢU VIỆT NAM PHÁT TRIỂN.

PHÁT TRIỂN.

hững nền ẩm thực lớn trên thế giới đều có “quốc tửu” của riêng mình. Nga có vodka, Anh có whisky, Pháp có vin, champagne, cognac…, và ở ngay cạnh ta, Trung Quốc, cũng có cả một nền văn hoá rượu. Còn Việt Nam ? khi văn hoá ẩm thực VN đang được chấp nhận trên thế giới thì tại sao không thể có những thương hiệu rượu VN ?. Những “thương hiệu” rượu Bàu Đá, Làng Vân… bán lẻ thường phải đi kèm với từ “chính hiệu” để thêm phần thuyết phục người tiêu dùng nhưng có “chính hiệu” không thì ngay cả người bán cũng chưa chắc biết.

N

Ẩm và thực là hai “chân” của một nền văn hoá ẩm thực. Thế nhưng văn hoá ẩm thực Việt Nam dường như chỉ mới bước ra thế giới bằng một chân “thực”. Rượu - tinh hoa của văn hoá Việt Nam, vẫn đang chờ người gõ cửa.

Chiến lược “quốc tửu” cần phải bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường một cách hệ thống, để xác định khách hàng mục tiêu. Như đã trình bày ở trên, ẩm và thực là hai “chân” của một nền văn hoá ẩm thực, rượu Việt Nam cần được đến với thế giới bằng con đường của văn hoá ẩm thực. Người tiêu dùng cần được biết những thông điệp văn hoá ẩn chứa trong sản phẩm mà họ sử dụng, marketing sẽ nhận lấy trọng trách này. Giá trị của văn hoá càng sâu sắc bao nhiêu, giá trị của sản phẩm càng cao bấy nhiêu.

Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ, dù có hơi muộn, cần phải xây dựng ngay một chiến lược nghiên cứu lịch sử văn hoá Việt Nam cùng sự phát triển của văn hoá ẩm thực để xây dựng một khái niệm “quốc tửu” cụ thể, rõ ràng:

- Nghiên cứu thị trường, xác định lại khách hàng mục tiêu, đầu tư vào marketing, chú trọng vào các giá trị văn hoá lịch sử nhằm chuyển tải thông điệp sản phẩm chia theo nhiều giai đoạn khác nhau, kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật ẩm thực Việt Nam.

- Tổ chức hiệp hội rượu mạnh nhằm quản lý chất lượng, bảo vệ quyền lợi các thương hiệu trong nước trong việc quảng cáo các giá trị văn hoá ẩm thực VN.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ RƯỢU VIỆT NAM PHÁT TRIỂN.

Với ngành rượu, thực tế còn khá ảm đạm, gần như chưa có sự chuẩn bị nào cho hội nhập khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đến nay các doanh nghiệp rượu của Việt Nam chưa có nổi một sản phẩm có tên tuổi, đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu rượu ngoại.

Nhận xét về ngành công nghiệp rượu, Bộ Công Nghiệp cho biết, ngành công nghiệp rượu hiện nay vẫn chưa phát triển, công nghệ, thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Năm 2004 cả nước có 72 đơn vị sản xuất rượu công nghiệp với công suất 103 triệu lít/năm, nhưng sản lượng chỉ đạt 76,3 triệu lít/năm, khai thác 74% công suất thiết kế. Trong khi đó, rượu nấu bằng phương pháp thủ công (có khoảng trên

300 cơ sở dân tự nấu rượu) chưa thể quản lý; rượu lậu, rượu giả trốn thuế chưa có biện pháp khả thi để ngăn chặn, càng gây khó khăn cho việc tiêu thụ rượu của các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp FDI do thương hiệu sản phẩm chưa thực sự mạnh, nên chỉ huy động được 17% công suất thiết kế.

Việc chuẩn bị cho hội nhập của ngành rượu hình như bây giờ mới bắt đầu. Hiệp hội Rượu bia và nước giải khát cho biết đang cùng với các cơ quan chức năng để xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu rượu dân tộc. Chính sách để quản lý và phát triển ngành công nghiệp đến nay cũng đang trong quá trình xây dựng.

Trong khi đó khi gia nhập WTO, thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu hiện đánh thuế theo độ cồn sẽ phải bãi bỏ và các loại rượu cùng chung một mức thuế, không biết khi đó rượu ngoại tràn vào, liệu rượu Việt Nam có thể tồn tại?

Một phần của tài liệu công nghệ sản xuất rươu cognac (Trang 31 - 32)